TS NGUYỄN BÁCH
PHÚC - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và
Quản lý TP.HCM HASCON - Viện trưởng Viện Điện – Điện tử – Tin học
EEI
Về nguyên tắc, ngập lụt thường do 3 nguyên
nhân chính: nước lũ của dòng sông tràn lên bờ, nước úng khi mưa lớn, và nước
triều cường. Muốn chống được úng ngập thì phải xây dựng được các công trình chống úng ngập, tốn hàng chục tỷ USD. Chính
quyền Trung ương và chính quyền Thành phố đã hết sức chú trọng công tác này, đã
xây dựng, phê duyệt các quy hoạch và đã hết sức cố gắng huy động
các nguồn vốn để thực hiện các quy hoạch đó. Còn những gì chưa làm được, không
phải là lỗi của chính quyền, công bằng mà nói là lỗi của “lực bất tòng tâm”. Ai
cũng muốn chống ngập, ai cũng muốn xây dựng thật nhanh, thật tốt các công trình
chống ngập, mong muốn đó là chính đáng, nhưng chỉ có thể thực hiện được khi có
vật lực, cái mà chúng ta tìm mãi chưa ra.
1.
Nhắc
lại sơ lược về các nguyên nhân gây úng ngập:
Trước tiên, về nguyên tắc, ngập lụt thường do 3 nguyên
nhân chính: nước lũ của dòng sông tràn lên bờ, nước úng khi mưa lớn, và nước
triều cường.
Về nguyên nhân 1, nước lũ của dòng sông: TP.HCM hiện tại
không có lũ của dòng sông, vì thành phố ở gần Biển. Nước lũ chỉ dâng cao, gây
lũ lên 2 bên bờ sông ở những nơi xa biển,
nhất là những nơi địa hình cao, độ dốc dòng sông lớn, lưu vực hẹp. Hơn nữa, lưu
vực sông SG và sông Đồng Nai đã có 2 hồ điều hòa rất lớn, Dầu Tiếng 1,7 tỷ mét
khối, Trị An 2,9 tỷ mét khối, lưu vực này hầu như không còn lũ lụt và hạn hán, TP
ở bên bờ sông Sài Gòn, trong lưu vực này.
Về nguyên nhân 2, ngập úng khi mưa lớn: Khi mưa lớn, lẽ
ra nước phải được thoát nhanh ra sông, ra các hồ chứa tự nhiên. Nhưng hiện nay ở
TP.HCM do nhiều nguyên nhân, nước không thể thoát nhanh ra sông Sài Gòn được,
còn hồ chứa tự nhiên thì đã bị chúng ta lấp hết.
Thực ra trước năm 1975 TP không bị ngập úng. Còn hiện
tại, ngập úng ngày càng nặng nề.
Vấn đề là ở chỗ: một là, hệ thống Cống rãnh thoát nước,
xây dựng trước 1975 đã quá cũ, đã xuống cấp, đã hư hỏng, cần phải thay mới đồng
bộ, nhưng chúng ta chưa có điều kiện để làm. Hai là từ năm 1995 đến nay, chúng
ta xây dựng rất nhiều khu dân cư, khu công nghiệp, nhưng không lưu ý đến hệ thống
thoát nước của các khu đó, đặc biệt chưa có hoặc chưa thực thi các biện pháp nhằm
tăng cường năng lực của hệ thống thoát nước chung của TP trong tình hình mới.
Ba là san lắp mặt bằng ồ ạt, đua nhau lấy hết các khu vực chứa nước tự nhiên , như
các hồ, đầm, vùng trũng ở khắp TP, nhất là ở Quận 7, Quận 8, Huyện Bình Chánh, Huyện
Nhà Bè, thậm chí là ở Quận 1: khu Miếu Nổi,…
Về nguyên nhân 3, ngập triều cường: trước năm 1995,
theo thống kê hơn trăm năm từ thời Pháp, đỉnh triều cường ở trạm Phú An TP.HCM
không bao giờ vượt quá 1,30 mét, nhưng từ năm 1995 lại nay đỉnh triều cường ở
trạm Phú An dâng cao theo từng năm, năm 2014 lên đến 1,68 mét, nghĩa là trong
vòng 20 năm qua đỉnh triều cường tại TP.HCM đã tăng lên xấp xỉ 40cm. Trước năm
1995, vì đỉnh triều cường thấp, nước triều cường không tràn vào thành phố,
không có hiện tượng úng, ngập lụt do triều cường. Nhưng 10 năm lại đây, mỗi lần
triều cường là nước tràn vào thành phố, mỗi năm một trầm trọng hơn.
