Thursday, October 2, 2014

KINH TẾ TRI THỨC – XU THẾ PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA THỜI ĐẠI, CƠ HỘI ĐỂ NƯỚC TA RÚT NGẮN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, TIẾN CÙNG THỜI ĐẠI

Tham luận của GS.VS ĐẶNG HỮU tại Hội thảo "Định hướng chiến lược phát triển kinh tế trí thức đến năm 2030", ngày 20.02. 2014 tại Thành phố HCM.        "từ tư duy đến chính sách, chiến lược, và nhất là đến thực tiễn cuộc sống còn khoảng cách rất lớn. Hơn 25 năm ĐM vừa qua nước ta đạt nhiều thành tưu đáng kể về tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội...., nhưng phải thấy rằng hiệu quả, chất lượng tăng trưởng rất thấp, phải trả giá đắt: ICOR lến đến 6-7, tiêu hao vật chất, năng lượng trên 1 đơn vị GDP ngày càng tăng cao, các chỉ số phát triển công nghệ, chỉ số về năng lực cạnh tranh đều thua xa các nước xung quanh). 

Nền KT vẫn dựa chủ yếu vào vốn và bán tài nguyên thô ít qua chế biến, chưa dựa vào tri thức, TFP NĂM 2000 đạt trên 20%, thì gần đây giảm còn 6-7%, chưa phát huy tiềm năng trí tuệ và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Hội nhập sâu vào nền kinh tế tri thức toàn cầu, khối lượng xuất nhập khẩu gia tăng nhanh, thu hút nhiều FDI nhưng không có tác dụng gì về nâng cao nền tảng tri thức: trong tổng giá trị xuất khẩu tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao chưa đến 5%, trong FDI công nghệ mới cũng chỉ khoảng 5%. Thế giới coi FDI là kênh chuyển giao tri thức, nhưng ở ta thì chuyển giao tri thức ít, mà đánh bạt doanh nghiệp Việt Nam thì nhiều, chủ yếu là thuê đất đai, nhân công rẻ, sử dụng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ giá rẻ."

1. Nền kinh tế tri thức- xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại

Hơn hai thế kỷ công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa đã làm cho của cải xã hội loài người tăng lên hàng trăm lần, nhưng đồng thời đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, nghèo đói, bất công xã hội ...đã đến lúc phải cáo chung. Với tác động mạnh mẽ của của khoa học và công nghệ trong thế kỷ 20 nền kinh tế công nghiệp truyền thống đã thay đổi sâu sắc và được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau: kinh tế hậu công nghiêp, kinh tế mới, kinh tế thông tin, kinh tế số và từ thập kỷ 1990 gọi là nền kinh tế dựa trên tri thức, gọi tắt là kinh tế tri thức,hay kinh tế sáng tao (innovation economy), kinh tế dựa vào kỹ năng (skill based economy), kinh tế thông minh (smart economy)...
Phát triển kinh tế tri thức là xu thế tất yếu khách quan của lực lượng sản xuất xã hội loài người, là hệ quả tất yếu của sự tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau của ba quá trình phát triển kinh tế thị trường, phát triển khoa học và công nghệ và gia tăng toàn cầu hóaNền kinh tế tri thức toàn cầu (global knowledge economy) đang hình thành và lôi cuốn tất cả các nước tham gia.  Trong nền KTTT toàn cầu hóa trình độ các nước chênh lệch rất xa, thị trường thế giới phân chia lại, lao động xã hội phân công lại: các nền kinh tế phát triển nhất sản xuất công nghệ mới, sản phẩm công nghệ cao; một số nước trở thành công xưởng sản xuất sản phẩm chế biến cho cả thế giới; còn các nền kinh tế chậm phát triển chủ yếu là bán tài nguyên, lao động để đổi lấy công nghệ, dịch vụ và sản phẩm chế biến, v.v... Một sân chơi, một cuộc cạnh tranh không bình đẳng, một kiểu bóc lột mới rất tinh vi, nhưng không một nước nào có thể đứng ngoài được. Hội nhập là bắt buôc, hội nhập để vừa hợp tác vừa đấu tranh. Các nước mới trỗi dậy và nhiều nước đang phát triển xây dựng chiến lược đi tắt, rút ngắn, đang liên minh nhau theo các khối, để cố vươn lên thoát khỏi sự lệ thuộc. Xu thế đấu tranh cho một thế giới hòa bình dân chủ công bằng văn minh trở nên nổi trội trong sự phát triển của thế giới đương đại.

