Khai thác tài nguyên để xuất khẩu không phải là hướng phát triển bền vững. Ảnh: Đặng Hiếu/báo Hải Quan
Doanh nghiệp đọc được tín hiệu đó, họ kết nối với quan chức để hưởng lợi. Cấp xã có doanh nghiệp cấp xã, huyện có doanh nghiệp cấp huyện, tỉnh có doanh nghiệp tỉnh. Anh Vũ Ngọc Hoàng (Phó ban Tuyên giáo Trung ương) có hỏi, tôi khẳng định là ngày nay, đây là hiện tượng rất phổ biến ở khắp các tỉnh thành. Về bản chất, đây là chủ nghĩa tư bản thân hữu.
Tôi là người ủng hộ sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhưng hoàn toàn không thấy vui mừng gì với xu thế như vậy. Sự phát triển của các “đại gia” như vậy còn đáng lo hơn sự độc quyền của doanh nghiệp nhà nước. Sự phát triển như vậy sẽ ngoài tầm kiểm soát của thị trường, của Nhà nước.
Khi doanh nghiệp lớn đó được chỉ định những dự án lớn, cấp các lô đất vàng, thì rõ ràng họ tạo ra bất công xã hội. Các doanh nghiệp khác có phấn đấu bao nhiêu, có năng lực thế nào, mà không có quan hệ thì không thể nào phát triển được. Có nghĩa là họ làm thui chột hết động lực phát triển xã hội. So cái được và cái mất, thì cái mất rất nhiều.
Sự phát triển như vậy làm triệt tiêu các cơ hội phát triển của các doanh nghiệp khác, làm thui chột tiềm năng phát triển của tỉnh đó, cũng như của quốc gia. Họ không phát triển thần kỳ do tài năng quản trị, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mà là bắt tay với chính quyền. Với cách thức như vậy, các doanh nghiệp đó không thể ra cạnh tranh toàn cầu được.
Lẽ ra các cơ quan dân cử phải giám sát được quá trình này. Đáng tiếc là lại không. Tôi e là xu hướng còn tiếp tục đến khi chia hết tài nguyên thì thôi nếu không có gì ngăn lại.
Nguyễn Đình Cung Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
No comments:
Post a Comment