Ngay từ khi đảm nhiệm vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ở ông Bình toát lên một sự tự tin; cách điều hành “đánh bài ngửa” trở nên quen thuộc.
“Tôi từng nói không sợ lòng dân hẹp, chỉ sợ mình có đức và tài hay không. Nếu làm ra kết quả tốt thì người dân sẵn sàng đánh giá mình tốt. Và đúng như vậy, lòng dân không hẹp”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhớ lại quãng thời gian điều hành vừa qua.
Bởi lẽ, giữa năm 2013, các kết quả mà ông Bình làm từ cuối 2011 mới chỉ bắt đầu định hình, phần lớn người dân chưa thực sự sờ mó được, thụ hưởng được. Trong khi đó, vấn đề quản lý thị trường vàng nóng bỏng, tỷ giá vẫn nhăm nhe bất ổn, nợ xấu tăng cao, tái cơ cấu hệ thống phức tạp…
Bước sang năm 2014, tình thế đã khác. Không còn phải chống đỡ các vấn đề thanh khoản, xáo trộn vàng - “đô”, cá nhân ông Bình và Ngân hàng Nhà nước có thêm thời gian và điều kiện để làm được nhiều việc hơn. Các kết quả vì thế cũng dần sờ mó được.
Vẫn tính cách cũ
Như một bài viết nhìn lại năm trước của VnEconomy, ngay từ khi đảm nhiệm vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ở ông Bình toát lên một sự tự tin; cách điều hành “đánh bài ngửa” trở nên quen thuộc.
Dĩ nhiên, phải có cơ sở để ngửa bài. Còn với thị trường và doanh nghiệp, họ được ngửa bài chính sách, được định hướng trước để có thêm điều kiện chủ động ứng xử trong kinh doanh.
Mở đầu 2014, một lần nữa, khi mà Quốc hội và Chính phủ yêu cầu tập trung kiểm soát lạm phát ở mức 6%, ông Bình báo cáo: chỉ ở khoảng 5% thôi.
Một lần nữa, bởi năm trước ông cũng dự tính chỉ 6% trong khi mục tiêu định hướng chung là 7%, và thực tế cuối cùng ở 6,04%. Năm nay, nếu loại trừ các yếu tố bất thường như giá dầu, Ngân hàng Nhà nước tính toán lạm phát vẫn ở mức 4,85% - sát với định hướng 5% đó.
Tất nhiên là có các mô hình dự báo để dự tính con số 5%. Nó trở nên quan trọng, vì Ngân hàng Nhà nước cần bám sát để định chính sách lãi suất. Dự tính được mức thấp hơn, nên từ đầu năm cơ quan này đã đặt mục tiêu giảm tiếp ít nhất 1,5-2%/năm lãi suất cho vay.
Đến nay, điều này đã làm được. Ông Bình từng nói, tin tưởng kiểm soát được lạm phát 2014 ở 5% để áp trần lãi suất 6%/năm và sau đó hạ xuống 5,5%/năm, bởi hạ xuống thấp nữa sẽ nguy hiểm.
“Nguy hiểm” cụ thể nhất vẫn là với tỷ giá. Năm thứ ba ông Bình điều hành, thị trường tiếp tục có thêm cam kết khoảng biến động tỷ giá. Lần thứ tư (kể cả cam kết cuối 2011) nó được giữ vững. Nhưng không vì thế mà bớt áp lực.
Sau lần phá giá 1% tháng 6, cuối tháng 11 đầu tháng 12 tỷ giá biến động, thị trường có biểu hiện căng thẳng, đồn đoán điều chỉnh dần loang rộng. Sau cuộc họp đến tối muộn với các cộng sự, Thống đốc phát lệnh bán ra can thiệp, xóa bỏ các đồn đoán và hiệu ứng của nó.
Đó là quyết định mà sau này ông nói: cần phải có những nắm đấm đủ mạnh để khẳng định quyết tâm và định hướng của mình, như thế thị trường mới tin tưởng.
