Rồi nữa, có những số liệu vừa mừng, lại vừa lo sợ. Ví dụ số liệu về nhà máy bia và sản lượng bia ở Việt Nam hiện nay. Hơn 1/2 thế kỷ trước, số lượng nhà máy sản xuất bia ở nước ta đếm không quá số ngón trên một bàn tay. Vậy mà, tính tới hết quý III năm 2014, số lượng nhà máy bia ở Việt Nam đã lên tới con số trên 400. Chia bình quân cho 63 tỉnh, thành phố, mỗi địa phương có tới hơn 6 nhà máy bia công suất từ hàng chục tới hàng trăm triệu lít/năm. Mừng, vì chừng đó nhà máy sẽ thu hút hàng vạn lao động. Nhưng lo sợ là từ nhiều năm nay, chính phủ phân cấp cho các địa phương tự quyết, cứ đà này, cái đà "trăm hoa đua nở" rồi không biết dăm năm nữa sẽ còn bao nhiêu nhà máy bia mọc lên? Ông cha ta thuở trước nào có biết bia bọt là gì. Ấy vậy mà thế hệ chúng ta bỗng chốc "đổi gien" sợ thế! Đất nước nghèo với đầy rẫy khó khăn, thiếu thốn. Năng suất lao động đứng gần cuối bảng ở khu vực Đông Nam Á, vậy mà ăn nhậu "thâu đêm, suốt sáng". Ăn như tằm ăn rỗi, uống như lạc đà sa mạc, hết "bom" này tới thùng kia. Bia sản xuất tới đâu uống hết tới đó. Hơn 400 nhà máy bia, chỉ tính từ quý I tới quý III năm 2014 đã sản xuất tới gần 2,3 tỉ lít bia. Tới hết năm, chắc chắn số lượng sẽ lên tới trên 3 tỉ lít. Ấy là chưa kể hàng chục loại bia lon, bia chai ngoại nhập như: bia Đức, Pháp, Nga, Tiệp, Bỉ… Rồi bia tươi, bia sản xuất tại chỗ dạng thủ công, thường gọi là "bia vi sinh", không biết số lượng sẽ lên tới bao nhiêu? Thật bái phục cho cái bụng chứa của dân ta! Xem chừng cái khoản bia bọt này Việt Nam ta sẽ đứng đầu bảng ở khu vực, có khi đầu bảng cả châu lục cũng nên! Uống rượu, uống bia có thể được coi là "tập quán" của nhiều quốc gia, dân tộc, vùng miền. Tiệc tùng, dù quy mô lớn hay nhỏ phải có chén (ly) rượu chúc nhau (ấy là phổ cập cả hành tinh này). Song, dùng bia thay rượu chúc nhau, ép nhau đến say mềm, thì hình như lại chỉ có ở xứ ta. Vì hầu hết các nước, họ coi bia là loại giải khát có độ cồn nhẹ. Ai thích uống bao nhiêu thì tùy. Không chúc, không ép nhau uống. Hệ lụy từ rượu, bia ở xứ ta thật lắm dạng: - Nó là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Vì thế mới có quy định cấm lái xe uống rượu, bia khi tham gia giao thông. - Nhiều vụ đánh lộn, đả thương, gây chết người, nguyên nhân từ rượu, bia chiếm tỷ lệ rất cao. - Rượu, bia vào mặt đỏ tưng bừng, nói năng thiếu chuẩn xác. Bởi thế mới nảy sinh sự ám chỉ hài hước - "Rượu, bia nói" chứ không phải người nói. Rồi nữa, rượu bia vào cơ thể uể oải, năng suất làm việc kém, nhiều cơ quan, đơn vị cấm cán bộ, công nhân viên uống rượu bia trong giờ nghỉ trưa là vậy. Từ tình hình trên, tác giả bài viết này trộm nghĩ, đã tới lúc các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương cần tham mưu cho lãnh đạo rà soát lại các dự án xây dựng nhà máy sản xuất bia. Không nên để tùy hứng, phát triển tùm lum như vậy. Kinh phí xây dựng nhà máy bia hãy dành cho những công trình thiết thực phục vụ dân sinh như cầu đường, trường học, nhà trẻ, chương trình xóa đói giảm nghèo… vẫn biết các chương trình ấy Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các địa phương từ lâu nay đã làm. Song, vẫn cần phải quan tâm hơn nữa. Người thích uống bia thì vẫn cứ uống, chẳng ai có quyền ngăn cản, nhưng cũng nên ở mức vừa phải, chẳng nên thi thố nhau "bia lượng" làm gì, vừa lãng phí, trái với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về 2 chữ Cần, Kiệm; Vừa hại sức khỏe, vì uống lượng bia vừa phải thì tốt. Nhưng, bắt cái bao tử thường xuyên phải căng ra mà chứa bia để trở thành bụng phệ thì lại không tốt. Nếu có ai đứng ra làm công tác mang tính điều tra sức khỏe đàn ông Việt Nam xung quanh số đo cái vòng bụng so với 10 năm trước, chắc sẽ là một số liệu đáng sợ |
Trầm Mặc Tưởng |
Tuesday, November 4, 2014
Những số liệu đáng sợ
Báo CAND, ngày 02/11/2014, http://antg.cand.com.vn/vi-VN/sukien/2014/11/84342.cand, - Có biết bao số liệu đáng mừng, tỷ như ngày dân số Việt Nam đạt 90 triệu người; sản lượng lương thực năm 2014 Việt Nam có thể đạt 45 triệu tấn; số liệu về xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương… Song, cũng có những số liệu nghe mà sợ đến toát mồ hôi: Hơn 7.000 lít dầu chứa chất PCB cực độc nằm chình ình ở vịnh Hạ Long từ nhiều năm nay, do áp lực của báo chí, bây giờ mới đem đi tiêu hủy; một vụ án "khủng" bọn tội phạm đã phù phép từ 100 triệu đồng thành 130 tỉ để bòn rút ngân sách Nhà nước; chỉ một vụ bắt bọn tội phạm buôn ma túy đã thu 160 bánh heroin; mấy năm gần đây, mỗi năm gần 1 vạn người chết do tai nạn giao thông…
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment