Wednesday, July 29, 2015

Không thu hồi được 1000 tỷ vụ Vinashin: Nhiều vụ tương tự

Báo Đất Việt, ngày 29/07/2015,        http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/khong-thu-hoi-duoc-1000-ty-vu-vinashin-nhieu-vu-tuong-tu-3279430/,      Vì cơ quan điều tra quên kê biên, phong tỏa tài sản hay không thể kê biên, phong tỏa do không xác định được?

Ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng trưởng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) giải thích nguyên nhân khiến hơn 1000 tỷ vụ Vinashin không thu hồi được.  Riêng cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình phải bồi thường hơn 500 tỷ nhưng cũng chưa thu được một đồng nào.
Về nguyên tắc khi khởi tố vụ án, tiến hành điều tra tất cả các tài sản liên quan đều phải niêm phong, kê biên để phục vụ quá trình điều tra và đảm bảo cho quá trình thi hành án sau này.
Tuy nhiên, theo giải thích thì rõ ràng khâu kê biên tài sản, phong tỏa tài sản đã bị bỏ quên – lý do là gì?
Khong thu hoi duoc 1000 ty vu Vinashin: Nhieu vu tuong tu
Giang Kim Dat:Ke khai tai san co co che, thieu che tai
Theo ông Đạt, về nguyên tắc, trách nhiệm này thuộc thẩm quyền các cơ quan điều tra nhưng, trong thực tình trạng khó thu hồi hoặc không thu hồi được vẫn có nhiều và đang làm khó cơ quan điều tra.
Cơ chế tự kê, tự khai, tự chịu trách nhiệm hiện nay dẫn tới tình trạng nhiều người kê cho có, kê khai lấy lệ.
“Vụ việc Vinashin tôi không rõ nguyên nhân là gì nhưng theo tôi hiểu không phải cơ quan điều tra quên phong tỏa, kê biên mà vì không thể xác định được tài sản nên ngay từ đầu đã không thể kê biên, phong tỏa được”, ông Đạt nói.
Nhưng vì nguyên nhân nào cũng cho thấy nhiều yếu kém cả trong quản lý lẫn thực thi pháp luật. Vị lãnh đạo này nói rõ, “nếu bỏ qua khâu này coi như không thể thu hồi được tài sản”. Điều này đồng nghĩa với hơn 1000 tỷ của Vinashin đòi được là rất khó. Đây là bất cập, là lỗ hổng lớn, là nguyên nhân tạo sở hở cho những đối tượng tham nhũng tẩu tán tài sản, che dấu tài sản trong quá trình điều tra. Đó cũng là lý do khiến cơ quan điều tra không thể xác định được tài sản để phong tỏa. Vinashin chỉ là một trong nhiều vụ việc tương tự.
Trong trường hợp này, vấn đề của các cơ quan điều tra là phải xác minh, điều tra lại nguồn gốc số tài sản liên quan. Khi chứng minh được tài sản này có liên quan tới tham nhũng, từ tham nhũng mới có được thì phải tịch thu, phong tỏa.
Tuy nhiên, cũng phải nghiêm khắc nhìn nhận trách nhiệm từ phía cơ quan giám sát, thực hiện kê khai tài sản. Kê khai tài sản đã làm hết trách nhiệm chưa? Ai giám sát? Tại sao lại có tình trạng kê không đúng, kê không đủ dẫn tới không thể phong tỏa được, không thể thu hồi được? ông Đạt đặt câu hỏi.
Vì vậy, ông Đạt cho rằng tới đây khi thực hiện sửa Luật kê khai tài sản phải bịt hết các lỗ hở, không để đối tượng tham nhũng lợi dụng.
Ông Phạm Trọng Đạt thẳng thắn thừa nhận, kê khai tài sản hiện nay có cơ chế nhưng thiếu chế tài. Việc để một trưởng phòng dễ dàng mang tiền ra nước ngoài mua nhà, mua bất động sản, lại có thể sở hữu một khối tài sản khổng lồ như vậy là không thể chấp nhận được.
Cục trưởng Cục chống tham nhũng chỉ thẳng là do: "lỗ hổng pháp lý cùng với việc thực thi pháp luật không nghiêm chính là kẽ hở tạo tham nhũng".
Trước đó, tại hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm với 11 ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy khu vực đồng bằng Bắc bộ và Bắc miền Trung diễn ra hôm 24/7, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Ban Nội chính Trung ương rất tâm tư cho biết “hơn 1.000 tỷ mà tập thể và các cá nhân của Vinashin phải bồi thường theo phán quyết của tòa án hiện không thu được đồng nào”.
Việc này khiến Tổng cục Thi hành án (Bộ Tư pháp) gửi trả lại toàn bộ đơn cho các chủ thể được thi hành án.
Theo Phó trưởng Ban Nội chính trung ương, mức độ thiệt hại của các vụ án tham nhũng lớn ngoài sức tưởng tượng. Giang Kim Đạt, chỉ là trưởng phòng nhưng tham ô quá dễ dàng gần 400 tỷ đồng. Hay việc mua bán ụ nổi trong vụ án Dương Chí Dũng, giá thực chỉ hơn 2 triệu USD nhưng đội giá lên hơn 9 triệu USD.
Cũng theo ông Phạm Anh Tuấn, ngoài bản án vụ Vinashin tuyên tập thể, cá nhân phải bồi thường hơn 1.000 tỷ đồng nhưng hiện chưa thu được một xu nào. Riêng cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình phải bồi thường hơn 500 tỷ nhưng cũng chưa thu được một đồng nào.
"Nguyên nhân ở đâu? Hóa ra, trong suốt quá trình điều tra, truy tố xét xử, chúng ta tập trung cao độ vào việc chứng minh hành vi vi phạm nhưng quên kê biên tài sản của hành vi vi phạm, quên phong tỏa tài.
 Khi bản án có hiệu lực giao cho cơ quan thi hành án nhưng họ biết tài sản ở đâu mà thu hồi", ông Tuấn phân tích.
Theo Phó trưởng Ban Nội chính trung ương, việc thu hồi tài sản tham nhũng, vi phạm rất thấp, và Ban Nội chính trung ương rất bức xúc về chuyện này.
Lam Lam

No comments:

Post a Comment