Đi trên băng mỏng
Chủ động và tự tin nói trước về lạm phát, lãi suất và tỷ giá để điều hành, nhưng không hẳn luôn suôn sẻ. Ngay từ đầu năm, chính sách tiền tệ đã đứng trước thử thách lớn, mà việc giữ ổn định các cân đối được ví như đi trên băng mỏng.
Quốc hội cho phép, Chính phủ tập trung triển khai kế hoạch phát hành tới khoảng 300.000 tỷ đồng trái phiếu. Quy mô rất lớn này chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng. Đáp ứng đủ thì còn tiền để hỗ trợ các nguồn khác không, như tín dụng? Cầu trái phiếu lớn như vậy, mục tiêu và yêu cầu giảm lãi suất có bị cản trở không? Các cân đối thanh khoản, lãi suất, tỷ giá có bị tổn thương không?
Việc điều tiết nguồn và đáp ứng nhu cầu trái phiếu trên, gắn với lãi suất giảm thấp là đóng góp lớn của chính sách tiền tệ năm qua. Nhưng đổi lại là gì?
Tại hội nghị sơ kết giữa năm của ngành ngân hàng, đã có kiến nghị và cả thất vọng rằng: các ngân hàng dồn vốn cho trái phiếu Chính phủ, đổi lại cần đẩy mạnh giải ngân cho đầu tư công, đưa tiền ra để kích cầu ấm lên, để kích thích tín dụng và góp phần phá băng nợ xấu… Thế nhưng, nửa đầu năm tốc độ đầu tư công không như kỳ vọng. Thậm chí, trái phiếu bội thu lại “nhồi” ngược trở lại ngân hàng dưới dạng tiền gửi, hệ thống và việc điều hành càng khó khăn vì thừa tiền…
Cùng với khó khăn đó, giữa năm 2014, xuất hiện một thử thách bất thường. Cho đến nay, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 và tác động của nó có lẽ là trải nghiệm đặc biệt nhất trong hơn ba năm điều hành của Thống đốc Bình.
Tại một cuộc họp khẩn sau diễn biến phức tạp của các vụ bạo động tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, ông Bình nhận định: phải phản ứng thật nhanh, khẳng định thật chắc chắn thông điệp của mình tới thị trường và nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu không, mọi thành quả hơn hai năm qua tạo lập được trên thị trường vàng, tỷ giá và thanh khoản hệ thống sẽ tiêu tan, bởi tài chính - tiền tệ là lĩnh vực dễ tổn thương đầu tiên trước các biến cố.
Không quá khi nhận định vậy. Thị trường thời điểm đó đã có dấu hiệu hoang mang ở một bộ phận tiền gửi, sự rục rịch phòng thân với vàng - “đô” trong dân cư. Và hơn hết, chỉ cần dòng vốn đầu tư nước ngoài khựng lại, ngừng giải ngân, vốn đầu tư gián tiếp đảo chiều, tình huống hàng tỷ USD ra đi như năm 2008 là ám ảnh đối với nhà điều hành.
Cuộc gặp giữa Thống đốc với lãnh đạo các định chế tài chính nước ngoài lập tức được tổ chức. Và trong một lần hiếm hoi, người ta thấy ông phải dán mắt vào văn bản, đọc từng chữ khi phát biểu.
Khi đó, bối cảnh quá nhạy cảm và cẩn trọng, không còn là tiền tệ nữa, mà còn là chính trị, ngoại giao trước một thử thách lớn của đất nước.
Đó là biến cố nổi bật trong năm 2014, từng đặt các thành quả ổn định mà Ngân hàng Nhà nước tạo được vào thế mong manh. Rồi cũng qua, hệ thống đã vững vàng hơn, nhưng không hẳn là đã bớt rủi ro.
