Dự báo trước đó được khảo sát bởi Bloomberg cho thấy gói nới lỏng định lượng của ECB khoảng 550 tỷ euro. Tuy nhiên, sau cuộc họp hôm thứ 5, Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết ECB sẽ bơm vào nền kinh tế lượng tiền khổng lồ lên tới 1.100 tỷ euro.
Theo đó, ECB sẽ bơm khoảng 60 tỷ euro/tháng (69 tỷ USD) vào thị trường thông qua mua trái phiếu từ tháng 3/2015 cho tới tháng 9/2016, với hi vọng cứu khu vực đồng tiền chung Châu Âu khỏi rơi vào suy thoái – khu vực đang đối mặt với lạm phát âm 0,2%, một con số quá thấp so với mục tiêu lạm phát 2% mà ECB đặt ra.
Lạm phát thấp đang đe dọa xóa sạch bất kỳ cơ hội phục hồi kinh tế nào của khu vực này, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu đang giảm mạnh.
Kỳ vọng?
Các nhà kinh tế nhấn mạnh rằng chủ tịch Draghi đã nói rằng chỉ 20% gói kích thích thuộc trách nhiệm của ECB. Điều này có nghĩa là bất kỳ tổn thất nào, nếu có xảy ra, sẽ thuộc phần lớn trách nhiệm của ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên.
Cũng chính điều này đã dấy lên nghi ngờ về sự thống nhất của khu vực đồng tiền chung Châu Âu và nguyên tắc của sự đoàn kết.
Một cựu chuyên gia của ECB Athanasios Orphanides cho biết sẽ là phản tác dụng khi đẩy các rủi ro về chính sách tiền tệ về phía các ngân hàng trung ương thành viên, vì điều này không thúc đẩy một chính sách tiền tệ đơn nhất.
Một nguồn tin cho biết có 5 thành viên phản đối chương trình mua tài sản mở rộng này, bao gồm Thống đốc Ngân hàng Trung ương của Đức, Hà Lan, Áo và Estonia cùng một thành viên của ban điều hành.
Guntram Wolff, Giám đốc của tổ chức nghiên cứu Bruegel cho biết, lượng tiền mà ECB dự định bơm vào nền kinh tế là rất ấn tượng. Tuy nhiên, ECB đã phát đi tín hiệu cho thấy chính sách tiền tệ này không phải là một chính sách đơn nhất – một tín hiệu không tốt đối với thị trường và đối với cả khu vực đồng tiền chung Châu Âu.
ECB đang nỗ lực kéo khu vực này ra khỏi suy thoái. Chỉ số giá tiêu dùng giảm trong tháng trước, làm dấy lên những lo ngại về một vòng xoáy giảm phát kiểu Nhật sẽ xảy ra. Tuy nhiên, có những nghi ngờ, không chỉ ở riêng Đức, về tác dụng của gói kích thích này.
Chủ tịch Draghi cho biết, ECB có thể sẽ tạo nền tảng cho tăng trưởng, tuy nhiên, các quốc gia phải tiến hành cải cách để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Hy Lạp và Cyprus, có thể tham gia vào chương trình của ECB, tuy nhiên, điều kiện sẽ khắc khe hơn vì 2 quốc gia này đang nhận được chương trình cứu trợ từ EU và IMF./.
Theo đó, ECB sẽ bơm khoảng 60 tỷ euro/tháng (69 tỷ USD) vào thị trường thông qua mua trái phiếu từ tháng 3/2015 cho tới tháng 9/2016, với hi vọng cứu khu vực đồng tiền chung Châu Âu khỏi rơi vào suy thoái – khu vực đang đối mặt với lạm phát âm 0,2%, một con số quá thấp so với mục tiêu lạm phát 2% mà ECB đặt ra.
Lạm phát thấp đang đe dọa xóa sạch bất kỳ cơ hội phục hồi kinh tế nào của khu vực này, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu đang giảm mạnh.
Kỳ vọng?
Các nhà kinh tế nhấn mạnh rằng chủ tịch Draghi đã nói rằng chỉ 20% gói kích thích thuộc trách nhiệm của ECB. Điều này có nghĩa là bất kỳ tổn thất nào, nếu có xảy ra, sẽ thuộc phần lớn trách nhiệm của ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên.
Cũng chính điều này đã dấy lên nghi ngờ về sự thống nhất của khu vực đồng tiền chung Châu Âu và nguyên tắc của sự đoàn kết.
Một cựu chuyên gia của ECB Athanasios Orphanides cho biết sẽ là phản tác dụng khi đẩy các rủi ro về chính sách tiền tệ về phía các ngân hàng trung ương thành viên, vì điều này không thúc đẩy một chính sách tiền tệ đơn nhất.
Một nguồn tin cho biết có 5 thành viên phản đối chương trình mua tài sản mở rộng này, bao gồm Thống đốc Ngân hàng Trung ương của Đức, Hà Lan, Áo và Estonia cùng một thành viên của ban điều hành.
Guntram Wolff, Giám đốc của tổ chức nghiên cứu Bruegel cho biết, lượng tiền mà ECB dự định bơm vào nền kinh tế là rất ấn tượng. Tuy nhiên, ECB đã phát đi tín hiệu cho thấy chính sách tiền tệ này không phải là một chính sách đơn nhất – một tín hiệu không tốt đối với thị trường và đối với cả khu vực đồng tiền chung Châu Âu.
ECB đang nỗ lực kéo khu vực này ra khỏi suy thoái. Chỉ số giá tiêu dùng giảm trong tháng trước, làm dấy lên những lo ngại về một vòng xoáy giảm phát kiểu Nhật sẽ xảy ra. Tuy nhiên, có những nghi ngờ, không chỉ ở riêng Đức, về tác dụng của gói kích thích này.
Chủ tịch Draghi cho biết, ECB có thể sẽ tạo nền tảng cho tăng trưởng, tuy nhiên, các quốc gia phải tiến hành cải cách để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Hy Lạp và Cyprus, có thể tham gia vào chương trình của ECB, tuy nhiên, điều kiện sẽ khắc khe hơn vì 2 quốc gia này đang nhận được chương trình cứu trợ từ EU và IMF./.
Mai Linh (Theo Reuters, Financial Times
No comments:
Post a Comment