Ảnh chụp ông Lý Gia Thành (bên phải) và nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình được đăng trên trang web của quỹ Li Kashing Foundation, do ông Lý Gia Thành sáng lập - Ảnh: Li Ka Shing Foundation.
Theo Wall Street Journal, ngay từ năm 2011, Lý Gia Thành đã âm thầm bán bớt các bất động sản của ông ở Trung Quốc.
Rút vốn, chuyển trụ sở
Ngoài ra, ông cũng bán một số tài sản của mình ở Hồng Kông bao gồm cảng biển, trung tâm thương mại, cổ phần trong công ty kinh doanh điện.
Sau khi bán tài sản, vị tỷ phú nổi tiếng của Hồng Kông đã chuyển tiền đầu tư sang châu Âu, thông qua hai tập đoàn ông đang quản lý là Hutchison Whampoa và Cheung Kong Holdings.
Trong khoảng một năm rưỡi qua, Lý Gia Thành đã dành hơn 20 tỷ USD để mua cổ phần tại công ty viễn thông lớn thứ hai tại Anh, một công ty dược phẩm Hà Lan và một công ty sản xuất ôtô của Anh.
Ngoài ra, ông cũng sáp nhập công ty viễn thông Ý mà ông đang sở hữu với một công ty đối thủ có quy mô lớn hơn.
Tổng số tiền mà Lý Gia Thành đầu tư vào châu Âu trong hơn một năm qua đã cao hơn cả thập kỷ trước đó.
Cho đến năm 2014, lợi nhuận từ châu Âu chiếm 42% tổng lợi nhuận các tập đoàn của Lý Gia Thành. Tỷ lệ này đối với thị trường Trung Quốc giảm dần qua các năm, và đến năm ngoái chỉ còn 30%.
Theo 3 trợ lý thân cận với ông Lý, vị tỷ phú đã quyết định thay đổi danh mục đầu tư, bởi cho rằng thời kỳ tăng trưởng bùng nổ của Trung Quốc đã chấm dứt, với niềm tin ông sẽ kiếm được nhiều tiền hơn ở châu Âu.
Những năm 2010 - 2011, trong khi phần lớn nhà đầu tư trên thế giới vẫn cho rằng châu Âu với những nền kinh tế tăng trưởng kinh tế trì trệ không mang đến cơ hội kiếm tiền, thì ông Lý đã lên kế hoạch đổ tiền vào châu lục này.
Cho đến hiện tại, khi các thị trường thế giới chao đảo bởi những thông tin kinh tế từ Trung Quốc, giá cổ phiếu sụt giảm sâu và đồng nhân dân tệ không ngừng mất giá; hàng loạt nhà đầu tư mất tiền thì ông Lý đã tương đối an toàn.
Tạp chí Forbes tính toán tài sản của ông Lý hiện ở mức khoảng 24,8 tỷ USD. Bắt đầu kinh doanh tại Hồng Kông từ đầu thập niên 1950, ông sở hữu một “đế chế” các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ bất động sản cho đến viễn thông, cầu cảng, cơ sở hạ tầng cũng như bán lẻ và năng lượng.
Đáng chú ý, tháng 1/2015, ông Lý đã chuyển trụ sở đăng ký kinh doanh hai tập đoàn của ông từ Hồng Kông sang đảo Cayman.
Sau khi Đặng Tiểu Bình mở cửa kinh tế Trung Quốc cuối thập niên 1970, ông Lý là một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên vào thị trường này. Ông được cho là có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, theo giới quan sát chính trị Trung Quốc, quan hệ của ông với Tập Cận Bình - nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại - không được gần gũi như vậy.
“Không được để Lý Gia Thành ra đi”
Theo tờ South China Morning Post, phía truyền thông Trung Quốc dường như không mấy vui vẻ với những quyết định đầu tư gần đây của ông Lý.
Ngày 12/9, viện nghiên cứu Liêu Vương, một tổ chức phi lợi nhuận có mối liên hệ chặt chẽ với hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc, đã đăng bài viết với tựa đề: “Không được để Lý Gia Thành ra đi”.
Tác giả bài viết cho rằng ở Trung Quốc, quyền lực chính trị và ngành kinh doanh bất động sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, ông Lý không thể kinh doanh phát đạt nếu không nhận được sự trợ giúp từ chính trường.
Chính vì vậy, theo tác giả, ông Lý không nên đơn giản cứ muốn thì đi như vậy, và ông cần phải có “trách nhiệm” với Trung Quốc đại lục.
Bài viết ngay lập tức được lan truyền với tốc độ chóng mặt, và cũng đón nhận nhiều luồng dư luận trái chiều.
Ông Yu Fenghui, một nhà bình luận kinh tế nổi tiếng tại Trung Quốc, cho rằng quyết định của ông Lý chỉ thuần túy liên quan đến lợi ích kinh tế, nếu ông bị buộc phải ở lại Trung Quốc, những nhà đầu tư tiềm năng vào Trung Quốc sẽ hoảng sợ.
Quan điểm trên được giáo sư kinh tế Terence Chong Tai-leung tại Đại học Chinese University ủng hộ. Ông cho rằng việc ông Lý đầu tư vào châu Âu chỉ đơn giản là một chiến lược kinh doanh. Hàng hóa châu Âu hiện rẻ hơn so với Trung Quốc, bởi kinh tế châu Âu tăng trưởng yếu.
Báo Beijing News - trực thuộc cơ quan tuyên truyền của chính quyền thành phố Bắc Kinh - thì đăng bài bảo vệ quyết định của ông Lý, và cho rằng công chúng không nên suy luận quá nhiều.
