Theo trang tin Business Insider (BI) của Mỹ, lịch sử đã chỉ ra rằng, việc sử dụng chiến lược kinh tế nhằm phá vỡ ý chí của một quốc gia sẽ khiến cho quốc gia đó trở nên mạnh mẽ hơn là chùn bước.
Ví dụ điển hình nhất là đế quốc Nhật. Khi phải đối mặt với nền kinh tế ảm đạm bởi các biện pháp trừng phạt dầu mỏ do Mỹ dẫn đầu, đế quốc Nhật đã có hàng loạt những hành động trả đũa Mỹ và gây chiến ở nước ngoài.
Ly khai ở miền Đông Ukraine. |
Do có nguồn dầu mỏ nội địa eo hẹp nên Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ Mỹ, do đó, nền kinh tế Nhật rất chật vật sau khi Mỹ áp đặt trừng phạt. Tại thời điểm đó, Nhật Bản dường như bị đặt vào thế “không còn gì để mất” vì không có dầu nhập khẩu, nền kinh tế và quân đội gần như dừng hoạt động.
Hơn nữa, Nhật coi các biện pháp trừng phạt là một dấu hiệu cho thấy Mỹ và các đồng minh không muốn Nhật Bản thống trị khu vực Tây Thái Bình Dương, một điều mà nước này không thể chấp nhận được. Nơi gần nhất để Nhật Bản có thể lấy dầu là Đông Ấn Hà Lan, từng là một thuộc địa của Hà Lan và là tiền thân của Indonesia ngày nay và Nhật Bản đã tìm cách lấy dầu tại đó bằng vũ lực.
Để làm được như vậy, Nhật Bản tìm cách đánh bật Hải quân Hoàng gia Anh ra khỏi Singapore và Hải quân Mỹ ra khỏi Philippines đồng thời vô hiệu hóa Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Tổng thống Nga Putin sẽ "nguy hiểm" hơn vào năm 2015? |
Vào năm 1941, Nhật Bản dường như đã “kiệt quệ” bởi các lệnh trừng phạt, vì vậy việc tiến hành một cuộc chiến tranh thực sự dường như lại là một sự lựa chọn hợp lý.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể cũng hành động tương tự vì Nga đang phải bị động đối mặt với các biện pháp trừng phạt của phương Tây, một loại chiến tranh, vậy tại sao Nga không chọn một cuộc chiến tranh thực sự để Moscow ít nhất cũng có cơ hội chiến thắng?
Nguy cơ đó rất dễ xảy ra, chỉ có điều quyết định đó có được đưa ra vào năm 2015 hay không mà thôi.
Cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy ông Putin dự định sẽ lùi bước ở Ukraine, hay bất cứ đâu, do các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Điều đáng lưu ý, quan điểm của ông Putin đang được hầu hết người Nga ủng hộ. Quan điểm đó rất đơn giản: Ông ấy không làm điều gì bất hợp pháp khi sáp nhập Crimea. Ông chỉ đang cố bảo vệ Nga và dân tộc Nga, đó là lợi ích quốc gia hợp pháp.
Phương Tây đang chơi trò nguy hiểm với Nga? |
Hơn nữa, họ tin rằng, người Mỹ thật vô lý khi gọi các hành động chính đáng của Moscow là xâm nhập, trong khi bản thân nước Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nga sẽ bảo vệ mình khỏi những cáo buộc bị người Nga cho là “đạo đức giả” của Mỹ và các lệnh trừng phạt hiếu chiến của phương Tây.
Trong những bài phát biểu gần đây, ông Putin đã ám chỉ rằng, ông không hề có ý định sẽ lùi bước.
Tại một cuộc họp báo tuần trước , ông Putin thẳng thừng đổ lỗi phương Tây đã châm ngòi cuộc khủng hoảng tiền tệ hiện nay của Nga. Ông nói: "Tình hình hiện nay rõ ràng là do những khiêu khích từ bên ngoài”.
Theo BI, hiện không rõ sẽ có một cuộc chiến tranh thực sự giữa Nga và phương Tây trong năm mới hay không nhưng chắc chắn có nguy cơ xảy ra khả năng đó, đặc biệt là khi NATO đã thất bại trong việc thực hiện các động thái răn đe khiêm tốn nhất đối với Nga ở Đông Âu.
Không ngạc nhiên khi một số nước láng giềng của Nga thuộc NATO đang chuẩn bị cho khả năng chiến tranh với Nga.
Hiện vẫn không chắc ông Putin có ý định chọn cách công khai gây chiến với một nước NATO với chủ ý gây ra một cuộc chiến tranh lớn hay không. Tuy nhiên, một cuộc xung đột rất có nguy cơ xảy ra vào năm 2015. Các hoạt động quân sự và gián điệp ngày càng tăng của Moscow đối với NATO có thể gây ra một sự cố đáng tiếc.
Mặc dù trong năm 2015, Nga có thể chưa sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh với phương Tây, ít nhất là vì đồng rúp và giá dầu giảm, nhưng Moscow có thể sẽ thực hiện một cuộc Chiến tranh đặc biệt, với một trong những mục đích chính là phá hoại NATO.
Trong cuộc chiến này, vũ khí quan trọng nhất là hoạt động gián điệp, một năng lực cốt lõi của Nga. Theo BI, nhiều phương tiện truyền thông phương Tây đã cảnh báo rằng, Nga đang tiến hành các nhiệm vụ đặc biệt nhằm với phương Tây với mức độ như trong thời kì Chiến tranh Lạnh. Các hoạt động gián điệp là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của châu Âu.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
No comments:
Post a Comment