Nhiều người tưởng rằng đỉnh triều cường dâng cao là do
nước biển dâng, bởi tình trạng biến đổi khí hậu gần đây. Nhưng không phải như
thế, mực nước biển trong 30 năm qua theo đo đạc chính xác chỉ dâng thêm khoảng
2 cm, so với mức ổn định hàng trăm năm lại đây. Do vậy nguyên nhân nào đã làm đỉnh
triều cường dâng cao gần 40 cm trong khi mực nước biển chỉ dâng cao có 2 cm? Theo
quan điểm của các nhà khoa học thuộc Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý
TP.HCM chúng tôi, nguyên nhân là ở chỗ: chúng ta đã xây đê bao ngăn nước mặn
cho niều vùng rộng lớn, hoặc lấp gần hết các không gian trống, vốn là những nơi
chứa nước triều cường như ao hồ, vùng trũng sình lầy. Lượng nước triều cường dồn
từ ngoài biển vào thì không thay đổi, nhưng không gian chứa đã bị thu hẹp, làm
cho nước triều cường buộc phải dâng cao. Không gian chứa nước triều cường bị
thu hẹp ở chỗ: chúng ta đã đắp đê ngăn nước ở huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, Quận
7, những nơi mà theo quy hoạch không gian đô thị của người Pháp thiết lập hơn
trăm năm trước đây là không gian để chứa nước triều cường. Chúng ta đã lấp hết
những hồ, ao, đầm, vùng trũng trong thành phố để xây cất Khu dân cư, Khu công
nghiệp, cũng thực sự góp phần làm giảm không gian chứa nước triều cường.
2.
Quy
hoạch chống úng ngập toàn diện và triệt để cho TP.HCM của Tư vấn Nhật Bản JICA
năm 2000:
Khoảng năm 2000 Việt Nam thuê tư vấn Nhật JICA xây dựng
quy hoạch tổng thể chống úng ngập cho Thành phố. Quy hoạch này đã được Chính phủ
và Thành phố phê duyệt. Quy hoạch dự kiến trong vòng 10 năm phải xây dựng nhiều
công trình chống ngập, với tổng số vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD. Nếu chúng ta thực
hiện được đúng quy hoạch này thì đến năm 2010-2011 Thành phố đã hết úng ngập. Nhưng
chúng ta đã không thực hiện được quy hoạch bởi lý do đơn giản là không có tiền.
Ngân sách của Trung ương và của Thành phố không có 9, 10 tỷ USD, vay ODA cũng
không phải dễ dàng. Vì không có tiền, Thành phố thực hiện quy hoạch một cách chắp
vá, tùy theo cơ hội vay được tiền, chứ không thể thực hiện đồng bộ theo đúng
quy hoạch. Không những thực hiện quy hoạch “xộc xệch”, chúng ta lại chỉ vay được
rất ít tiền. Đến năm 2010-2011, chỉ vay và giải ngân được khoảng 1 tỷ USD.
Chính quyền và báo chí chỉ đưa thông tin rằng chúng ta
đã đổ ra rất nhiều tiền (1 tỷ USD, là 1000 triệu USD), mỗi công trình mấy trăm
triệu USD, nhưng không nói rõ như thế là còn quá ít, chưa ăn thua gì. Còn người
dân lại đơn giản là chỉ trực tiếp thấy ngập vẫn hoàn toàn ngập, càng ngày ngập càng
nặng hơn. Dư luận vì vậy cứ ồn ào rằng “càng chống càng ngập”.
Có thể nói chính xác rằng, chưa thể biết đến bao giờ
Thành phố mới hết ngập, bởi vì chưa biết đến bao giờ chúng ta mới có đủ 10 tỷ
USD để xây dựng các công trình chống ngập, đúng với quy hoạch của JICA cách đây
mười mấy năm, và 800 triệu USD theo quy hoạch chống ngập do đỉnh triều cường.
3.