Bằng chứng là, năm qua, thêm một lần nữa ông Bình chưa dám dấn một bước thực sự mạnh cho an toàn hệ thống. Nói hình ảnh, chính sách phải tiếp tục nhón chân trên băng mỏng. Đó là mong muốn thực hiện Thông tư 02 và Thông tư 36.
Thực hiện tốt hai cơ chế theo các thông tư trên, hệ thống các ngân hàng Việt Nam thực sự đạt một chuẩn mới, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, lành mạnh và minh bạch hơn; đặc biệt lần đầu tiên mới có phán quyết mạnh mẽ về sở hữu chéo như vậy (Thông tư 36).
Nhưng vì sao chưa dám dấn ngay, vì sao Thông tư 02 phải giãn ra, xử lý sở hữu chéo phải pha loãng áp lực trong một năm nữa? Ông Bình từng giải thích trước Quốc hội: phải “nhón chân” vì sức khỏe hệ thống chưa đảm bảo để siết lại một cách toàn diện. Một cơ thể có bệnh, cần liều thuốc phù hợp, tránh chưa chết vì bệnh thì đã chết vì dùng thuốc quá liều…
Dù thế nào, tinh thần và lộ trình Thông tư 02 và Thông tư 36 đã định. Công chúng có được hy vọng hệ thống các ngân hàng sẽ thực sự chuẩn hóa hơn nữa trong tương lai gần.
Mảnh vỡ điển hình
Cùng với tình thế đi trên băng mỏng, năm 2014 cũng chứng kiến những mảnh vỡ dưới đôi chân của nhà quản lý hệ thống.
Các vụ án “bầu” Kiên, Huyền Như lần lượt đưa ra xét xử. Cùng đó, lại phát sinh vụ việc tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Mặc dù đúng ra, những vụ án này bắt nguồn từ những xáo trộn trong quá khứ. Như việc siết chặt quản lý kinh doanh vàng và xóa bỏ sàn vàng là môi trường làm bộc lộ những trường hợp như “bầu” Kiên. Vụ Huyền Như, vài người trong ngành được biết đến từ bộ hồ sơ đặt lên bàn Thống đốc, một tuần sau khi ông Bình nhậm chức (tháng 8/2011), khi ông quyết định lập các đội thanh tra chuyên biệt…
Tương tự, sự kiện ông Hà Văn Thắm bị bắt năm qua cũng gợi lại thời cao điểm chuẩn bị tái cơ cấu. Cuối 2011, Ngân hàng Nhà nước thanh tra OceanBank, phát hiện sai phạm và yêu cầu khắc phục. Sau ba năm, các cá nhân liên quan không những không khắc phục được mà còn có sai phạm thêm, vụ việc buộc phải xử lý hình sự.
Trong năm, Thống đốc đã giải trình các vụ việc trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ông nói rằng, dù vụ việc xẩy ra ở đâu, khi nào, nhưng thuộc hệ thống mình quản lý thì cá nhân ông chịu trách nhiệm và khắc phục.
Cứ làm việc đi
Một năm có nhiều thử thách, các sự kiện nóng bỏng và cả ồn ào như vậy, nhưng cá nhân Thống đốc Bình có phần lặng lẽ khi sờ nắm các thành quả.
Trong lần trò chuyện với VnEconomy trước thềm tổng kết hoạt động ngành 2014, nhắc lại sự kiện các tổ chức quốc tế liên tục nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam và các ngân hàng thương mại, hay kết quả Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm ở mức cao, ông nói ngắn gọn: “Có niềm vui hôm nay mới nhớ những nhọc nhằn trải qua”.
Điều ông đúc kết là cứ làm việc đi, làm đúng và có kết quả thì sẽ được ghi nhận: “Tôi từng nói không sợ lòng dân hẹp, chỉ sợ mình có đức và tài hay không. Nếu làm ra kết quả tốt thì người dân sẵn sàng đánh giá mình tốt. Và đúng như vậy, lòng dân không hẹp”.
