Global Firepower cho biết, yếu tố quyết định giúp Mỹ tiếp tục duy trì vị trí số một là chi phí quân sự khổng lồ dành cho quân đội nước này, vượt xa so với Nga và Trung Quốc, bất kể ngân sách quốc nước này giảm từ 612 tỷ USD năm 2014 còn 577 tỷ USD năm 2015.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên sức mạnh quân sự Mỹ được khẳng định trước Nga và phần còn lại của thế giới. Theo đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS News hồi năm 2014, Tổng thống Mỹ Obama khẳng định: “Nga không (dám) nghĩ đến bất cứ cuộc đối đầu quân sự nào với Mỹ vì họ thừa biết rằng, các lực lượng chính quy của chúng tôi vượt trội so với người Nga”.
Vậy sức mạnh quân đội Mỹ và Nga mạnh cỡ nào?
Lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược Quân đội Mỹ
Với 18 tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSBN lớp Ohio với 24 tên lửa mỗi tàu, Hải quân Mỹ là quốc gia sở hữu kho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm khủng nhất thế giới hiện nay.
SLBM Trident được phát triển với 2 biến thể, biến thể UGM-96A Trident-I, theo cách phân loại vũ khí của Mỹ chữ U đứng đầu được chỉ định cho các loại vũ khí phóng từ dưới nước, chữ L đứng đầu chỉ định cho các loại tên lửa phóng từ mặt đất.
Đối với các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa Mỹ không phát triển công nghệ sử dụng nhiên liệu lỏng như các ICBM của Nga. Tên lửa có chiều dài 10,2 m, đường kính 1,8 m, trọng lượng phóng 33,1 tấn, tầm bắn 7.400 km. Tên lửa có khả năng mang theo 8 đầu đạn hạt nhân tấn công các mục tiêu khác nhau với đương lượng nổ 100 kt/đầu đạn.
Tên lửa chiến lược Trident II. |
Trident-II là biến thể nâng cấp của Trident-I với nhiều cải tiến. Tên lửa có khả năng mang tải trọng đầu đạn lớn hơn, hệ thống dẫn hướng tinh vi hơn. Thân tên lửa được làm bằng sợi carbon gia cố bằng polymer làm cho trọng lượng tên lửa nhẹ hơn nhiều so với người tiền nhiệm.
Tên lửa có chiều dài 13,41 m, đường kính 1,85 m, trọng lượng phóng 58,5 tấn, tầm bắn thiết kế 11.000 km. Trident-II có khả năng mang theo 8 đầu đạn hạt nhân W88 với đương lượng nổ 475 kt/đầu đạn hoặc 12 đầu đạn hạt nhân W76 với đương lượng nổ 100 kt/đầu đạn.
Tên lửa được dẫn hướng quán tính kết hợp “Star-Sighting” và đã được thử nghiệm với hệ thống định vị toàn cầu GPS nhưng cho thấy không hiệu quả. Trident-II là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có độ chính xác cao nhất thế giới hiện nay, bán kính lệch mục tiêu CEP của tên lửa chỉ từ 90-120 m.
Báo cáo của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết, hiện tại có khoảng 540 tên lửa Trident-II đang có trong biên chế Hải quân Mỹ. Dự kiến SLBM Trident-II sẽ được duy trì hoạt động cho đến năm 2042.
Lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược Nga
Loại tên lửa khủng nhất trong kho ICBM của Nga đang hoạt động là R-36, NATO định danh SS-18 Satan. R-36 có chiều dài tới 32,2 m, đường kính 3,5 m, trọng lượng phóng tới 209 tấn lên đến 211 tấn với R-36M2, đây là loại ICBM có trọng lượng phóng khủng nhất thế giới hiện nay.
R-36 là một tên lửa nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn, do kích thước đồ sộ nên tên lửa chỉ được phóng từ các giếng phóng trong lòng đất. ICBM R-36 có tầm bắn 10.200 km, lên đến 16.000 km với biến thể R-36M2 đưa tên lửa này trở thành loại ICBMcó tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay.
Điểm chết người khác của R-36 là nó có thể mang theo tới 10 đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ từ 550-750 kt hoặc một đầu đạn hạt nhân duy nhất có đương lượng nổ từ 18-20MT. R-36 tiếp tục chiếm giữ danh hiệu ICBM mang đầu đạn hạt nhân khủng nhất thế giới.
Hệ thống tên lửa SS-18 Satan. |
ICBM R-36 được phát triển với khá nhiều biến thể R-36, R-36M, R-36MUTTh. Biến thể nâng cấp gần đây nhất là R-36M2. Qua mỗi biến thể tên lửa lại được cải tiến về tầm bắn và độ chính xác. Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và máy tính điều khiển trên tên lửa, bán kính lệch mục tiêu CEP của tên lửa khoảng 700 m với R-36, 220 m với R-36M2.
Theo thông tin từ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START giữa Nga - Mỹ hiện tại có khoảng 40 tên lửa R-36 các biến thể hoạt động cho đến năm 2020.
