Tính đến ngày 9/7, chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường chứng khoán
Trung Quốc sụt 28% so với mức đỉnh thiết lập vào ngày 12/6 - Ảnh: Bloomberg.
3,9 nghìn tỷ USD
Tính đến ngày 9/7, chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt 28% so với mức đỉnh thiết lập vào ngày 12/6, đánh dấu đợt sụt giảm mạnh nhất trong 2 thập kỷ. Khoảng 3,9 nghìn tỷ USD vốn hóa đã “bốc hơi” khỏi thị trường, lớn hơn cả tổng sản lượng hàng năm của nền kinh tế Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đồng thời lớn gấp 16 lần GDP của Hy Lạp.
Tuy vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, Shanghai Composite Index vẫn tăng 82%, mạnh nhất trong số các thị trường chứng khoán lớn của thế giới.
Hơn 1.400 công ty
Cùng với sự lao dốc “không phanh” của cổ phiếu, các công ty niêm yết đua nhau nộp đơn xin dừng giao dịch cổ phiếu của mình. Hơn 1.400 doanh nghiệp đã tạm ngừng giao dịch trên các sàn chứng khoán ở đại lục, khiến khoảng 50% thị trường bị “đóng băng”.
Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cũng đã ban lệnh cấm các cổ đông lớn, các nhà điều hành doanh nghiệp và thành viên hội đồng quản trị bán ra cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trong vòng 6 tháng.
5 lần
Mức độ biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc những ngày gần đây đã lên mức cao thứ nhì trong số các thị trường chứng khoán lớn của thế giới, chỉ sau thị trường Hy Lạp, quốc gia đang “nguy kịch” vì khủng hoảng nợ.
Một chỉ số đo mức biến động trong 30 phiên gần nhất của Shanghai Composite Index đã lên mức 56 điểm, cao nhất kể từ năm 2008. Mức độ biến động của chứng khoán Trung Quốc cũng lên mức cao gấp 5 lần so với chỉ số Standard&Poor’s 500 của thị trường Mỹ.
232 tỷ USD
Các nhà đầu tư vay tiền từ các công ty môi giới đã khiến bong bóng chứng khoán Trung Quốc phình to hơn và vỡ nhanh hơn. Lượng tiền vay ký quỹ tăng gấp 5 lần đã góp phần đẩy chỉ số Shanghai Composite Index tăng 150% trong 12 tháng tính đến ngày 12/6. Khi thị trường giảm điểm, các nhà đầu tư mua cổ phiếu bằng tiền đi vay ồ ạt bán ra để có tiền trả nợ, khiến tốc độ lao dốc của thị trường càng bị đẩy nhanh.
Mức vay ký quỹ trên các sàn chứng khoán ở Trung Quốc hiện đã giảm 823 tỷ Nhân dân tệ, tương đương giảm 133 tỷ USD kể từ mức đỉnh hồi giữa tháng 6, xuống còn 1,44 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 232 tỷ USD. Tuy vậy, mức nợ còn lại này vẫn cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
19 tỷ USD
Các nhà chức trách Trung Quốc đã tung hàng loạt biện pháp khẩn để “cấp cứu” thị trường chứng khoán nước này trong 2 tuần qua. Một nhóm 21 công ty môi giới được nhà nước hỗ trợ vốn cam kết đầu tư ít nhất 120 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 19 tỷ USD, vào một quỹ thị trường chứng khoán, tương tự như những gì JP Morgan Chase và Guaranty Trust đã làm trong đợt sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ hồi năm 1929.
Ngoài ra, cơ quan chức năng Trung Quốc cũng đã cấm cổ đông lớn của các doanh nghiệp niêm yết bán ra cổ phiếu, tạm dừng các vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), và hạn chế hoạt động bán khống.
33%
Các nỗ lực cứu chứng khoán của Chính phủ Trung Quốc đã giúp ích nhiều cho giá cổ phiếu của các doanh nghiệp quốc doanh lớn, chẳng hạn giá cổ phiếu của tập đoàn dầu lửa PetroChina đã tăng 22% kể từ hôm 26/6. Tuy vậy, các biện pháp này chưa thể khôi phục niềm tin của giới đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu Trung Quốc.
Giá các cổ phiếu Trung Quốc niêm yết hai nơi tại Hồng Kông hiện đang thấp hơn 33% so với tại thị trường đại lục. Đây là mức chênh lệch lớn nhất kể từ năm 2009, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang bi quan hơn so với các nhà đầu tư Trung Quốc về giá cổ phiếu của các công ty này.
90 triệu
Thị trường chứng khoán Trung Quốc, thị trường chứng khoán lớn thứ nhì thế giới, hiện có hơn 90 triệu nhà đầu tư cá nhân, lớn hơn cả số đảng viên đảng viên nước này. Bởi vậy, ngoài nguy cơ kéo lùi tăng trưởng kinh tế, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc còn có nguy cơ gây ra bất ổn xã hội.