Hai năm trước, chính sách tiền tệ phải chống đỡ nhiều hơn, các kết quả mới chỉ định hình, hoặc vẫn còn nhiều hoài nghi. Đến nay, khi thanh khoản hệ thống đảm bảo, lạm phát và lãi suất kiểm soát ở mức thấp, các thị trường vàng và ngoại tệ được giữ ổn định…, không thể phủ nhận là người dân và doanh nghiệp đang được thụ hưởng những giá trị.
Thế nhưng, chuyện vay vốn, nợ xấu, tái cơ cấu vẫn còn nhức nhối.
Ông Bình nói rằng, điều ông trông đợi là sự chuyển biến thực sự của tái cơ cấu doanh nghiệp trong năm tới. Bởi các khách hàng có tốt lên, năng lực tài chính và quản trị có thay đổi tốt lên, thì ngân hàng mới sống vững được, mới cho vay thông suốt và xử lý nợ xấu tốt được.
Với nợ xấu, đến 2014, bằng nguồn lực của mình, toàn hệ thống đã tự xự lý được 54,6% tổng số phát sinh tính đến giữa 2012 - thời điểm bắt đầu triển khai đề án Chính phủ giao. Một kết quả mà ông Bình cho là được, vì còn nhiều vướng mắc trong vấn đề pháp lý và nguồn lực tài chính tự thân.
Còn tái cơ cấu, một điều bị mang tiếng “nói trước bước không qua” trong năm 2014 của ông Bình là sáp nhập thêm 6-7 ngân hàng.
Cho dù, ở đây cũng có điều khó nói. Thử hình dung, nhà đầu tư nước ngoài vào và ra giá tốt hơn để mua một ngân hàng đang niêm yết. Mọi tính toán trước đó của các ông chủ và nhà quản lý phải khựng lại để xem xét.
Với nhóm 6-7 ngân hàng lẽ ra đã sáp nhập cũng vậy. Đã xuất hiện những dòng vốn tư nhân, vốn nước ngoài ngấp nghé dạm hỏi, hứa hẹn kết quả tái cơ cấu tốt hơn, thay vì cứ nhất nhất theo phương án cũ. Ngân hàng Nhà nước đã chủ động phanh lại lộ trình, do nhìn thấy có cơ hội mới khi thị trường ấm lên.
Bởi lẽ, giữa năm 2013, các kết quả mà ông Bình làm từ cuối 2011 mới chỉ bắt đầu định hình, phần lớn người dân chưa thực sự sờ mó được, thụ hưởng được. Trong khi đó, vấn đề quản lý thị trường vàng nóng bỏng, tỷ giá vẫn nhăm nhe bất ổn, nợ xấu tăng cao, tái cơ cấu hệ thống phức tạp…
Bước sang năm 2014, tình thế đã khác. Không còn phải chống đỡ các vấn đề thanh khoản, xáo trộn vàng - “đô”, cá nhân ông Bình và Ngân hàng Nhà nước có thêm thời gian và điều kiện để làm được nhiều việc hơn. Các kết quả vì thế cũng dần sờ mó được.
Vẫn tính cách cũ
Như một bài viết nhìn lại năm trước của VnEconomy, ngay từ khi đảm nhiệm vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ở ông Bình toát lên một sự tự tin; cách điều hành “đánh bài ngửa” trở nên quen thuộc.
Dĩ nhiên, phải có cơ sở để ngửa bài. Còn với thị trường và doanh nghiệp, họ được ngửa bài chính sách, được định hướng trước để có thêm điều kiện chủ động ứng xử trong kinh doanh.
Mở đầu 2014, một lần nữa, khi mà Quốc hội và Chính phủ yêu cầu tập trung kiểm soát lạm phát ở mức 6%, ông Bình báo cáo: chỉ ở khoảng 5% thôi.
Một lần nữa, bởi năm trước ông cũng dự tính chỉ 6% trong khi mục tiêu định hướng chung là 7%, và thực tế cuối cùng ở 6,04%. Năm nay, nếu loại trừ các yếu tố bất thường như giá dầu, Ngân hàng Nhà nước tính toán lạm phát vẫn ở mức 4,85% - sát với định hướng 5% đó.