Tác giả bài báo nhấn mạnh: “Việc ông Lý có tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc đại lục hay không, không nói lên điều gì về thực trạng của kinh tế Trung Quốc”. Bài báo sau đó được Nhân dân Nhật báo dẫn lại.
Ngoài ra, ông cũng bán một số tài sản của mình ở Hồng Kông bao gồm cảng biển, trung tâm thương mại, cổ phần trong công ty kinh doanh điện.
Sau khi bán tài sản, vị tỷ phú nổi tiếng của Hồng Kông đã chuyển tiền đầu tư sang châu Âu, thông qua hai tập đoàn ông đang quản lý là Hutchison Whampoa và Cheung Kong Holdings.
Trong khoảng một năm rưỡi qua, Lý Gia Thành đã dành hơn 20 tỷ USD để mua cổ phần tại công ty viễn thông lớn thứ hai tại Anh, một công ty dược phẩm Hà Lan và một công ty sản xuất ôtô của Anh.
Ngoài ra, ông cũng sáp nhập công ty viễn thông Ý mà ông đang sở hữu với một công ty đối thủ có quy mô lớn hơn.
Tổng số tiền mà Lý Gia Thành đầu tư vào châu Âu trong hơn một năm qua đã cao hơn cả thập kỷ trước đó.
Cho đến năm 2014, lợi nhuận từ châu Âu chiếm 42% tổng lợi nhuận các tập đoàn của Lý Gia Thành. Tỷ lệ này đối với thị trường Trung Quốc giảm dần qua các năm, và đến năm ngoái chỉ còn 30%.
Theo 3 trợ lý thân cận với ông Lý, vị tỷ phú đã quyết định thay đổi danh mục đầu tư, bởi cho rằng thời kỳ tăng trưởng bùng nổ của Trung Quốc đã chấm dứt, với niềm tin ông sẽ kiếm được nhiều tiền hơn ở châu Âu.
Những năm 2010 - 2011, trong khi phần lớn nhà đầu tư trên thế giới vẫn cho rằng châu Âu với những nền kinh tế tăng trưởng kinh tế trì trệ không mang đến cơ hội kiếm tiền, thì ông Lý đã lên kế hoạch đổ tiền vào châu lục này.
Cho đến hiện tại, khi các thị trường thế giới chao đảo bởi những thông tin kinh tế từ Trung Quốc, giá cổ phiếu sụt giảm sâu và đồng nhân dân tệ không ngừng mất giá; hàng loạt nhà đầu tư mất tiền thì ông Lý đã tương đối an toàn.
Tạp chí Forbes tính toán tài sản của ông Lý hiện ở mức khoảng 24,8 tỷ USD. Bắt đầu kinh doanh tại Hồng Kông từ đầu thập niên 1950, ông sở hữu một “đế chế” các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ bất động sản cho đến viễn thông, cầu cảng, cơ sở hạ tầng cũng như bán lẻ và năng lượng.
Đáng chú ý, tháng 1/2015, ông Lý đã chuyển trụ sở đăng ký kinh doanh hai tập đoàn của ông từ Hồng Kông sang đảo Cayman.
Sau khi Đặng Tiểu Bình mở cửa kinh tế Trung Quốc cuối thập niên 1970, ông Lý là một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên vào thị trường này. Ông được cho là có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, theo giới quan sát chính trị Trung Quốc, quan hệ của ông với Tập Cận Bình - nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại - không được gần gũi như vậy.
“Không được để Lý Gia Thành ra đi”
Theo tờ South China Morning Post, phía truyền thông Trung Quốc dường như không mấy vui vẻ với những quyết định đầu tư gần đây của ông Lý.
Ngày 12/9, viện nghiên cứu Liêu Vương, một tổ chức phi lợi nhuận có mối liên hệ chặt chẽ với hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc, đã đăng bài viết với tựa đề: “Không được để Lý Gia Thành ra đi”.
Tác giả bài viết cho rằng ở Trung Quốc, quyền lực chính trị và ngành kinh doanh bất động sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, ông Lý không thể kinh doanh phát đạt nếu không nhận được sự trợ giúp từ chính trường.
Chính vì vậy, theo tác giả, ông Lý không nên đơn giản cứ muốn thì đi như vậy, và ông cần phải có “trách nhiệm” với Trung Quốc đại lục.
Bài viết ngay lập tức được lan truyền với tốc độ chóng mặt, và cũng đón nhận nhiều luồng dư luận trái chiều.
Ông Yu Fenghui, một nhà bình luận kinh tế nổi tiếng tại Trung Quốc, cho rằng quyết định của ông Lý chỉ thuần túy liên quan đến lợi ích kinh tế, nếu ông bị buộc phải ở lại Trung Quốc, những nhà đầu tư tiềm năng vào Trung Quốc sẽ hoảng sợ.
Quan điểm trên được giáo sư kinh tế Terence Chong Tai-leung tại Đại học Chinese University ủng hộ. Ông cho rằng việc ông Lý đầu tư vào châu Âu chỉ đơn giản là một chiến lược kinh doanh. Hàng hóa châu Âu hiện rẻ hơn so với Trung Quốc, bởi kinh tế châu Âu tăng trưởng yếu.
Báo Beijing News - trực thuộc cơ quan tuyên truyền của chính quyền thành phố Bắc Kinh - thì đăng bài bảo vệ quyết định của ông Lý, và cho rằng công chúng không nên suy luận quá nhiều.
Tác giả bài báo nhấn mạnh: “Việc ông Lý có tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc đại lục hay không, không nói lên điều gì về thực trạng của kinh tế Trung Quốc”. Bài báo sau đó được Nhân dân Nhật báo dẫn lại.
Minh Tuấn
No comments:
Post a Comment