"Chúng tôi tin rằng các tranh chấp nên được giải quyết giữa các bên liên quan trực tiếp thông qua đối thoại và tham vấn hòa bình", Indian Expressdẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc, nói hôm qua.
Trung Quốc có tranh chấp biển đảo với nhiều nước láng giềng ở Biển Đông, nơi được dự đoán có trữ lượng dầu khí lớn và là tuyến hàng hải huyết mạch của thương mại thế giới. Bắc Kinh muốn giải quyết tay đôi với từng quốc gia có tranh chấp, trong khi các bên có tuyên bố chủ quyền - yếu hơn nhiều về thực lực quân sự - mong muốn một giải pháp tổng thể cho vấn đề giữa nhiều bên liên quan
Trung Quốc theo dõi sát sao chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama tới Ấn Độ. Một số nhà phân tích cho rằng việc Mỹ đặt ưu tiên quan tâm đến Ấn Độ có thể là nhằm kiềm chế Trung Quốc, tuy nhiên bà Hoa bác bỏ ý kiến này.
"Tôi không cho rằng cách suy nghĩ cũ như vậy của thời chiến tranh lạnh có thể thích hợp với thế kỷ 21", Hoa nói.
Tổng thống Mỹ Obama (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tại New Delhi hôm qua. Ảnh: EPA
|
Tuy nhiên báo chí Trung Quốc vẫn có nhiều bình luận đầy cảnh giác về chuyến thăm của Obama, cho rằng mối quan hệ giữa New Delhi và Washington hiện nay là "không tự nhiên".
Xinhua tỏ ra không bị ấn tượng trước các triển vọng hợp tác Mỹ - Ấn, cho rằng "một chuyến thăm ngắn như thế không thể đủ để hai nươc trở thành những người bạn thực sự bởi họ có quá nhiều khác biệt". Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho rằng các liên hệ nồng ấm hiện nay là "nhân tạo".
Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc bình luận rằng Washington đang đặt kỳ vọng cao vào Ấn Độ. "Mỹ muốn dùng Ấn Độ để kiềm tỏa Trung Quốc, nhưng New Delhi có thể không đồng ý với chiến lược đó", đài này nói.
Sau khi Mỹ và Ấn Độ giải quyết các khúc mắc trong thỏa thuận hạt nhân dân sự, New Delhi sẽ trở thành nhà cung cấp hạt nhân quan trọng trên thế giới. Nói về triển vọng Ấn Độ gia nhập Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG), phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc cho biết họ chào đón Ấn Độ gia nhập, miền là "thành viên mới phải tuân thủ một số quy định".
Bà Hoa giải thích thêm rằng việc mở rộng NSG, mà Trung Quốc là một thành viên, cần được bàn thảo kỹ lưỡng để đạt được sự thống nhất của các thành viên hiện hữu. Việc này cần "hết sức thận trọng", bà nói.
Ánh Dương
No comments:
Post a Comment