Tất nhiên là có các mô hình dự báo để dự tính con số 5%. Nó trở nên quan trọng, vì Ngân hàng Nhà nước cần bám sát để định chính sách lãi suất. Dự tính được mức thấp hơn, nên từ đầu năm cơ quan này đã đặt mục tiêu giảm tiếp ít nhất 1,5-2%/năm lãi suất cho vay.
Đến nay, điều này đã làm được. Ông Bình từng nói, tin tưởng kiểm soát được lạm phát 2014 ở 5% để áp trần lãi suất 6%/năm và sau đó hạ xuống 5,5%/năm, bởi hạ xuống thấp nữa sẽ nguy hiểm.
“Nguy hiểm” cụ thể nhất vẫn là với tỷ giá. Năm thứ ba ông Bình điều hành, thị trường tiếp tục có thêm cam kết khoảng biến động tỷ giá. Lần thứ tư (kể cả cam kết cuối 2011) nó được giữ vững. Nhưng không vì thế mà bớt áp lực.
Sau lần phá giá 1% tháng 6, cuối tháng 11 đầu tháng 12 tỷ giá biến động, thị trường có biểu hiện căng thẳng, đồn đoán điều chỉnh dần loang rộng. Sau cuộc họp đến tối muộn với các cộng sự, Thống đốc phát lệnh bán ra can thiệp, xóa bỏ các đồn đoán và hiệu ứng của nó.
Đó là quyết định mà sau này ông nói: cần phải có những nắm đấm đủ mạnh để khẳng định quyết tâm và định hướng của mình, như thế thị trường mới tin tưởng.
Đi trên băng mỏng
Chủ động và tự tin nói trước về lạm phát, lãi suất và tỷ giá để điều hành, nhưng không hẳn luôn suôn sẻ. Ngay từ đầu năm, chính sách tiền tệ đã đứng trước thử thách lớn, mà việc giữ ổn định các cân đối được ví như đi trên băng mỏng.
Quốc hội cho phép, Chính phủ tập trung triển khai kế hoạch phát hành tới khoảng 300.000 tỷ đồng trái phiếu. Quy mô rất lớn này chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng. Đáp ứng đủ thì còn tiền để hỗ trợ các nguồn khác không, như tín dụng? Cầu trái phiếu lớn như vậy, mục tiêu và yêu cầu giảm lãi suất có bị cản trở không? Các cân đối thanh khoản, lãi suất, tỷ giá có bị tổn thương không?
Việc điều tiết nguồn và đáp ứng nhu cầu trái phiếu trên, gắn với lãi suất giảm thấp là đóng góp lớn của chính sách tiền tệ năm qua. Nhưng đổi lại là gì?
Tại hội nghị sơ kết giữa năm của ngành ngân hàng, đã có kiến nghị và cả thất vọng rằng: các ngân hàng dồn vốn cho trái phiếu Chính phủ, đổi lại cần đẩy mạnh giải ngân cho đầu tư công, đưa tiền ra để kích cầu ấm lên, để kích thích tín dụng và góp phần phá băng nợ xấu… Thế nhưng, nửa đầu năm tốc độ đầu tư công không như kỳ vọng. Thậm chí, trái phiếu bội thu lại “nhồi” ngược trở lại ngân hàng dưới dạng tiền gửi, hệ thống và việc điều hành càng khó khăn vì thừa tiền…
Cùng với khó khăn đó, giữa năm 2014, xuất hiện một thử thách bất thường. Cho đến nay, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 và tác động của nó có lẽ là trải nghiệm đặc biệt nhất trong hơn ba năm điều hành của Thống đốc Bình.
