Thuế tài nguyên đối với than và nhiều loại khoáng sản khác dự kiến sẽ tăng trong thời
gian tới, ảnh hưởng đến giá đầu vào nguyên liệu của một số nhà máy nhiệt điện hoặc
các ngành dùng nhiều đến than. Ảnh:TL
Theo dự kiến, để tăng thu ngân sách, tăng cường quản lý việc khai thác tài nguyên, Chính phủ sẽ tiếp tục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp vào tháng 9-2015 đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 712/2013 /UBTVQH13 về biểu mức thuế suất thuế tài nguyên.
Việc sửa đổi này dự kiến sẽ tác động tới hầu hết mọi lĩnh vực khai thác tài nguyên, ngoại trừ tài nguyên gỗ, theo tờ trình của Bộ Tài chính mới đây gửi lấy ý kiến các doanh nghiệp, bộ, ngành.
Theo dự thảo của Bộ Tài chính, các loại khoáng sản kim loại và không kim loại sẽ bị tăng thuế gồm:
+ Sắt: tăng từ 12% lên 15%;
+ Titan: tăng từ 16% lên 18%;
+ Vàng: tăng từ 15% lên 20%;
+ Ni-ken: tăng từ 10% lên 16%;
+ Wonfram, antimoan: tăng từ 18% lên 20%;
+ Đồng: tăng từ 13% lên 18%;
+ Các khoáng sản kim loại còn lại: tăng tương ứng lên thêm 3 điểm phần trăm.
+ Than: từ 7% lên 10% và từ 9% lên 12% tùy loại;
+ Cát: tăng từ 11% lên 15%;
+ Cát làm thủy tinh: tăng từ 13% lên 15%;
+ Granite: tăng từ 10% lên 15%;
+ Các khoáng sản không kim loại còn lại: tăng tương ứng lên thêm 3 điểm phần trăm. Riêng kim cương, ru-bi, sa-phia... tăng tương ứng lên thêm 5 điểm phần trăm.
+ Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp: tăng từ 8% lên 10% (mức trần);
+ Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện: tăng từ 4% lên 5% (mức trần).
Với mức thuế suất thuế tài nguyên dự kiến điều chỉnh đối với các loại tài nguyên như nêu trên thì số thu thuế tài nguyên tăng khoảng 3.367 tỉ đồng/năm và tổng số thu thuế tài nguyên (trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) đạt khoảng 14.159 tỉ đồng/năm.
Trong số này, riêng thuế suất đối với than được Bộ Tài chính lý giải như sau: Từ năm 2012 trở về trước, Việt Nam là nước xuất khẩu than. Kể từ năm 2013 kim ngạch xuất khẩu than giảm mạnh do nhu cầu than trong nước tăng, đặc biệt phục vụ nhu cầu đốt than để sản xuất điện. Năm 2014, lượng than đá xuất khẩu khoảng 7,2 triệu tấn, dự kiến năm 2015, 2016 xuất khẩu khoảng trên 1 triệu tấn.
Hiện nay, chính sách giá than, điện được điều hành theo cơ chế thị trường; Chính phủ đã có chủ trương cấm xuất khẩu than cám, điều chỉnh hợp lý kế hoạch khai thác và dự trữ than để đảm đảm bảo sản xuất điện trong các năm từ 2018-2020 . Do đó, để đảm bảo hợp lý nguồn than cho sản xuất điện, đề nghị tăng thuế suất thuế tài nguyên đối với than tương ứng từ 7% lên 10% và từ 9% lên 12%.
Với việc tăng mức thuế suất như trên, số thu thuế tài nguyên dự kiến đối với than khoảng 5.173,2 tỉ đồng, tăng khoảng 1.422,4 tỉ đồng. Theo báo cáo của Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam thì lợi nhuận/1 tấn than khai thác khoảng 74.000 đồng/tấn. Nếu tăng một điểm phần trăm thuế suất thuế tài nguyên đối với than thì lợi nhuận/1 tấn than khai thác giảm khoảng 13.500 đồng/tấn. Theo đó, nếu tăng thuế suất thuế tài nguyên đối với than tương ứng lên thêm ba điểm phần trăm như đề nghị nêu trên thì lợi nhuận/1 tấn than khai thác vẫn còn khoảng 33.500 đồng/tấn.
Biểu thuế mới dự kiến chỉ điều chỉnh giảm thuế các loại gỗ từ mức trần xuống mức sàn, tức là từ các mức thuế 35% giảm xuống còn 10% tùy theo nhóm gỗ. Riêng trầm hương và kỳ nam là hai loại gỗ quý hiếm thì tăng thuế từ 25% lên 30%.
Với mức thuế suất đề nghị điều chỉnh như trên thì số thu thuế tài nguyên dự kiến đối với sản phẩm của rừng tự nhiên chỉ giảm khoảng 13,1 tỉ đồng/năm.
Nếu biểu thuế này được thông qua, thì mức thu thuế tài nguyên mới sẽ áp dụng từ 1-1-2016.
Mời xem thêm:
Ngoc Lan
No comments:
Post a Comment