Thursday, December 25, 2014

2015: Liệu VN có chuyển biến mạnh mẽ?

Báo Vietnamnet, ngày  24/12/2014,      http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/213060/2015--lieu-vn-co-chuyen-bien-manh-me-.html,        Bên cạnh những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt, con đường phía trước đang rộng mở nếu chúng ta có bước chuyển mình mạnh mẽ và kịp thời ngay trong năm 2015.

Dấu hiệu giảm tốc
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP của VN sẽ tăng trưởng khoảng 5.5% trong năm 2014 (năm 2013 là 5,3%) so với mức 7,1% tăng trưởng bình quân GDP của các nước đang phát triển khu vực Châu Á – TBD. Sau hơn hai thập niên tăng trưởng tốt, kinh tế đã và đang chững lại.
Sự chững lại  đó có nguyên nhân mà nhiều người hay nhắc đến.
Thứ nhất, từ trước tới giờ tăng trưởng mà chúng ta có được phần lớn nhờ đóng góp của việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên không hoặc ít tái tạo như than đá, dầu mỏ hay những cánh rừng già – nghịch lý nhập khẩu than từ Úc của VINACOMIN trong năm nay đã nói lên nhiều điều.
Thứ hai, từ sự giàu lên nhanh chóng của một bộ phận dân chúng thực chất là do tiền vay của nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nói nôm na là chúng ta đang tạm ứng từ tương lai. Con số 47% GDP và 948,33 USD/ người của Việt Nam trên đồng hồ nợ công  vào lúc này có thể minh chứng phần nào nhận định trên.
Việt Nam còn phải chịu nhiều áp lực nhằm duy trì khả năng cạnh tranh trong một số lĩnh vực then chốt.  Các vấn đề về lạm phát, sự yếu kém của các DNNN cùng một bộ phận các ngân hàng rất dễ bị tổn thương và các tranh chấp về đất đai, môi trường luôn là chủ đề nóng. Tham nhũng vẫn đã và đang là vấn nạn.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng khiến cho nhiều nông dân mất đất canh tác. Kết hợp với các bất cập trong công tác quản lý đất đai khiến cho việc tranh chấp đất đai luôn đứng đầu các danh sách khiếu kiện trong năm (trên 70%). Để lấp đầy các khu công nghiệp đã xây dựng như hiện nay, chúng ta cần mất thêm 50 năm nữa, trong khi rất nhiều “nông dân” ven đô thiếu đất canh tác.
Sự phụ thuộc quá nhiều vào các DN nước ngoài trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản khiến chúng ta đang bị động ở rất nhiều khâu, từ giống cây trồng, phân bón, máy móc thiết bị, nhiên liệu cho đến chế biến,  đều đang phải nhập khẩu.
Sự phụ thuộc này lớn đến mức đã có người từng viết “nông nghiệp VN cái gì cũng nhập khẩu, trừ đất”.
Năm 2015, 2014, hướng tới, kinh tế, vĩ mô, đất nước, tăng trưởng
Những vấn đề xã hội nổi cộm năm 2014 cũng đặt ra nhiều thách thức thay đổi cho năm bản lề 2015.
Biết mình đang ở đâu
Những vấn đề xã hội nổi cộm năm 2014 cũng đặt ra nhiều thách thức thay đổi cho năm bản lề 2015.
Trong cuốn sách nổi tiếng “Tại sao các Quốc gia thất bại”, hai tác giả người Mỹ đã chỉ ra rằng ở thời đại toàn cầu hóa, kinh nghiệm về nghệ thuật quản trị xã hội và phát triển đất nước đang ngày một cởi mở trong tương tác bằng nhiều kênh. Nhưng mấu chốt vẫn là con người.
Do đó, những vấn đề như "Các nước nghèo không phải vì yếu tố địa lý hay văn hóa, hay vì các nhà lãnh đạo đất nước không biết chính sách nào sẽ làm giàu cho dân chúng" rất đáng để chúng ta suy nghĩ!
Khi con người chấp nhận các thay đổi mang tính khai phóng, xã hội đó sẽ văn minh hơn, giúp mọi người sẵn sàng bỏ qua các khác biệt để ngồi lại cùng nhau hành động vì lợi ích của cộng đồng, đất nước.
Bên cạnh các thiết chế nhà nước cùng hệ thống quản trị minh bạch, hiệu quả luôn đề cao trách nhiệm giải trình và tinh thần Socrates (thượng tôn pháp luật) – là cái chúng ta đang thiếu, thì những hạn chế trong thực hành văn hóa và quản lý xã hội đang bộc lộ rất nhiều bất cập, như những trường hợp khi đi ra nước ngoài thì văn minh những đặt chân về nước thì lại đâu vào đấy, hay chuyện tự nâng quan điểm thành Bộ mặt QG trong sự cố Iphone 6 ở Singapore