Tại một cuộc họp khẩn sau diễn biến phức tạp của các vụ bạo động tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, ông Bình nhận định: phải phản ứng thật nhanh, khẳng định thật chắc chắn thông điệp của mình tới thị trường và nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu không, mọi thành quả hơn hai năm qua tạo lập được trên thị trường vàng, tỷ giá và thanh khoản hệ thống sẽ tiêu tan, bởi tài chính - tiền tệ là lĩnh vực dễ tổn thương đầu tiên trước các biến cố.
Không quá khi nhận định vậy. Thị trường thời điểm đó đã có dấu hiệu hoang mang ở một bộ phận tiền gửi, sự rục rịch phòng thân với vàng - “đô” trong dân cư. Và hơn hết, chỉ cần dòng vốn đầu tư nước ngoài khựng lại, ngừng giải ngân, vốn đầu tư gián tiếp đảo chiều, tình huống hàng tỷ USD ra đi như năm 2008 là ám ảnh đối với nhà điều hành.
Cuộc gặp giữa Thống đốc với lãnh đạo các định chế tài chính nước ngoài lập tức được tổ chức. Và trong một lần hiếm hoi, người ta thấy ông phải dán mắt vào văn bản, đọc từng chữ khi phát biểu.
Khi đó, bối cảnh quá nhạy cảm và cẩn trọng, không còn là tiền tệ nữa, mà còn là chính trị, ngoại giao trước một thử thách lớn của đất nước.
Đó là biến cố nổi bật trong năm 2014, từng đặt các thành quả ổn định mà Ngân hàng Nhà nước tạo được vào thế mong manh. Rồi cũng qua, hệ thống đã vững vàng hơn, nhưng không hẳn là đã bớt rủi ro.
Bằng chứng là, năm qua, thêm một lần nữa ông Bình chưa dám dấn một bước thực sự mạnh cho an toàn hệ thống. Nói hình ảnh, chính sách phải tiếp tục nhón chân trên băng mỏng. Đó là mong muốn thực hiện Thông tư 02 và Thông tư 36.
Thực hiện tốt hai cơ chế theo các thông tư trên, hệ thống các ngân hàng Việt Nam thực sự đạt một chuẩn mới, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, lành mạnh và minh bạch hơn; đặc biệt lần đầu tiên mới có phán quyết mạnh mẽ về sở hữu chéo như vậy (Thông tư 36).
Nhưng vì sao chưa dám dấn ngay, vì sao Thông tư 02 phải giãn ra, xử lý sở hữu chéo phải pha loãng áp lực trong một năm nữa? Ông Bình từng giải thích trước Quốc hội: phải “nhón chân” vì sức khỏe hệ thống chưa đảm bảo để siết lại một cách toàn diện. Một cơ thể có bệnh, cần liều thuốc phù hợp, tránh chưa chết vì bệnh thì đã chết vì dùng thuốc quá liều…
Dù thế nào, tinh thần và lộ trình Thông tư 02 và Thông tư 36 đã định. Công chúng có được hy vọng hệ thống các ngân hàng sẽ thực sự chuẩn hóa hơn nữa trong tương lai gần.
Mảnh vỡ điển hình
Cùng với tình thế đi trên băng mỏng, năm 2014 cũng chứng kiến những mảnh vỡ dưới đôi chân của nhà quản lý hệ thống.
Các vụ án “bầu” Kiên, Huyền Như lần lượt đưa ra xét xử. Cùng đó, lại phát sinh vụ việc tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Mặc dù đúng ra, những vụ án này bắt nguồn từ những xáo trộn trong quá khứ. Như việc siết chặt quản lý kinh doanh vàng và xóa bỏ sàn vàng là môi trường làm bộc lộ những trường hợp như “bầu” Kiên. Vụ Huyền Như, vài người trong ngành được biết đến từ bộ hồ sơ đặt lên bàn Thống đốc, một tuần sau khi ông Bình nhậm chức (tháng 8/2011), khi ông quyết định lập các đội thanh tra chuyên biệt…
Tương tự, sự kiện ông Hà Văn Thắm bị bắt năm qua cũng gợi lại thời cao điểm chuẩn bị tái cơ cấu. Cuối 2011, Ngân hàng Nhà nước thanh tra OceanBank, phát hiện sai phạm và yêu cầu khắc phục. Sau ba năm, các cá nhân liên quan không những không khắc phục được mà còn có sai phạm thêm, vụ việc buộc phải xử lý hình sự.
