Theo công bố mới đây của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey, Nhật Bản là nước đứng đầu trong danh sách quốc gia có tổng nợ nhiều nhất thế giới. Năm 2014, nợ trên GDP của Nhật Bản là 400%. Tổng nợ của Nhật Bản tăng mạnh tới 64% điểm trong giai đoạn từ 2007-2014.
Nhìn vào con số này, nhiều người sẽ lo lắng cho tình trạng ngập trong nợ nần của một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như Nhật Bản, tuy nhiên PGS.TS Nguyễn Hồng Nga – Phó trưởng khoa Kinh tế (ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM) lại khá lạc quan cho rằng “không có gì đáng lo ngại”.
Nợ nhiều vẫn an toàn
PGS.TS Nguyễn Hồng Nga cho biết, nợ công lớn của chính phủ Nhật là do nước này đã vay mượn nhiều năm để kích thích các gói kinh tế nhằm đưa con thuyền kinh tế Nhật ra khỏi tình trạng “ì”. Vì thế, con số 400% GDP có thể là một gánh nặng lớn đối với các nước đang phát triển, nhưng đổi với nước G7 như Nhật thì con số trên chưa thật đáng lo ngại.
Vì sao nợ công Việt Nam thấp vẫn rủi ro? Ảnh minh họa |
Nhật cho dù là nước có nợ công lớn nhất thế giới nhưng cũng đồng thời là chủ nợ lớn nhất thế giới với tổng tài sản ròng ở nước ngoài lên tới 3000 tỷ USD. Hơn nữa cần biết rằng chỉ một phần rất nhỏ nợ công của Nhật nằm trong tay nước ngoài (5%), tức nợ nước ngoài khoảng 20% GDP, bằng khoảng hơn 1000 ngàn tỷ. Nhật vẫn còn 2000 tỷ USD làm của “hồi môn”.
Theo vị chuyên gia, việc vay nợ trong nền kinh tế thị trường là hoàn toàn bình thường, trong đó có cả các chính phủ, giống như các DN phải vay khi gặp khó khăn về thanh khoản hoặc cần mở rộng sản xuất hoặc lý do nào khác. Quan trọng là sử dụng vốn vay như thế nào để hiệu quả, ví dụ vay vốn với lãi suất 3%, nếu sử dụng vốn với tỷ lệ lợi nhuận phải dưới 3 % là không hiệu quả.
Như đã phân tích, nợ của Nhật Bản đối với nước ngoài là 1000 tỷ, trong khi tài sản ròng của Nhật ở nước ngoài là 3000 tỷ, đây chính là khoản thế chấp tin tưởng để khẳng định nợ công của Nhật vẫn an toàn. Hơn nữa người Nhật rất yêu nước và đoàn kết đồng lòng cùng với chính phủ vượt qua khó khăn và khủng hoảng kinh tế. Và khoản nợ 19 ngàn tỷ đồng của chính phủ với người dân Nhật sẽ là “của để dành” để người dân Nhật hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
Và với số tiền lãi mỗi năm là 19000x1.5% = 28500 tỷ USD, người dân sẽ tiêu dùng số tiền này, với giả định số nhân tổng cầu là 3 thì tổng sản lượng tăng lên 855 tỷ, nhà nước thu các loại thuế khoảng 25% thì số tiền thuế thu được là khoảng gần 200 tỷ, gần bằng số tiền nhà nước Nhật trả lãi cho người Nhật.
Vì vậy, vị chuyên gia kết luận: Nếu chính phủ Nhật sử dụng minh bạch, có trách nhiệm giải trình và hiệu quả thì vấn đề nợ công của Nhật không gọi là vấn đề!
Phân tích cơ cấu nợ của Nhật Bản, Th.s Bùi Ngọc Sơn cũng cho rằng, có nhiều yếu tố đảm bảo nền kinh tế nước này vẫn rất an toàn.
Thứ nhất, trong cơ cấu nợ của Nhật có tới 95% là nợ trong nước, lãi suất thấp. Lợi thế này khiến Nhật không phải chịu áp lực, hay sức ép chi phối trả nợ từ bên ngoài. Khi đến hạn đáo nợ ngân hàng hoàn toàn có thể điều tiết, chuyển hóa được.
Thứ hai, đó là một nền kinh tế an toàn vì nó là nền kinh tế thị trường rất minh bạch, được quản lý tốt.
Thứ ba, dư địa xuất khẩu cao, nhà đầu tư vẫn nhìn thấy triển vọng cộng thêm phương thức quản lý minh bạch, rõ ràng khiến họ không bị hoảng loạn.
Thứ tư, chính phủ có nhiều lợi thế. Bản thân họ vẫn đang là chủ nợ lớn nhất của các nước trên thế giới.
Tóm lại, so sánh tốc độ gia tăng của nợ với triển vọng của nền kinh tế (triển vọng trả nợ) có thể nói nền kinh tế Nhật hoàn toàn khả quan, thậm chí an toàn hơn cả Mỹ và Trung Quốc. Nếu tốc độ nợ tăng nhưng triển vọng đi xuống cộng thêm khả năng quản lý nợ không minh bạch, không tốt nền kinh tế sẽ chết.
No comments:
Post a Comment