Quy
hoạch chống ngập do đinh triều cường:
Trong khi quy hoạch của JICA không có tiền để thực hiện, thì tại Thành
phố lại diễn ra tình trạng úng ngập do đỉnh
triều cường dâng cao, như đã phân tích ở trên, điều mà quy hoạch của JICA không
lường trước được. Để đối phó với việc này, năm 2008 Bộ NN&PTNT và UBND
Thành phố đã cho thiết lập một quy hoạch riêng về chống ngập do triều cường,
song song với quy hoạch của JICA năm 2010. Quy hoạch này cũng đã được Chính phủ
và Thành phố phê duyệt. Quy hoạch dự kiến xây dựng một vòng đê bao, bao kín
thành phố, với 13 Cống trên vòng đê bao đó, để khi triều cường dâng lên thì đóng
các Cống lại, nước triều cường không thể vào Thành phố được, khi nước triều cường
hạ xuống thì 13 cửa Cống sẽ mở ra cho thuyền bè lưu thông và nước trong Thành
phố chảy ra ngoài sông Sài Gòn. Quy hoạch này ước lượng tổng chi phí gần 800
triệu USD.
Lưu ý rằng quy hoạch JICA và quy hoạch chống ngập triều
cường là song song tồn tại với nhau, chứ không phải phủ định lẫn nhau như một số
người lầm tưởng, mỗi quy hoạch có một mục tiêu và nhiệm vụ riêng.
Thành phố đã lập các Ban quản lý Dự án xây dựng một
vài Cống trong số 13 Cống này, nhưng hầu như chưa có gì tiến triển, vì vấn đề đầu
tiên vẫn là tiền đâu.
4.
Thử
hình dung sự nghiệp chống úng ngập của TP.HCM trong tương lai:
Trước hết là vai trò của chính quyền, chính quyền
Trung ương và chính quyền Thành phố đã hết sức chú trọng công tác này, đã xây dựng
các quy hoạch, đã phê duyệt các quy hoạch và đã hết sức cố gắng huy động các
nguồn vốn để thực hiện các quy hoạch đó. Còn những gì chưa làm được, không phải
là lỗi của chính quyền, công bằng mà nói là lỗi của “lực bất tòng tâm”. Ai cũng
muốn chống ngập, ai cũng muốn xây dựng thật nhanh, thật tốt các công trình chống
ngập, mong muốn đó là chính đáng, nhưng chỉ có thể thực hiện được khi có vật lực,
cái mà chúng ta tìm mãi chưa ra.
Về phía người dân, chắc chắn khó có thể đóng góp tiền
của vào các công trình chống ngập, bởi lẽ ai cũng còn nhiều khó khăn, vất vả,
trong khi kinh phí chống ngập rất lớn, cả chục tỷ đô la Mỹ, nếu chia đều thì mỗi
người dân phải đóng góp vài chục triệu, mỗi gia đình đóng góp không dưới trăm
triệu, tiền đâu ra!?. Có lẽ việc duy nhất người dân có thể đóng góp là: cố gắng
nhận thức đúng tình thế, để đừng kêu ca phàn nàn, và nhất là sẵn sàng chấp nhận
“sống chung với ngập úng”.
Có một điều chúng ta có thể làm được, nhưng có lẽ
không ai muốn làm, là thôi đừng san lấp những không gian chứa nước tự nhiên,
tuy còn lại rất ít ỏi. Năm 2009 tại Hội thảo chống ngập úng do Hội Tư vấn Khoa
học Công nghệ và Quản lý HASCON kết hợp với Trường ĐH Tôn Đức Thắng tổ chức,
chúng tôi đã cảnh báo triều cường sẽ tiếp tục dâng cao nếu chúng ta tiếp tục
san lấp vùng trũng, và chúng tôi đã kiến nghị việc mở rộng và phát triển Thành
phố nên hướng về phía Củ Chi, Thủ Đức là vùng đất cao không cần san lấp. Nhưng
những kiến nghị của chúng tôi bị mọi người bỏ qua. Kết quả đích thực là đỉnh
triều cường tiếp tục dâng cao, năm 2009 đó, đỉnh triều cường là 1,56 mét, đến
năm nay, năm 2014 đã dâng lên 1,68 mét. Trong 5 năm kể từ ngày có cảnh báo của
chúng tôi, đỉnh triều cường đã tăng thêm 12 cm, và sẽ tiếp tục tăng cao nữa
trong tương lai nếu chính quyền không có chiến lược và quy hoạch chế tài việc
san lấp và định hướng phát triển thành phố về vùng cao.
No comments:
Post a Comment