Monday, September 21, 2015

Nga-Trung dự định bắt tay đánh bật Mỹ, “độc chiếm” Bắc Cực?

Báo đất Việt, ngày 21/09/2015,        http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-trung-du-dinh-bat-tay-danh-bat-my-doc-chiem-bac-cuc-3286314/,        Truyền thông Nga cho rằng, hoạt động của Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực có thể làm thay đổi cán cân lực lượng, đánh bật Mỹ khỏi “vùng đất lạnh”.

Trung Quốc gia tăng hiện diện ở Bắc Cực
Theo các hãng truyền thông Nga, Hoa Kỳ và các nước đồng minh như Canada, Na Uy, Đan Mạch… đang đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng quân sự ở Bắc Cực, nhằm đáp lại sự gia tăng hoạt động không chỉ của Nga mà cả Hải quân Trung Quốc trên các khu vực của Bắc Băng Dương.
Chuyên gia Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ cho rằng, người Mỹ rất chú tâm tới sự xuất hiện của các tàu Hải quân Trung Quốc trong khu vực tiếp giáp quần đảo Aleutian cách đây không lâu, sau cuộc tập trận chung Nga-Trung.
Được biết, quần đảo Aleutian là lãnh thổ duy nhất của Mỹ bị Nhật Bản chiếm đóng thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Trong bất cứ bối cảnh căng thẳng quân sự-chính trị nào ở Thái Bình Dương, Aleutian sẽ là một vị trí phòng thủ nhạy cảm của Mỹ và cùng với Alaska, đòi hỏi sự điều động lực lượng đáng kể để bảo vệ. Rất có thể, yếu tố này sẽ được Trung Quốc tính tới trong các hoạch định quân sự tương lai.
Chuyên gia Vasily Kashin chỉ ra, hiện Trung Quốc đang tỏ rõ mối quan tâm không ngừng tới Bắc Cực về mặt khai thác kinh tế cũng như trong các hoạt động của hạm đội hải quân. Thậm chí, rất có thể là các hoạt động hải quân sẽ vượt trước hoạt động kinh tế.
Nga-Trung du dinh bat tay danh bat My, “doc chiem” Bac Cuc?
Hải quân và không quân Nga đang tăng cường lực lượng tại Bắc Cực
Bắc Kinh chưa tự lực đầy đủ về công nghệ, kể cả trong khai thác dầu ngoài khơi ở các vùng biển ấm, trong khi nhiệm vụ thăm dò khoan giếng tại vùng cực lại phức tạp gấp nhiều lần. Tuy nhiên, dù còn các hạn chế về kinh tế nhưng hiện nay hạm đội tàu Trung Quốc vẫn có thể gia tăng hoạt động ở Bắc Cực.
Mối quan tâm của Trung Quốc về nghiên cứu Bắc Cực đã được thấy rõ từ lâu. Rất có thể, sự qua lại của các tàu nổi mới là bước khởi đầu, tiếp đến nước này sẽ tìm cách triển khai tàu ngầm, trong tương lai dài hạn cả tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình và tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, hầu như chẳng có cách thức hợp pháp nào để ngăn chặn Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở đây. Đặc biệt, chính bản thân Hoa Kỳ càng khó lên tiếng thắc mắc, khi mà nước này vốn cực kỳ chú trọng đề cao quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Khả năng Nga và Trung Quốc bắt tay đánh bật Mỹ ở Bắc Cực
Hiện nay, bản thân Nga cũng đang đẩy mạnh sự hiện diện quân sự trong khu vực cực Bắc và toàn bộ Bắc Băng Dương. Ngoài sự hiện diện của Hạm đội Phương Bắc, Nga còn triển khai các căn cứ không quân, cơ sở phòng không mới, thậm chí cả lữ đoàn tác chiến đặc biệt ở vùng cực.
Nga-Trung du dinh bat tay danh bat My, “doc chiem” Bac Cuc?
Tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc hành quân lên vùng Cực
Từng là một mặt trận của “chiến tranh Lạnh” trước đây, Bắc Cực lại đang trở thành hướng đối đầu quan trọng giữa Nga và Mỹ trong cuộc “chiến tranh Lạnh mới”, thai nghén và sinh ra từ tong máu lửa của cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Tuy nhiên, sự hiện diện ở Bắc Cực của lực lượng hải quân Trung Quốc - một quốc gia không sở hữu lãnh thổ tại đây, đang tạo ra những tình hình mới và có thể mang tính chất quyết định trong “chiến tranh mới” ở vùng đất lạnh lẽo này.
Một mệnh đề vốn tồn tại như một “chân lý” từ trước tới nay là, chỉ có tàu ngầm của hai phía Nga và NATO do Mỹ dẫn đầu, mới có khả năng hành động dưới lớp băng của Bắc Cực. Sự xuất hiện của đối thủ độc lập thứ ba sẽ tạo ra những tình huống và mối đe dọa mới.
Chưa rõ là tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hiện có đủ khả năng hoạt động ở Bắc Cực hay không và Bắc Kinh sẵn sàng liên kết các hoạt động tại khu vực này với Moscow ở mức độ nào, nhưng bất kỳ động thái nào của hạm đội hải quân nước này tại đây đều để ngỏ khả năng phối hợp và thống nhất với Nga.
Tạm thời, tuy không có hiệp định liên minh nhưng giữa hai nước đã có những kinh nghiệm quan trọng trong phối hợp và diễn tập. Do đó, nếu Trung Quốc triển hợp tác toàn diện với Nga ở khu vực này thì sẽ có khả năng thay đổi hoàn toàn cán cân lực lượng, theo hướng có lợi cho 2 nước.
Truyền thông Nga nhấn mạnh rằng, trước mắt, Trung Quốc có thể cùng với Nga tham gia xây dựng các cơ sở hạ tầng mà hạm đội hải quân và không quân nước này sẽ được chia sẻ sử dụng trong tương lai.
Ngoài ra, Nga có thể bổ khuyết cho những điểm yếu cơ bản mà rất lâu sau Trung Quốc mới có thể khắc phục được như ít tàu phá băng, không có khả năng nghiên cứu khoa học chuyên sâu ở các vùng đất lạnh, công nghệ thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản dưới đáy biển băng kém…
Nhưng để làm được điều đó, Moscow và Bắc Kinh cần ngồi vào bàn thảo luận những nguyên tắc tương tác cơ bản và sự kết hợp lợi ích trong khu vực. Khi hai nước thực sự triển khai chiến lược thống nhất, Mỹ sẽ bị cho ra rìa trong cuộc chiến tranh giành lợi ích ở Bắc Cực.
 
