Thursday, November 13, 2014

Bất cập xung quanh Nghị định 36 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra

Báo CAND, ngày 12/11/2014,    http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2014/11/249851.cand,     - Đó là ý kiến của nhiều đại biểu trong cuộc họp về tình hình thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ tổ chức vào ngày 11/11 tại TP.Cần Thơ.

Nghị định 36 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra đã có hiệu lực thi hành từ ngày 20/6 vừa qua, 
song theo phản ảnh của nhiều DN chế biến và xuất khẩu cá tra, bên cạnh những quy định góp phần 
đưa ngành cá tra đi vào quy củ hơn, Nghị định vẫn đang tồn tại một số điểm bất hợp lý gây khó thêm 
cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của DN.
Theo phản ảnh của một số DN trong ngành, những quy định được đưa ra tại Nghị định 36 như người 
nuôi cá tra sẽ phải đăng ký diện tích, sản lượng có sự xác nhận của Chi cục nuôi trồng thủy sản các 
địa phương, việc này sẽ giúp ngành quản lý tốt hơn về mặt sản lượng, tránh tình trạng thừa thiếu trên
 thị trường như thời gian qua. Đặc biệt, với việc đưa ra giá sàn khi xuất khẩu, sẽ loại bỏ được tình 
trạng DN cạnh tranh, bán phá giá, từ đây sẽ giúp cho giá cá nguyên liệu trong nước ổn định hơn, 
giảm được nhiều rủi ro về giá cho người nuôi. Trên thực tế, việc ra đời Nghị định 36 không ngoài mục
 đích ổn định, lập lại trật tự cho thị trường cá tra. Bởi lâu nay, việc phát triển một cách tự phát, kinh
 doanh thiếu kế hoạch, thậm chí là sẵn sàng “dìm giá nhau” của nhiều DN đã dẫn đến thị trường cá tra 
bất ổn, con cá tra xuất khẩu ra thị trường thế giới thường xuyên bị “xăm soi” bằng những hàng rào kỹ
 thuật. Người nuôi cá cũng bị vạ lây… Tuy nhiên, sau hơn 6 tháng thực hiện Nghị định thì có nhiều
 DN chưa đồng ý về quy định tỷ lệ mạ băng 10% và hàm lượng nước 83%.
                 Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL.

Theo ông Nguyễn Văn Ký, Tổng giám đốc Công ty AGIFISH (An Giang), nếu tiêu chuẩn mạ băng 

10% và hàm lượng nước 83% được áp dụng từ ngày 1/1/2015 thì doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. 
Theo đó, để đảm bảo hàm lượng nước 83% thì sẽ đội giá thành sản xuất lên cao (1 kg cá trước có giá 
2,3 USD nay tăng lên gần 4 USD) dẫn đến thị trường khó chấp nhận, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn 
ngay. Hơn nữa, cá nhân ông cũng không đồng tình với tỷ lệ mạ băng 10% mà yêu cầu cần phải có lộ 
trình giảm dần từ 20% xuống 10%. Còn ông Ngô Quang Trường, Giám đốc Công ty Thủy sản Biển 
Đông (Cần Thơ) nêu bất cập khác là cần phải kiểm soát giá thức ăn vì 80% giá thành sản phẩm cá tra 
đều phụ thuộc vào thức ăn. Trong khi hiện nay nguyên liệu để sản xuất thức ăn giảm mà giá bán luôn 
ở mức cao gây thiệt thòi cho người nuôi…
Văn Đức

No comments:

Post a Comment