Tử hình
Theo mạng trên, Vu Hồng Dương, một nhân viên đánh máy của đơn vị công nghiệp quân sự Trung Quốc, đã đánh cắp một số lượng lớn những bí mật quốc gia tuyệt mật và cơ mật về tình hình sản xuất vũ khí mũi nhọn của Trung Quốc rồi bán cho tổ chức tình báo nước ngoài, gây thiệt hại nghiêm trọng khó có thể đánh giá đối với an ninh quốc phòng của Trung Quốc và bị kết án tử hình.
Khi mới tốt nghiệp, Vu Hồng Dương đến làm nhân viên đánh máy cho văn phòng của viện nghiên cứu thuộc một tập đoàn công nghiệp quân sự Trung Quốc.
Viện nghiên cứu này có nhiệm vụ chế tạo vũ khí mũi nhọn cho ngành quốc phòng, và đây là loại vũ khí bí mật dùng để đánh bại kẻ địch trong cuộc chiến tranh tương lai.
Vì nhu cầu vật chất, Vu Hồng Dương đã đăng lên mạng thông tin tìm việc làm thêm và đã trở thành mục tiêu để tổ chức tình báo nước ngoài nhắm tới. Người của tổ chức này đã tặng tiền và quà cho Vu Hồng Dương, đổi lại Vu Hồng Dương đã cung cấp tài liệu của viện nghiên cứu này cho tổ chức trên.
Còn nhớ, trước đó vào tháng 9/2014, truyền thông Trung Quốc kêu gọi chính quyền làm rõ tin đồn cho rằng đại sứ Mã Tập Thắng tại Iceland đã bị bắt để điều tra do tiết lộ thông tin tình báo cho Nhật Bản.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từ chối tiết lộ tung tích của đại sứ nước này.
Đại sứ Trung Quốc tại Iceland Mã Tập Thắng |
Đại sứ Mã Tập Thắng rời Iceland để về Trung Quốc từ tháng 1/2014 nhưng không quay trở lại vào tháng Ba như dự kiến. Tờ Minh Kính có trụ sở ở New York, Mỹ cho hay ông Mã và vợ đã bị cơ quan an ninh Trung Quốc bắt giữ vì bị nghi ngờ có hành động gián điệp.
Ông Mã từng hai lần làm việc ở đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản và kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2008. Cáo buộc cho rằng ông Mã làm gián điệp cho Nhật là đặc biệt nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay bởi quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo đang vô cùng căng thẳng với vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông.
Thông tin về đại sứ Mã cũng đã bị xóa khỏi website của đại sứ quán Trung Quốc ở Iceland, và lần cuối cùng tên ông này được nhắc đến trên website là vào tháng 9/2013.
Phản ứng trước thông tin trên, một quan chức chính phủ Nhật Bản trả lời: “Chúng tôi có biết thông tin qua báo chí, nhưng về cơ bản đó là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và chính phủ Nhật Bản sẽ không đưa ra lời bình luận”.
Trung Quốc là thủ phạm đánh cắp bản quyền hàng đầu thế giới
Tháng 5/2013, Ủy ban Sở hữu Trí tuệ Mỹ - IP, một tổ chức phi chính phủ đã ra bản báo cáo ghi nhận tin tặc Trung Quốc là thủ phạm đánh cắp bản quyền đứng đầu thế giới.
Báo cáo dài 89 trang dựa trên tư liệu hải quan và các số liệu thương mại khác đã chỉ đích danh chính quyền Bắc Kinh có liên quan đến vấn đề này: "Chính sách công nghiệp quốc gia ở Trung Quốc đặt ra mục tiêu khuyến khích ăn cắp tài sản trí tuệ và hiện có rất nhiều người Trung Quốc đang làm việc trong các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ liên quan đến việc làm này".
Tháng 7/2014, trước chuyến công du của Thủ tướng Angela Merkel đến Trung Quốc, Cơ quan tình báo Đức công khai khuyến cáo các doanh nghiệp của mình cần đề phòng với gián điệp Trung Quốc.
Theo cơ quan trên, các công ty vừa và nhỏ của Đức dễ trở thành miếng mồi ngon cho tình báo Trung Quốc. Vì thế, Đức cần thận trọng trong các hợp tác kinh tế với Trung Quốc để không bị nước này tận dụng sơ hở và đánh cắp những bí mật công nghệ.
Trụ sở mới đang được xây dựng của cơ quan tình báo Úc được cho là bị tin tặc Trung Quốc "hỏi thăm". |
Đối với Nhật Bản, điều hấp dẫn Trung Quốc nhất chính là công nghệ tàu ngầm. Trung Quốc tiếp cận được những thông tin đắt giá bằng chiêu thức ít ai ngờ.
Năm 2013, truyền thông Nhật Bản phanh phui hàng loạt lãnh đạo, kỹ sư công nghệ cao của Nhật Bản “dính đòn” mỹ nhân kế từ phía Trung Quốc để cung cấp thông tin mật.
Những nhân vật này bị phát hiện thường xuyên tụ tập ở một quán bar tại Kyoto do một người Trung Quốc quản lý. Họ đã bị dụ dỗ, mua chuộc, thậm chí là kết hôn cùng những phụ nữ trẻ, xinh đẹp qua mai mối của quản lý quán, từ đó bị khai thác thông tin mà không biết mình đang làm chuyện phạm pháp.
Vào tháng 5/2013, Úc cũng cáo buộc tin tặc Trung Quốc ăn cắp bản thiết kế tối mật dành cho tòa nhà dự kiến là trụ sở mới của cơ quan tình báo nước này, bao gồm sơ đồ bố trí cáp thông tin liên lạc, địa điểm máy chủ và hệ thống an ninh.
Hãng tin ABC còn đưa tin mạng lưới thư điện tử mật của Bộ Quốc phòng Úc, Văn phòng chính phủ, Bộ Ngoại giao và Ngoại thương cũng từng bị rò rỉ trước đó. Tin tặc Trung Quốc được cho là đã thâm nhập vào một số công ty như BlueScope Steel và nhà sản xuất hệ thống thông tin vô tuyến mã hóa Codan.
Thanh Giang
No comments:
Post a Comment