Thủy thủ Mỹ trên tàu ngầm tấn công USS Hampton ở vùng Bắc Cực
Putin nhấn mạnh “trách nhiệm đặc biệt” của Nga với Bắc Cực
Trong phát biểu chào mừng các đại biểu tham gia hội nghị quốc tế Arkhangelsk về vấn đề an ninh Bắc Cực, được tổ chức hồi cuối tuần trước, Tổng thống Nga Putin tuyên bố, nước này “có trách nhiệm đặc biệt đối với Bắc Cực”, cả về phát triển và bảo tồn thiên nhiên.
"Bắc Cực có trữ lượng khoáng sản và dầu khí đáng kể, tuyến đường biển Bắc là đường vận chuyển ngắn nhất kết nối châu Âu với các nước Viễn Đông và châu Á-Thái Bình Dương. Các quá trình tự nhiên diễn ra ở đây trực tiếp ảnh hưởng đến khí hậu và tình hình môi trường trên hành tinh" - diễn văn nêu rõ.
Ông Putin chỉ ra, Nga có gần một phần ba lãnh thổ ở cực Bắc nên có một trách nhiệm đặc biệt đối với Bắc Cực. Moscow luôn ủng hộ việc tăng cường hợp tác phát triển và khai thác tài nguyên ở vùng đất lạnh lẽo này, với tất cả các quốc gia trong và ngoài Hội đồng Bắc Cực, trên tất cả các hướng.
Huy Bình

No comments:

Post a Comment