Wednesday, October 1, 2014

"Người dân phải được biết Bộ GTVT thu phí làm gì?"

duong-trung-quoc-giaoduc.net.vnBáo Giáo Dục, ngày 29/11/2013,  http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nguoi-dan-phai-duoc-biet-Bo-GTVT-thu-phi-lam-gi/327135.gd,  ĐBQH Dương Trung Quốc: "Tôi cho rằng phải làm rõ, mục đích thu phí xe vào nội đô là để giảm thiểu ùn tắc hay có thêm kinh phí cho ngành. Nếu thu phí để ngành có điều kiện cải thiện hạ tầng thì phải có phương án cụ thể là làm gì? Thí dụ như làm một con đường thì người dân có trách nhiệm đóng góp chứ. Tôi nhắc lại là người dân phải được biết thu phí để làm gì? Nếu không đưa ra phương án đồng bộ thì người ta chỉ thấy một phía là phí thì thu rồi, nhưng dân được hưởng gì thì chưa thấy, và như vậy dễ dẫn tới những bức xúc khác".

Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ; đề xuất bổ sung phí xe cộ trong khu vực trung tâm thành phố vào danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo pháp lệnh phí và lệ phí nhằm phục vụ nghiên cứu, xây dựng đề án “Thu phí phương tiện lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố nhằm hạn chế ùn tắc giao thông”.
Đây không phải lần đầu tiên Bộ GTVT đưa ra đề án hạn chế xe cá nhân thế này, và liệu kế hoạch ấy có thực sự khả thi ở thời điểm này? Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Dương Trung Quốc xung quanh vấn đề này.

Bộ GTVT đã trình phương án phát triển vận tải ở 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Đây không phải là lần đầu tiên Bộ GTVT đề cập tới vấn đề này, vậy quan điểm của ông thế nào?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Bộ GTVT làm việc này có hai mục đích: Một là để hạn chế lượng xe đi lại; Hai là tăng thu. Vậy nếu đặt vấn đề chủ yếu việc này không nhằm tăng thu, mà chỉ dùng việc thu ấy làm giải pháp hạn chế lượng xe cộ, sẽ nảy sinh: Nhu cầu đi lại chính đáng của người dân được giải quyết thế nào? Bao giờ cũng vậy, tất cả mọi biện pháp làm chỉ nhằm đưa những người có phương tiện cá nhân tập trung vào đi phương tiện công cộng, để giảm thiểu lưu lượng.
Nhưng điều chúng ta thấy ở đây rõ ràng là hệ thống công cộng còn rất kém, do đó biện pháp này chỉ hạn chế người ta đi lại thôi, cho nên sẽ dẫn đến cản trở hoặc gây phiền cho người dân.
Cho nên tôi thấy ở đây phải có sự tính toán đồng bộ, đương nhiên sẽ có khó khăn là lưu lượng đi lại lớn thế này thì phương tiện giao thông công cộng cũng chưa có mặt bằng mà xử lý. Vấn đề đặt ra là con gà hay quả trứng có trước thôi, nhưng tôi cho là phải làm từng bước một chứ không nên làm đột ngột.
Ở các nước, ngay trong đô thị không có cảnh nhà cửa cứ nằm dọc đường như ta mà phải thành từng cụm thì giao thông mới giải quyết được. Chứ bây giờ cứ mở con đường nào ra là sẽ có dân sống ở hai bên đường. Cho nên chúng ta phải giải quyết đồng bộ chứ không thì sẽ “hại bất cập lợi” nhiều hơn. Cái hại ở đây là gì? Là cái hạn chế nhu cầu của người dân, trong khi đó điều quan trọng nhất của ngành giao thông là phải đảm bảo được sự phục vụ nhu cầu của nhân dân.

PV: Theo ông kế hoạch này của Bộ GTVT (nếu được thông qua) liệu có thực sự hạn chế được ùn tắc ở 5 thành phố?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Tôi cho là trong trường hợp này thì có hai điều: Một là tăng thu, hai là gây khó khăn cho người dân, và sẽ dẫn đến chuyện người dân nào có tiền thì được sử dụng phương tiện cá nhân còn không có tiền thì hạn chế sử dụng. Trong khi đó chưa có biện pháp cụ thể là nếu hạn chế phương tiện cá nhân thì người dân đi lại bằng gì? Nói cách khác người ta muốn đi bằng phương tiện giao thông công cộng thì đi bằng cái gì?

tacduong-giaoduc.net.vn
Thu phí vào nội đô có thực sự hạn chế được ùn tắc?
PV: Trong câu chuyện này, một lần nữa vấn đề thu phí lại làm nóng dư luận, rất nhiều người cho rằng các khoản phí họ nộp phải được công khai dùng vào việc gì chứ không thể nói chung chung là “đầu tư cho hạ tầng”. Ý kiến của ông thế nào?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Tôi cho rằng phải làm rõ, mục đích thu phí xe vào nội đô là để giảm thiểu ùn tắc hay có thêm kinh phí cho ngành. Nếu thu phí để ngành có điều kiện cải thiện hạ tầng thì phải có phương án cụ thể là làm gì? Thí dụ như làm một con đường thì người dân có trách nhiệm đóng góp chứ. Tôi nhắc lại là người dân phải được biết thu phí để làm gì? Nếu không đưa ra phương án đồng bộ thì người ta chỉ thấy một phía là phí thì thu rồi, nhưng dân được hưởng gì thì chưa thấy, và như vậy dễ dẫn tới những bức xúc khác.

PV: Thưa ông, thu phí vào nội đô thì nảy sinh ra chuyện phải có quỹ đất làm bãi gửi xe ở 5 thành phố, mà hiện nay như tại Hà Nội thì đây sẽ là một khó khăn không dễ giải quyết?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Giao thông tĩnh là việc lẽ ra phải làm từ lâu rồi, nhưng chúng ta không quan tâm đến nên mới xảy ra tình trạng như hiện nay. Việc giảm thiểu phương tiện cá nhân là cần thiết và nhiều nước làm rồi, nhưng phải làm từng bước chứ không phải đột ngột bằng những quyết định hành chính.

No comments:

Post a Comment