Là một nước đang trên đà phát triển, VN không thể mong đợi lúc nào cỗ máy Quốc gia cũng có thể vận hành trơ tru và lăn bánh êm ai trên con đường thẳng tắp. Đôi lúc chúng ta cũng cần dừng lại và suy ngẫm đôi chút để có những điều chỉnh cũng hành động kịp thời giúp cỗ máy tiếp tục tiến lên theo hướng bền vững hơn.
Biết mình đang ở đâu không phải để niềm tin của chúng ta giảm sút mà chính là giúp từng người cũng như một tập thể lớn hơn có sự chuẩn bị tốt để bước đi vững chắc.
Chuyển mình cùng các ưu tiên
Bên cạnh những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt, con đường phía trước đang rộng mở nếu chúng ta có bước chuyển mình mạnh mẽ và kịp thời ngay trong năm 2015. Thông qua các chính sách điều phối hợp lý của Nhà nước, ngoài các ưu tiên về an sinh xã hội, giáo dục, y tế, việc làm, trước mắt cần tập trung giải quyết một vài vấn đề then chốt sau:
Thứ nhất, các mẫu thuẫn về đất đai và tài nguyên luôn chứa đựng nhiều nguy cơ làm phân tán xã hội. Chừng nào chưa giải quyết triệt để thì sự chung sức, đồng lòng của người dân sẽ ngày càng xuống thấp.
Năm 2015, cần xem đây là ưu tiên số một trong số các ưu tiên của đất nước thông qua các nội dung sau (i) nhanh chóng hoàn thiện và và ban hành các nghị định và văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đất đai 2013, đảm bảo tính minh bạch và nhất quán, (ii) Gấp rút hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý đất, nhà đất, tích hợp với bản đồ địa chính nhằm hỗ trợ công tác quản lý cấp giấy CNQSD đất, thu thuế đất và tài nguyên, các giao dịch BĐS và công tác quy hoạch đất đai được thưc hiện minh bạch và công khai, và (iii) Thống nhất các hình thức cũng như cơ chế trong thu hồi, định giá và đền bù đất nhằm hạn chế các kẽ hở tạo ra các mâu thuẫn và tranh chấp.
Thứ hai, trong bối cảnh đất nước còn nhiều thứ cần làm, việc tập trung ưu tiên nguồn lực cho các chương trình, dự án quan trọng, mang lại các thay đổi trên diện rộng, cho nhiều đối tượng hưởng lợi và tạo nên các tác động dây chuyền là cần thiết. “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.
Thứ ba, tái cơ cấu nợ công, để các DNNN tự chịu trách nhiệm. Hạn chế việc dùng nguồn thuế của dân để bao cấp và hỗ trợ các DN này. Minh bạch hóa và công khai tài chính DN. Tuyển dụng công khai, mở rộng các vị trí lãnh đạo song hành với việc áp dụng cơ chế trách nhiệm giải trình, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” trong nhiều trường hợp thời gian qua. Củng cố hệ thống thu thuế có khả năng kiểm soát các gian lận về thuế, né thuế, tránh thuế nhằm hạn chế thất thu thuế như hiện nay.
Thứ tư, tuy xác định công nghiệp, dịch vụ là tương lai của đất nước, nhưng hiện nay nông nghiệp vẫn đang chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong việc bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu.
Cần nhanh chóng định vị lại vai trò của nền nông nghiệp Việt và đầu tư tương xứng để xây dựng VN thành một “kho lương thực của thế giới” trước khi có thể trở thành “công xưởng” như TQ.
Quan trọng không kém, khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN có hiệu lực ở VN vào đầu năm 2015, ai sẽ bảo vệ nền sản xuất trong nước trước nhiều loại hàng nhập khẩu với thuế suất từ 0-5% từ các nước có nền sản xuất tiến tiến và lâu đời hơn chúng ta. Câu hỏi này xin để ngỏ.
Còn nhiều việc cần làm, ngay từ bây giờ, từ con ốc vít đến chiếc ô tô.
Hãy hy vọng và đợi những bước chuyển mạnh mẽ trong năm 2015 để một ngày không xa cái tên VN không còn luôn đi với thuật ngữ “phát triển chưa tương xứng với tiềm năng” trong báo cáo của các định chế Tài chính QT.

  • Trần Văn Tuấn

No comments:

Post a Comment