Trong năm, Thống đốc đã giải trình các vụ việc trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ông nói rằng, dù vụ việc xẩy ra ở đâu, khi nào, nhưng thuộc hệ thống mình quản lý thì cá nhân ông chịu trách nhiệm và khắc phục.
Cứ làm việc đi
Một năm có nhiều thử thách, các sự kiện nóng bỏng và cả ồn ào như vậy, nhưng cá nhân Thống đốc Bình có phần lặng lẽ khi sờ nắm các thành quả.
Trong lần trò chuyện với VnEconomy trước thềm tổng kết hoạt động ngành 2014, nhắc lại sự kiện các tổ chức quốc tế liên tục nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam và các ngân hàng thương mại, hay kết quả Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm ở mức cao, ông nói ngắn gọn: “Có niềm vui hôm nay mới nhớ những nhọc nhằn trải qua”.
Điều ông đúc kết là cứ làm việc đi, làm đúng và có kết quả thì sẽ được ghi nhận: “Tôi từng nói không sợ lòng dân hẹp, chỉ sợ mình có đức và tài hay không. Nếu làm ra kết quả tốt thì người dân sẵn sàng đánh giá mình tốt. Và đúng như vậy, lòng dân không hẹp”.
Hai năm trước, chính sách tiền tệ phải chống đỡ nhiều hơn, các kết quả mới chỉ định hình, hoặc vẫn còn nhiều hoài nghi. Đến nay, khi thanh khoản hệ thống đảm bảo, lạm phát và lãi suất kiểm soát ở mức thấp, các thị trường vàng và ngoại tệ được giữ ổn định…, không thể phủ nhận là người dân và doanh nghiệp đang được thụ hưởng những giá trị.
Thế nhưng, chuyện vay vốn, nợ xấu, tái cơ cấu vẫn còn nhức nhối.
Ông Bình nói rằng, điều ông trông đợi là sự chuyển biến thực sự của tái cơ cấu doanh nghiệp trong năm tới. Bởi các khách hàng có tốt lên, năng lực tài chính và quản trị có thay đổi tốt lên, thì ngân hàng mới sống vững được, mới cho vay thông suốt và xử lý nợ xấu tốt được.
Với nợ xấu, đến 2014, bằng nguồn lực của mình, toàn hệ thống đã tự xự lý được 54,6% tổng số phát sinh tính đến giữa 2012 - thời điểm bắt đầu triển khai đề án Chính phủ giao. Một kết quả mà ông Bình cho là được, vì còn nhiều vướng mắc trong vấn đề pháp lý và nguồn lực tài chính tự thân.
Còn tái cơ cấu, một điều bị mang tiếng “nói trước bước không qua” trong năm 2014 của ông Bình là sáp nhập thêm 6-7 ngân hàng.
Cho dù, ở đây cũng có điều khó nói. Thử hình dung, nhà đầu tư nước ngoài vào và ra giá tốt hơn để mua một ngân hàng đang niêm yết. Mọi tính toán trước đó của các ông chủ và nhà quản lý phải khựng lại để xem xét.
Với nhóm 6-7 ngân hàng lẽ ra đã sáp nhập cũng vậy. Đã xuất hiện những dòng vốn tư nhân, vốn nước ngoài ngấp nghé dạm hỏi, hứa hẹn kết quả tái cơ cấu tốt hơn, thay vì cứ nhất nhất theo phương án cũ. Ngân hàng Nhà nước đã chủ động phanh lại lộ trình, do nhìn thấy có cơ hội mới khi thị trường ấm lên.
No comments:
Post a Comment