Tính đến ngày 9/7, chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt 28% so với mức đỉnh thiết lập vào ngày 12/6, đánh dấu đợt sụt giảm mạnh nhất trong 2 thập kỷ. Khoảng 3,9 nghìn tỷ USD vốn hóa đã “bốc hơi” khỏi thị trường, lớn hơn cả tổng sản lượng hàng năm của nền kinh tế Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đồng thời lớn gấp 16 lần GDP của Hy Lạp.
Tuy vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, Shanghai Composite Index vẫn tăng 82%, mạnh nhất trong số các thị trường chứng khoán lớn của thế giới.
Hơn 1.400 công ty
Cùng với sự lao dốc “không phanh” của cổ phiếu, các công ty niêm yết đua nhau nộp đơn xin dừng giao dịch cổ phiếu của mình. Hơn 1.400 doanh nghiệp đã tạm ngừng giao dịch trên các sàn chứng khoán ở đại lục, khiến khoảng 50% thị trường bị “đóng băng”.
Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cũng đã ban lệnh cấm các cổ đông lớn, các nhà điều hành doanh nghiệp và thành viên hội đồng quản trị bán ra cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trong vòng 6 tháng.
5 lần
Mức độ biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc những ngày gần đây đã lên mức cao thứ nhì trong số các thị trường chứng khoán lớn của thế giới, chỉ sau thị trường Hy Lạp, quốc gia đang “nguy kịch” vì khủng hoảng nợ.
Một chỉ số đo mức biến động trong 30 phiên gần nhất của Shanghai Composite Index đã lên mức 56 điểm, cao nhất kể từ năm 2008. Mức độ biến động của chứng khoán Trung Quốc cũng lên mức cao gấp 5 lần so với chỉ số Standard&Poor’s 500 của thị trường Mỹ.
232 tỷ USD
Các nhà đầu tư vay tiền từ các công ty môi giới đã khiến bong bóng chứng khoán Trung Quốc phình to hơn và vỡ nhanh hơn. Lượng tiền vay ký quỹ tăng gấp 5 lần đã góp phần đẩy chỉ số Shanghai Composite Index tăng 150% trong 12 tháng tính đến ngày 12/6. Khi thị trường giảm điểm, các nhà đầu tư mua cổ phiếu bằng tiền đi vay ồ ạt bán ra để có tiền trả nợ, khiến tốc độ lao dốc của thị trường càng bị đẩy nhanh.
Mức vay ký quỹ trên các sàn chứng khoán ở Trung Quốc hiện đã giảm 823 tỷ Nhân dân tệ, tương đương giảm 133 tỷ USD kể từ mức đỉnh hồi giữa tháng 6, xuống còn 1,44 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 232 tỷ USD. Tuy vậy, mức nợ còn lại này vẫn cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
19 tỷ USD
Các nhà chức trách Trung Quốc đã tung hàng loạt biện pháp khẩn để “cấp cứu” thị trường chứng khoán nước này trong 2 tuần qua. Một nhóm 21 công ty môi giới được nhà nước hỗ trợ vốn cam kết đầu tư ít nhất 120 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 19 tỷ USD, vào một quỹ thị trường chứng khoán, tương tự như những gì JP Morgan Chase và Guaranty Trust đã làm trong đợt sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ hồi năm 1929.
Ngoài ra, cơ quan chức năng Trung Quốc cũng đã cấm cổ đông lớn của các doanh nghiệp niêm yết bán ra cổ phiếu, tạm dừng các vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), và hạn chế hoạt động bán khống.
33%
Các nỗ lực cứu chứng khoán của Chính phủ Trung Quốc đã giúp ích nhiều cho giá cổ phiếu của các doanh nghiệp quốc doanh lớn, chẳng hạn giá cổ phiếu của tập đoàn dầu lửa PetroChina đã tăng 22% kể từ hôm 26/6. Tuy vậy, các biện pháp này chưa thể khôi phục niềm tin của giới đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu Trung Quốc.
Giá các cổ phiếu Trung Quốc niêm yết hai nơi tại Hồng Kông hiện đang thấp hơn 33% so với tại thị trường đại lục. Đây là mức chênh lệch lớn nhất kể từ năm 2009, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang bi quan hơn so với các nhà đầu tư Trung Quốc về giá cổ phiếu của các công ty này.
90 triệu
Thị trường chứng khoán Trung Quốc, thị trường chứng khoán lớn thứ nhì thế giới, hiện có hơn 90 triệu nhà đầu tư cá nhân, lớn hơn cả số đảng viên đảng viên nước này. Bởi vậy, ngoài nguy cơ kéo lùi tăng trưởng kinh tế, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc còn có nguy cơ gây ra bất ổn xã hội.
Diệp vũ
No comments:
Post a Comment