Ảnh: FreakingNews.com
Sự chồng chất và bắt chéo của nhiều yếu tố kinh tế, công nghệ và chính trị thế giới sẽ gây ra những khó khăn cho việc điều chỉnh lần này. Có bốn lý do chính sau đây:
1.Những khó khăn kinh tế thế giới, đặc biệt ở hai vùng châu Âu và Trung Quốc đã làm kềm chế sức tiêu thụ năng lượng;
2. Những tiến bộ của công nghệ khai thác dầu đá phiến đã đưa tổng lượng sản xuất của Mỹ lên tới 9 triệu thùng/ ngày khiến nguồn cung dầu thế giới bị thặng dư khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày từ đầu năm nay;
2. Những tiến bộ của công nghệ khai thác dầu đá phiến đã đưa tổng lượng sản xuất của Mỹ lên tới 9 triệu thùng/ ngày khiến nguồn cung dầu thế giới bị thặng dư khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày từ đầu năm nay;
3. Các nước sản xuất dầu không ở trong tổ chức OPEC như Libya, Iran,.. phải tăng lượng sản xuất lên tới 4 triệu thùng/ ngày để đáp ứng những chi phí chiến tranh và khó khăn kinh tế;
4. OPEC, dưới áp lực của Saudi Arabia, đã quyết định giữ nguyên sản lượng bất chấp giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua và bất chấp ý kiến của một số thành viên muốn giảm sản lượng để chặn đứng đà giảm giá này.
Từ thặng dư dầu mỏ đến thỏa ước bí mật giữa Mỹ và Saudi Arabia
Có thể nói nguyên nhân gốc của khủng hoảng này chính là ở lãnh vực địa chính trị.
Tranh chấp tại Ukraine giữa Nga với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) là một nguyên nhân. Nước Nga đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự sụt giảm của giá dầu do nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ, 50% ngân sách quốc gia phụ thuộc vào nguồn năng lượng này tính theo giá 110 đô la Mỹ/thùng. Giá dầu giảm mạnh đã đẩy nền kinh tế Nga rơi vào khó khăn, đồng rúp mất giá chưa hẳn là kết quả của lệnh cấm vận do Mỹ và châu Âu áp đặt.
Tranh chấp tại vùng Trung Đông giữa phương Tây với nhóm Hồi giáo cực đoan (Nhà Nước Hồi giáo) và tranh chấp vai trò lãnh đạo giữa Saudi Arabia (phe Hồi giáo Sunni) và Iran (phái Shiite) cũng phải được tính đến. Iran chỉ có thể cân đối ngân sách quốc gia với giá dầu 140 đô la Mỹ/thùng. Với mức giá 50 đô la Mỹ/thùng, chắc có lẽ Iran sẽ phải bớt tham vọng phát triển vũ khí nguyên tử và giảm viện trợ cho chế độ Assad ở Syria, kẻ thù của Saudi Arabia. Sự bành trướng của nhóm “Nhà Nước Hồi giáo” cũng sẽ bị kềm chế vì nguồn tài chính đến từ dầu bán chui bị suy giảm.
Theo phân tích của Wall Streets Journal, hai cuộc tranh chấp này đã là nguồn gốc của thỏa ước giảm giá dầu giữa Mỹ và Saudi Arabia để làm yếu Iran và các đồng minh Syria của Assad, Hezbollah Liban ở mặt trận Trung Đông và Nga ở vùng Đông Âu.
Và một nguyên nhân nữa là sự tranh chấp giữa dầu đá phiến (Mỹ) và dầu mỏ (Saudi Arabia). Nhờ vào sự phát triển của công nghệ khai thác dầu đá phiến, Mỹ đã đưa lượng sản xuất lên tới 9 triệu thùng/ngày và theo nhiều dự đoán, lượng dầu thô khai thác ở Mỹ sẽ vượt 10 triệu thùng/ngày trong một vài năm tới và có cơ qua mặt Saudi Arabia để thành nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, từ đó đẩy Trung Đông ra khỏi vai trò làm điểm nóng địa chính trị thế giới, nơi quyết định giá dầu.
Trước viễn cảnh này, quyết định giảm giá dầu của Saudi Arabia cũng mang ý đồ muốn đánh bật các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ ra khỏi thị trường. Theo báo Le Figaro, nếu dầu hỏa ở mức giá khoảng 80 đô la Mỹ/thùng so với giá sản xuất khoảng 60-70 đô la Mỹ của dầu đá phiến, các nhà sản xuất Mỹ sẽ thiệt hại 15 tỉ đô la Mỹ. Nếu giá ở mức 50 đô la Mỹ/thùng như hiện nay còn kéo dài, nền công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ sẽ bị đe dọa trầm trọng! Hiện tại, nhiều dự án đã bị đình chỉ hoặc hủy bỏ, nhưng dầu sao những tác động của sự giảm giá dầu vẫn còn hạn chế đối với Mỹ.
Một ván cờ bất phân thắng bại
Giá dầu giảm mạnh đã và đang gây nhiều tác động lên kinh tế thế giới và sẽ tạo nên nhiều chuyển biến trong tương lai, như một ván cờ đang được đấu trí ngang tài ngang sức giữa các đối thủ. Thật vậy, nếu Nga và Iran có khả năng kháng cự cao (Tổng thống Putin đã tuyên bố nước Nga sẽ khôi phục lại kinh tế trong hai năm tới), điều này sẽ buộc đối thủ phải giữ giá dầu thấp trong khoảng thời gian dài từ một đến hai năm, .
Nhưng tình trạng này không thể kéo dài cho một số nước OPEC, theo tính toán của Bloomberg, giá dầu hiện ở dưới mức mà 9 trong 12 nước thành viên OPEC cần để cân đối ngân sách quốc gia, và nếu giá dầu tiếp tục giảm sâu, một số nước sẽ lâm vào tình trạng khốn khó. Nếu tình trạng này kéo dài cũng rất nguy hiểm cho công nghiệp dầu khí của Mỹ và gây khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch dùng dầu hỏa như một vũ khí chiến lược cho những tính toán mới của địa chính trị toàn cầu.
Cuộc chạy đua đã bắt đầu giữa hai phe đối thủ.
TS Khương Quang Đồng
No comments:
Post a Comment