Nhân vật đó chính là thừa phát lại, tiếng Anh gọi là "process server", cũng mơ hồ khó hiểu không kém tiếng Việt. Dù sao "process server" không gây hiểu nhầm theo kiểu "một trời một vực" như tiếng Việt.
Chữ "lại" trong cụm từ "thừa phát lại" có nghĩa gốc là một viên quan bậc thấp, thư ký của quan như dùng trong cụm "quan lại", "thư lại"… Còn "thừa phát" là thừa lệnh [của tòa] để tống đạt, trao các văn bản cho người liên quan.
Thử nghĩ mà xem, ông A kiện ông B ra tòa. Tòa thụ lý và gởi giấy cho ông B để thông báo về vụ kiện chẳng hạn. Nếu gởi qua bưu điện ông B nói không nhận được thì sao? Giao cho các cơ quan hành chính nhà nước, kể cả công an khu vực hay tổ dân phố thì không được vì đây đâu phải là chuyện hành chính nhà nước. Thế là nảy sinh nhu cầu một nhân vật chuyên làm các công việc như "Thông báo, giao nhận các văn bản theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự" và đó là lý do ra đời nghề "thừa phát lại".
Trong cuộc sống đôi lúc nảy sinh những tình huống cần có một bên thứ ba ghi nhận một cách khách quan. Ví dụ ông A cứ ngày nào cũng lăng mạ, chửi rủa ông B. Để có bằng chứng kiện ông B ra tòa ông A khó lòng nhờ chính quyền địa phương vì đó là chuyện dân sự, ông phải cậy nhờ một thừa phát lại lập "vi bằng", tức "văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác".
Đó là hai công việc chủ yếu trong bốn công việc mà thừa phát lại được quyền làm. Hai công việc còn lại là "xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự" và "Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự". Nên nhớ để làm thừa phát lại, một trong những điều kiện là phải tốt nghiệp cử nhân luật.
Thế tự nhiên sao tuần này Thường vụ Quốc hội lại bàn đến chuyện thừa phát lại?
Đó là bởi cho đến nay nghề thừa phát lại chỉ mới được làm thí điểm, đầu tiên tại TPHCM, sau đó mở rộng thí điểm thêm ở 12 tỉnh thành phố khác. Hiện nay cũng chỉ có hai văn bản quy định quy trình tổ chức và hoạt động của thừa phát lại là Nghị định 61/2009 và Nghị định 135/2013.
Theo lộ trình thì việc thí điểm này phải chấm dứt, đầu tiên là vào ngày 1-7-2012 và sau đó được tiếp tục gia hạn đến ngày 31-12-2015. Để chuẩn bị cho việc chấm dứt thì phải tổng kết và phải chuẩn bị ban hành Nghị quyết cho phép thực hiện định chế thừa phát lại trên toàn quốc và sau đó phải có Pháp lệnh hay Luật Thừa phát lại.
|
Saturday, September 19, 2015
Thừa phát lại là ai, họ làm gì? Nguyễn Vũ
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 19/09/2015, http://www.thesaigontimes.vn/135943/Thua-phat-lai-ong-la-ai.html, Những ai coi phim nhiều ắt từng có lần chứng kiến cảnh này. Một cặp vợ chồng gần ly hôn vì ông chồng cứ lăng nhăng bên ngoài. Một hôm vừa ở nhà cô tình nhân bước ra bỗng có một người lạ mặt đến hỏi: "Ông có phải là ông A không?" Vừa mới nói phải thì ông chồng bị người kia nhét vào tay một phong bì giấy tờ, miệng nói: "You're served! – Ông bị tống đạt rồi nhé!".
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment