Wednesday, July 22, 2015

Số phận thị phi của những tòa tháp cao nhất nhì Việt Nam

Báo Vietnamnet, ngày 20/07/2015,        http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/251361/so-phan-thi-phi-cua-nhung-toa-thap-cao-nhat-nhi-viet-nam.html,         Nỗ lực để đạt được những chiều cao đáng nể nhưng các tòa tháp cao nhất nhì Việt Nam lại có số phận khá long đong.

Đua nhau về độ cao
Năm 2010, Bitexco Financial Tower xô đổ mọi kỷ lục về chiều cao của các tòa nhà cao tầng trong cả nước và trở thành tòa tháp cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên, Bitexco Financial Tower chỉ giữ được danh hiệu này trong 1 năm.
tòa tháp, Bitexco, Keangnam, Lotte, cao nhất, dự án, chung cư, tòa-tháp, Bitexco, Keangnam, Lotte, cao-nhất, dự-án, chung-cư,
Bitexco Financial Tower chỉ giữ được danh hiệu tòa nhà cao nhất VN trong 1 năm.
Tới 2011, với sự xuất hiện rầm rộ, Keangnam Hanoi Landmark Tower soán ngôi của Bitexco Financial Tower và đạt danh hiệu kép “tòa nhà cao nhất Việt Nam và tòa nhà cao nhất Hà Nội). Keangnam Hanoi Landmark Tower cao 72 tầng (336 m). Sau 4 năm hoạt động, Keangnam Hanoi Landmark Tower vẫn giữ được kỷ lục của mình.
Keangnam Hàn Quốc, công ty sở hữu Keangnam Hanoi Landmark Tower đã chi khoảng 1 tỷ USD để xây dựng tòa tháp này để phục vụ cho thị trường văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
Không đứng ở vị trí số 1 nhưng Lotte Center Hà Nội cũng là tòa tháp được chú ý vì mức độ đầu tư khủng. Với 65 tầng (267m), Lotte Center Hà Nội được đánh giá là tòa tháp cao thứ nhì Việt Nam và cao thứ nhì miền Bắc.
Thấp hơn Keangnam Hanoi Landmark Tower 7m nên chi phí xây dựng Lotte Center Hà Nội cũng tiết kiệm hơn. Lotte Hàn Quốc, công ty sở hữu Lotte Center Hà Nội “chỉ” phải chi khoảng 500 triệu USD để xây dựng và hoàn thiện tòa tháp cao thứ hai Việt Nam.
Trên thực tế, Keangnam Hanoi Landmark Tower vẫn giữ được danh hiệu tòa tháp cao nhất Việt Nam. Nhưng trên giấy tờ, danh hiệu này đã nhiều lần đổi chủ. Một số dự án của các chủ đầu tư trong và ngoài nước lần lượt soán ngôi của Keangnam Hanoi Landmark Tower.
Đầu tiên là tòa tháp Dầu khí (PVN Tower). Năm 2011, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khiến dư luận xôn xao khi công bố sẽ xây dựng PVN Tower. Theo đó, PVN Tower sẽ trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam và cao thứ nhì châu Á. Tòa nhà được sử dụng làm công trình hỗn hợp bao gồm thương mại, văn phòng và căn hộ.
Dự kiến tòa nhà sẽ được khởi công vào đầu năm 2011 và sẽ hoàn thành sau từ 2,5 - 3 năm xây dựng. Tuy nhiên, cho tới 5, sau 4 năm hoành tráng trên giấy, PVN Tower vẫn chưa xuất hiện. Kinh phí xây dựng của tòa nhà là 1,2 tỷ USD.
Sau đó, dự án có kế hoạch hạ độ cao xuống còn 79 tầng và cắt giảm vốn đầu tư xuống còn 600 triệu USD. PVN Tower cũng được yêu cầu đổi tên và đổi chủ đầu tư.
Mới đây, thị trường bất động sản Việt Nam đón nhận thêm một dự án mới hứa hẹn sẽ soán ngôi Keangnam Hanoi Landmark Tower. Đó là Empire City của Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế vương. Dự án có kinh phí dự kiến lên tới 1,2 tỷ USD. Sau khi khánh thành, Empire City sẽ trở thành tòa tháp cao nhất Việt Nam với 86 tầng.
Số phận thị phi
Không hiểu có dớp gì không nhưng chỉ biết rằng đa số các tòa tháp cao nhất nhì Việt Nam đều có số phận thị phi và khá long đong. Trong đó, đáng kể nhất là Keangnam Hanoi Landmark, tòa tháp đang đứng ở vị trí số 1 về chiều cao.
Ngay từ khi chưa đi vào hoạt động, Keangnam Hanoi Landmark thường xuyên trở thành tâm điểm. Đầu tiên là vụ “cá cược lịch sử”. Năm 2008, các báo đồng loạt đưa tin về một vụ cá cược vô tiền khoáng hậu trị giá 100 tỷ đồng quanh việc liệu chủ đầu tư của dự án Hanoi Landmark Tower có hoàn thành nổi tòa nhà theo đúng tiến độ đã đề ra hay không.
tòa tháp, Bitexco, Keangnam, Lotte, cao nhất, dự án, chung cư, tòa-tháp, Bitexco, Keangnam, Lotte, cao-nhất, dự-án, chung-cư,
Keangnam Hanoi Landmark với hàng loạt thị phi
Sau đó, hàng loạt sự cố xuất hiện. Dư luận phản ánh, tòa nhà mới bắt đầu thi công tầng hầm nhưng chủ đầu tư đã bán khoảng 40% số căn hộ của 2 tòa nhà 48 tầng. Tệ hại hơn, nhiều công nhân đã thiệt mạng khi xây dựng tòa nhà.
Năm 2011, Keangnam Hanoi Landmark cũng “gây bão” khi ban quản lý tòa nhà và cư dân đã tranh cãi về mức thu phí dịch vụ.
Bên cạnh đó, Keangnam Hanoi Landmark còn dính nghi án chuyển giá, trốn thuế. Mới nhất, Keangnam Hanoi Landmark còn bị rao bán vì những lùm xùm quanh công ty mẹ ở Hàn Quốc.
Không ồn ào như Keangnam Hanoi Landmark nhưng Lotte Center Hà Nội cũng khiến dư luận chú ý bởi những ồn ào không đáng có. Không lâu sau khi khai trương, Lotte Center Hà Nội khiến khách hàng thót tim vì thang máy rơi tự do.
Lotte Center Hà Nội còn bị khách hàng dọa tẩy chay vì từ chối khách bình dân, chỉ đón khách VIP trong một sự kiện giảm giá lớn.
Trong khi đó, PVN Tower chưa được triển khai xây dựng nhưng đã có số phận long đong. Ban quản lý tòa nhà và cư dân đã tranh cãi về mức thu phí dịch vụ. Lẽ ra PVN Tower đã được khởi công và hoàn thành vào năm 2014, trở thành một biểu tượng tự hào cho ngành dầu khí và thủ đô Hà Nội.
Sau hơn 4 năm, từ một tòa tháp cao nhất Việt Nam rồi cắt ngọn, đổi chủ, dự án vẫn là bãi đất hoang. Biểu tượng của ngành dầu khí coi như đã sụp đổ. Mới đây, sau khi đổ chủ một lần nữa, tòa tháp này mới có tương lai sáng sủa hơn.
Trước những điều tiếng không hay của “tiền bối”, không biết Empire City có bước qua được cái dớp này hay không.
(Theo VTC News)

No comments:

Post a Comment