Loại ICBM khủng tiếp theo của Nga là RT-2UTTKh Topol-M. Đây là loại ICBMđầu tiên được phát triển ở thời hậu Xô Viết, NATO định danh là SS-27 Sickle, tên lửa còn có tên gọi khác là RS-12M1 hoặc RS-12M2.
Topol là một ICBM nhiên liệu rắn 3 giai đoạn, tên lửa sử dụng ống phóng APU 15U168 được đặt trên khung gầm xe tải hạng nặng MZKT-79221 16x16 bánh hoặc từ trong silo cố định trong lòng đất, loại silo này được thiết kế với khả năng chịu được vụ nổ hạt nhận trực tiếp.
Topol có chiều dài 22,7 m, đường kính 1,9 m, trọng lượng phóng 47,2 tấn. Loại ICBM này có tầm bắn 11.000 km có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân 800 kt hoặc 4-7 đầu đạn hạt nhân từ 150-250 kt.
Topol là loại ICBM vô cùng lợi hại, được trang bị rất nhiều công nghệ tiên tiến trong cơ chế dẫn đường, vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa và tấn công mục tiêu với độ chính xác rất cao.
Tên lửa được dẫn đường đến mục tiêu kết hợp quán tính và GLONASS nên CEP của tên lửa chỉ 200 m đưa nó trở thành loại ICBM chính xác nhất của Nga hiện nay.
Topol đang được phát triển với 2 biến thể RS-12M2 sử dụng các giếng phóng cố định trong lòng đất và RS-12M1 trang bị trên xe phóng cơ động. Thân tên lửa được chế tạo bằng sợi carbon công nghệ cao nên có thể chống chịu được cuộc tấn công bằng vũ khí laser năng lượng cao.
Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm tính đến năm 2010, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (SRF) đang hoạt động khoảng 70 tên lửa Topol-M trong đó có 52 tên lửa bố trí trong giếng phóng trong lòng đất và 18 tên lửa trang bị trên xe phóng cơ động. Ngoài ra, còn khoảng 8 tên lửa được lên kế hoạch đưa vào trang bị trong giai đoạn tiếp theo.
Loại ICBM mới nhất được phát triển dưới thời hậu Xô viết là RS-24 Yars, NATO định danh SS-29. RS-24 là một dự án bí mật của Nga nhằm thay thế cho loại ICBM R-36 đã trải qua 50 năm sử dụng.
RS-24 được xem là một phản ứng của Nga đối với kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu. RS-24 là một ICBM nhiên liệu rắn 3 giai đoạn được phát triển bởi Viện công nghệ nhiệt Moscow. Loại ICBM này là một phát triển mở rộng của Topol-M.
Tên lửa có chiều dài 20,9 m, đường kính 2 m, trọng lượng phóng 49 tấn. Tên lửa được trang bị trên xe phóng MZKT-79221 16x16 tương tự như tên lửaTopol-M. RS-24 có tầm bắn tối thiểu 2.000 km tối đa 10.500 km.
Với mục tiêu thiết kế xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ, RS-24 được trang bị tới 10 đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ từ 150-250 kt tấn công 10 mục tiêu khác nhau cùng hệ thống mồi bẫy tinh vi để vượt qua lá chắn tên lửa của Mỹ. Việc đánh chặn 10 đầu đạn hạt nhân thực sự là một nhiệm vụ “bất khả thi” đối với bất kỳ lá chắn tên lửa nào.
RS-24 được chấp nhận trang bị trong SRF vào tháng 7/2010, tính đến cuối năm 2011 có khoảng 18 tên lửa RS-24 đang phục vụ trong biên chế SRF. Tướng Nikolai Solovtsov, Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cho biết RS-24 cùng với Topol-M sẽ là trụ cột cho năng lực răn đe hạt nhân của Nga ở hiện tại và tương lai gần.
Máy bay Tu-22M3. |
Về lực lượng Không quân: Theo các số liệu cho thấy Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về tiềm lực không quân, với tổng số 2.740 chiếc máy bay chiến đấu các loại, Nga xếp thứ 3 với 1.438 chiếc.
Về lực lượng Hải quân: Tính đến ngày 31/12/2008, Hải quân Hoa Kỳ có 284 tàu đang hoạt động và hơn 3.700 phi cơ. Hải quân Hoa Kỳ là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới; tổng trọng tải hạm đội tác chiến của nó lớn hơn tổng trọng tải hạm đội tác chiến của 13 lực lượng hải quân lớn kế tiếp trên thế giới cộng lại.
Hải quân Hoa Kỳ cũng có một đội ngũ hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới, với 11 chiếc đang phục vụ và một chiếc đang được đóng (USS Gerald R. Ford (CVN-78).
Trong khi đó Hải quân Nga hiện có khoảng trên 352 tàu chiến các loại.
So sánh thực lực quân sự giữa Nga và Mỹ, tuy quân đội Mỹ nhỉnh hơn về số lượng ở một số chủng loại vũ khí, nhưng một khi chiến tranh xảy ra, bên nào chịu hậu quả lớn hơn điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trên chiến trường.
Thùy Dung
No comments:
Post a Comment