Wednesday, July 29, 2015

Khủng hoảng Ukraine và nước bài trục lợi của Trung Quốc


Báo Tiền Phong, ngày 29/07/2015,       http://www.tienphong.vn/the-gioi/khung-hoang-ukraine-va-nuoc-bai-truc-loi-cua-trung-quoc-889793.tpo,       Âm thầm và lạnh lùng, Trung Quốc đã đi các sách lược để hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Nhiều học giả cũng thừa nhận kế sách của Trung Quốc đã mạnh mẽ vượt mặt cả Nga và Mỹ.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ hôm 21/1. Ảnh: gov.cn
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ hôm 21/1. Ảnh: gov.cn
Khủng hoảng Ukraine: Tang thương, kiệt quệ 

Cơ quan thống kê quốc gia Ukraine cho biết, một năm sau khi xảy ra cuộc xung đột tại các tỉnh miền Đông, hiện Ukraine phải đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng từ tiền tệ, ngân sách công, công nghiệp, ngân hàng đến năng lượng. 
Đặc biệt công nghiệp nặng, ngành kinh tế then chốt của Ukraine, phải hứng chịu tổn thất nặng nề nhất với việc sụt giảm tới 1/5 sản lượng. Đồng nội tệ hryvnia của nước này cũng mất đi khoảng 50% giá trị kể từ đầu năm nay. 
Kinh tế miền Đông cũng khánh kiệt sau một năm nội chiến khốc liệt. Cuộc chiến đã tàn phá miền Đông, khu vực từng đóng góp 25% kim ngạch xuất khẩu của Ukraine và mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nước này. 
Khủng hoảng Ukraine và nước bài trục lợi của Trung Quốc - ảnh 1
Khung cảnh hoang tàn vì đạn pháo
Các khu vực đòi ly khai như Donetsk và Lugansk giờ đây đang phải đối mặt với một thực tế nghiệt ngã là các ngân hàng, xí nghiệp đóng cửa, tình trạng thất nghiệp tràn lan và ngân quỹ trống rỗng. 
Ukraine vừa tổng động viên 50.000 quân dự bị sau khi chiến sự ở miền Đông leo thang. Theo thống kê sơ bộ của Liên Hợp Quốc, hơn 6.400 người đã thiệt mạng ở miền đông Ukraine.
Chiêu trục lợi của Trung Quốc

Tờ Tin kinh tế Đức (Deutsche Wirtschafts Nachrichten-DWN) vừa đăng một bài viết vạch rõ âm mưu trục lợi của Trung Quốc từ cuộc xung đột Ukraine.

Trong khi Liên minh châu Âu (EU) mới bắt đầu tính đến việc mua đất Ukraine, khi mà việc mua bán đã trở nên dễ dàng hơn sau những biến động chính trị, thì Trung Quốc đã lặng lẽ có mặt ở đất nước đang gặp khủng hoảng này.
Đó không phải là đơn thuần là đầu tư, mà là mua đất nông nghiệp, bất động sản và công nghệ.
Tờ DWN cảnh báo Trung Quốc có thể trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc "chiến tranh lạnh" giữa Mỹ và Nga, và sẽ "loại bỏ những người châu Âu ra khỏi Ukraine".
Khủng hoảng Ukraine và nước bài trục lợi của Trung Quốc - ảnh 2
Trung Quốc không tranh giành với Mỹ, EU hay Nga mà "lặng lẽ" chiếm lĩnh thị trường nông nghiệp, xây dựng tại Ukraine.
Khác với người Mỹ và EU, Trung Quốc khi đầu tư thường không đặt nặng vấn đề chính trị. Bằng cách tiếp cận thực dụng, họ đã từng thể hiện điều đó ở châu Phi, châu Mỹ-La tinh, Đông Nam Á và Australia.
Theo tờ Global Finance, sự mở rộng thị trường của Trung Quốc là rất logic. Ở Ukraine, Trung Quốc quan tâm hàng đầu đến lĩnh vực nông nghiệp. Đầu 2013, Bắc Kinh đã muốn thuê 5% đất nông nghiệp của Ukraine.
Financial Times cho biết. cho đến đầu tháng 7/2015, Ukraine đã trở thành nhà xuất khẩu lương thực lớn nhất cho Trung Quốc.
Một nguồn tin từ The Washington Post, nhật báo lớn nhất tại Washington D.C, Mỹ cho hay, Ukraine đã trở thành nước xuất khẩu ngô lớn nhất vào Trung Quốc, vượt qua Mỹ. Kể từ khi Nga sáp nhập Crimea, Ukraine đã tăng cường thúc đẩy thương mại nông nghiệp với Trung Quốc lên mức 56%.
Khủng hoảng Ukraine và nước bài trục lợi của Trung Quốc - ảnh 3
Máy bay vận tải hạng nặng An-225 duy nhất của Ukraina có tổng tải trọng tới 640 tấn với 6 động cơ D-18T, tốc độ hành trình 800 km/giờ, tầm bay 15.000 km.
Song song với nông nghiệp, Trung Quốc đầu tư khá "khủng" vào kinh doanh xây dựng tại Ukraine, với số tiền lên đến 15 tỷ USD.
Xét về danh nghĩa, đây là số tiền Trung Quốc cho Ukraine vay, nhưng với điều kiện là các nhà thầu đại lục sẽ tham gia vào quá trình xây dựng các công trình dân sinh tại đất nước này.
Tờ DWN còn cho biết, Mỹ và Ukraine đang tập trung quyền kiểm soát thị trường năng lượng Ukraine, trong khi đó Trung Quốc lại chú mục vào thị trường nông nghiệp nước này, nơi sẽ mang lại cho họ nguồn lợi đáng kể.
Theo trang Want China Times, Trung Quốc chơi cả với Nga lẫn Ukraine, nhằm mục đích mua được một loại tàu đổ bộ phục vụ mục tiêu triển khai quân sự xa bờ, khi TQ đang mưu đồ dùng vũ lực tranh chấp trên biển với các nước láng giềng.
Ukraine đã ký các thỏa thuận hợp tác lớn với Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng, xây dựng cảng, và nông nghiệp. Và Ukraine cũng trở thành nhà cung ứng chính mặt hàng vũ khí và thiết bị quân sự cho Trung Quốc.
Gần đây, Ukraina cũng nhận được khoản vay 3,6 tỷ USD từ Trung Quốc, dùng để phát triển lĩnh vực năng lượng. 
Trung Quốc cũng rất quan tâm đến tiềm năng to lớn của các nhà máy đóng tàu và doanh nghiệp sửa chữa tàu của Ukraina. Ngoài ra, hai nước đã bắt đầu thực hiện kế hoạch cùng sản xuất máy bay chiến đấu.
Theo The Washington Post, chiến lược của Bắc Kinh là duy trì mối quan hệ thực dụng không liên kết trong không gian hậu Xô Viết. Nước này nhận ra lợi ích của việc cân bằng các mối liên kết thương mại với cả Nga và Ukraine, đặc biệt là muốn chiếm giữ lợi thế nhập khẩu giá rẻ từ nền kinh tế khủng hoảng ở Kiev. 


No comments:

Post a Comment