Báo diễn Đàn Doanh nghiệp, ngày 23/02/2015, http://dddn.com.vn/lang-kinh/cay-gay-va-cu-ca-rot-20150205041653500.htm, Theo lẽ thường, một cường quốc thường thể hiện sức mạnh của mình bằng tiền bạc hoặc sức mạnh quân sự nhưng có vẻ Trung Quốc đang cố gắng thay đổi “quan niệm” của thế giới đương đại về cái gọi là sức mạnh mềm.
“Quyền lực một phần”
Một nhà lãnh đạo Trung Quốc từng nói trong một buổi lễ tại Châu Âu về Học viện Khổng tử rằng, Học viện Khổng tử là một trong những cái cầu nối giấc mơ của Trung Quốc với giấc mơ của thế giới. Do vậy, đến nay, Trung Quốc đã “phủ sóng” cái gọi là cầu nối này ở trên 100 nước trên thế giới với trên 450 học viện, với nội dung quan trọng nhất là tạo nên một hình ảnh hiền lành, yêu chuộng hòa bình và công lý của Trung Quốc, nhằm xóa tan những nỗi sợ của mọi người đối với tham vọng bá quyền của Trung Quốc.
Và rồi, theo lẽ thường, dù muốn hay không thì Việt Nam cũng khó có thể cưỡng lại sự có mặt của nó. Tuy nhiên, sau khi có mặt tại Đại học Hà Nội vào tháng 10/2014, Viện Khổng Tử cũng đã nhận được khá nhiều sự nghi ngại từ phía dư luận, bởi lẽ, như tôi đã nói ở trên, thực tế, Trung Quốc những năm gần đây đang rất quyết liệt trong việc triển khai sức mạnh mềm của mình, triển khai vị thế của Trung Quốc, rồi cái người ta gọi là giấc mơ của Trung Quốc trên phạm vi toàn thế giới. Và Học viện Khổng Tử chính là nằm trong hệ thống những biện pháp để họ hướng tới, đạt vai trò, vị thế này.
Có lẽ, đó cũng chính là lý do vì sao bên Mỹ và Canada gần đây đều quyết định cắt đứt mối quan hệ một số trường đại học, cắt đứt quan hệ với một số tổ chức triển khai học viện này của Trung Quốc. Vậy phải chăng, giấc mơ bá chủ thế giới bằng sức mạnh mềm mà Trung Quốc hướng tới chỉ là ảo tưởng?
Tôi nói thế này, tình trạng ảo tưởng về sức mạnh của Trung Quốc bị chi phối bởi chỉ số GDP. Con số này từng đưa Trung Quốc vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn chưa bằng 1/3 so với Mỹ, và về quyền lực mềm, Trung Quốc không “ăn thua” gì so với Mỹ. Vậy là, Trung Quốc vẫn chưa phải là một quyền lực mang tính toàn cầu thực sự mà chỉ là quyền lực một phần. Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ vẫn như vậy. Ảo mộng “Trung Quốc là số 1” sẽ khiến Trung Quốc rơi vào “cái bẫy ngôn từ” theo cách đánh giá của thế giới bên ngoài.
“Hoà” nhưng “bất đồng”
Bí quyết trong cách thức ứng xử của cha ông là “hoà nhưng bất đồng” (nghĩa là, hoà hiếu nhưng không bị biến thành một với Trung Quốc). Các công cụ trí tuệ tinh hoa của Trung Quốc đã được cha ông ta tiếp biến thành công. Nền độc lập, nền văn hoá và cương thổ quốc gia được giữ vững. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, trước kia đối diện với sức mạnh mềm của Trung Quốc, Việt Nam có mặt đã không làm được hay làm tốt được như người Nhật Bản hay Triều Tiên đã làm đó là: hệ thống chữ viết thiếu sinh khí; nền học thuật thiếu bài bản; nền chính trị cho đến thế kỷ XIX lệ thuộc vào khuôn mẫu Trung Quốc. Sự lệ thuộc này chỉ chấm dứt khi thực dân Pháp đô hộ Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX - giữa thế kỷ XX. Nhưng kể từ khi cách mạng Việt Nam gắn với cách mạng Trung Quốc, ở chừng mực nào đó và ở một số giai đoạn nhất định đã xuất hiện trở lại tình trạng lệ thuộc, nhưng được khỏa lấp dưới những tên gọi khác. Do vậy, tôi nghĩ rằng, để đối phó với sức mạnh mềm của Trung Quốc điều đầu tiên là cần cảnh giác trước con bài lý tưởng và ý thức hệ chung, vì đối với Việt Nam hay các quốc gia một đảng khác, sự chi phối của ý thức hệ chính trị và thể chế chính trị mang tính quyết định đối với xã hội.
Giấc mơ bá chủ thế giới bằng sức mạnh mềm mà Trung Quốc hướng tới chỉ là ảo tưởng?
|
Thứ ba là, tăng cường một bước mạnh mẽ công tác thông tin đối ngoại bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Đi trước Trung Quốc một bước trên con đường dân chủ hoá, làm cho xã hội Việt Nam là một xã hội khoan dung, đầy tinh thần hoà giải và đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sức mạnh mềm mới của Việt Nam, phù hợp với hoàn cảnh; để người dân Việt Nam tự hào với thế giới về chủ nghĩa nhân văn cao cả của mình...
Và cuối cùng là các tầng lớp tinh hoa của Việt Nam cần hết sức cẩn trọng trong giao tiếp, mọi kế hoạch và dự án hợp tác giữa hai nước cần tính toán kỹ lưỡng sự tác động về mọi mặt, nhất là về an ninh quốc phòng; cần tham khảo ý kiến rộng rãi của các học giả uy tín về chuyên môn trước khi tuyên bố hợp tác hay không hợp tác.
Kết thúc cho bài viết này, tôi muốn mượn lời tác giả trong một bài viết đã đăng tải cách đây khá lâu trên tờ “The Diplomat” rằng, hình ảnh của Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới - trên bàn cờ quốc tế không được đẹp cho lắm. Rất ít người ưa Trung Quốc và họ cũng bị hiểu lầm khá nhiều. Nguyên nhân được cho là Bắc Kinh đã quá đà khi sử dụng chiến lược ngoại giao “cây gậy và củ cà rốt” chứ không biết tận dụng những tình cảm nồng ấm của các quốc gia khác. Người ngoại quốc thường chỉ chú ý đến Trung Quốc khi mà họ “phải chú ý” (với con mắt cảnh giác) chứ không phải vì họ “muốn chú ý”.
TS Hà Hồng Vân
Viện nghiên cứu kinh tế Trung Quốc
Viện nghiên cứu kinh tế Trung Quốc
No comments:
Post a Comment