Ảnh: The Straits Times
Với 3,7 nghìn tỷ USD dự trữ tiền tệ và một Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á trị giá 100 tỷ USD, Trung Quốc đã dùng phương thức ngoại giao qua những kênh này để kết bạn với các nước trong khu vực. Vì vậy, một khi Trung Quốc "hắt xì hơi", cả châu Á bị "cảm lạnh".
Hiện nay, các tài khoản truyền thông xã hội của châu Á đang lần lượt cho rằng sự sụp đổ của thị trường Trung Quốc có thể khiến khu vực này sụp đổ theo. Thậm chí ngay cả Úc, giá quặng sắt của quốc gia này đã giảm mạnh. Tỷ giá tiền tệ của Nhật Bản đang ở trong một cuộc suy thoái sau những bất ổn đáng lo ngại của Trung Quốc ảnh hưởng đến.
Khi nền kinh tế đầy tham vọng của Trung Quốc đang phải đối mặt với những quy luật cơ bản về kinh tế và tài chính, nhiều quốc gia khác ở châu Á đã nhận thấy rằng mối quan hệ của họ với quốc gia này đã trở nên phụ thuộc lẫn nhau.
Trên thực tế, các nước châu Á khó có thể đoán được chiến lược giải quyết khủng hoảng của Trung Quốc. Vì vậy, nếu châu Á muốn có được động cơ tăng trưởng ổn định và đáng tin cậy, Trung Quốc phải điều chỉnh lại toàn bộ nền kinh tế. Điều đó sẽ đòi hỏi những cải cách chính trị nhạy cảm trong việc trao quyền cho các công ty vừa và nhỏ. Mặt khác, các nước trong khu vực nên giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc xuất khẩu hay vay nợ ngân hàng.
Và vấn đề về nền kinh tế của Trung Quốc hiện nay đang gây ra những khoảng thời gian "bất hạnh" cho khu vực. Thống đốc ngân hàng Hàn Quốc Lee Ju Yeol đã cảnh báo chống lại việc đánh giá thấp những hậu quả từ sự bất ổn của Trung Quốc.
Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla cũng nhận định thêm rằng: “Đối với chúng tôi, tình hình ở Trung Quốc là đáng lo ngại hơn Hy Lạp”.
Bàn về vấn đề này, nhà đầu tư Bill Gross nhận định rằng, thương mại thông minh hiện nay là phải tận dụng những thị trường khác bị ảnh hưởng từ Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng của Mỹ vẫn là một vấn đề quan trọng đối với châu Á. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của châu Á hơn.
Sau những dấu hiệu suy thoái kinh tế của Trung Quốc năm nay với mức tăng trưởng 7%, nhiều quốc gia ở châu Á đã chịu những liên lụy lớn, bao gồm: cả việc xuất khẩu và nhập khẩu. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, lượng nhập khẩu của quốc gia này cũng giảm nhiều.
Gần đây nhất, sự sụp đổ kéo dài 4 ngày của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực được một phen lao đao hoảng hốt, đặc biệt là các nhà đầu tư.
Từ ngày 12.6, chỉ số của Shanghai Composite đã giảm hơn 30%, chỉ số của Shenzhen Composite đã giảm gần 40% trong cùng thời kỳ. Ngày 8.7 được xem là Ngày thứ Tư đen tối của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Đầu phiên, Shanghai Composite Index mất tới 8,2% - mức giảm mạnh nhất từ năm 2007. Hơn 1.300 công ty đã phải ngừng giao dịch để ngăn giá cổ phiếu có thể giảm mạnh hơn.
Tuyết Nhung
No comments:
Post a Comment