2. Kinh tế tri thức trong thập kỷ đầu thế kỷ 21- những thành tựu mới và những thách thức

a/ Định hướng kinh tế tri thức rõ nét hơn, thể hiện ở sự gia tăng mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tri thức và thông tin, phát triển mạnh lực lượng công nhân tri thức, tăng cường đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học, cách mạng triệt để trong giáo dục và đào tạo. Đầu tư vào tài sản vô hình được chú trọng hơn, tài sản vô hình tăng lên nhanh chóng.
Nhiều quốc gia có xu thế liên kết chặt với nhau hoặc nhập vào nhau các bộ liên quan chiến lược phát triển ví dụ Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông với Bộ kế hoạch; Hàn Quốc thì thành lập Bộ Kinh tế tri thức.
b/ Những đặc trưng nổi bật của nền kinh tế tri thức đầu thế kỷ 21
- Đổi mới sáng tạo (innovation) là động lực trực tiếp của sự phát triển. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra của cải mới chủ yếu là nhờ tạo ra cái mới, tạo sự khác biệt, trở thành duy nhất.
- Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn, phải chấp nhận “Sự phá hủy có tính sáng tạo”. Tốc độ đổi mới là hàng đầu. Chậm trễ đồng nghĩa với thất bại. Đổi mới để phát triển, là phá vỡ sự cân bằng tạm thời cục bộ để đạt tới sự cân bằng tổng thể vững chắc hơn; đó là qui luật của sự phát triển; sợ mất ổn định mà không đổi mới thì sẽ trì trệ, và sẽ suy vong!
Vốn người, vốn tri thức xã hội là nguồn lực cơ bản của phát triển kinh tế. Cạnh tranh kinh tế là cạnh tranh về giao dục. Một cuộc cải cách sâu rộng đang diễn ra trong giáo dục từ hai thập kỷ nay với hai thay đổi lớn: Chuyển từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng năng lực, chuyển từ chế độ học một lần trên ghế nhà trường sang học tập suốt đời.
- Hai công cụ lao động quan trọng nhất là bộ óc con người và mạng thông tin toàn cầu. Ai cũng có, cũng có thể sử dụng, nhưng cơ hội không như nhau; tùy thuộc vào năng lực từng người.
- Tài sản vô hình tăng nhanh hơn nhiêu so với tài sản vô hình. Tính chung cho các nước phát triển: năm 1985 tài sản vô hình chiếm khoảng 20% GDP, năm 1995 khoảng 32%, năm 2005 khoảng 55%, dự báo năm 2020 sẽ là 70%. Tính với 500 công ty xuyên quốc gia lớn nhất (S&P500) thì tài sản vô hình năm 1875 là 17%, 1985 là 32%, 1995 là 68%, 2005 là 80%; 2005 - 2010 giao động ở mức trung bình 80%. Trong tài sản vô hình thường có khoảng 55% là tài sản từ quyền sở hữu trí tuệ (pa-tăng, know-how, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp v.v.) phần còn lại là do thương hiệu, uy tín, chiến lược, mô hình tổ chức quản lý, quan hệ khách hàng...gọi chung là sự tinh vi trong kinh doanh, cũng là do năng lực sáng tạo của con người. (Theo Michael Porter, các nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển thứ ba dựa vào 2 trụ cột Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh tinh vi mới thực sự là nền kinh tế tri thức- hiện nay có khoảng hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ là nền kinh tế tri thức hay kinh tế sáng tạo) .
c/Xu thế cả thế giới hướng tới nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa: nhận thức ở tầm quốc gia được nâng cao, rất nhiều quốc gia lựa chọn cạnh tranh quốc tế dựa trên tri thức; đưa ra tầm nhìn, chiến lược 2030 (chiến lược Nam Phi 2030, tầm nhìn Qatar 2030, các nước châu Mỹ La tinh 2030...và gần 30 nước đang phát triển đã đề ra chiến lược kinh tế tri thức 2030, có cả những nước chậm phát triển nhất như Siere Leone, Zimbabue, Namibia, Ethiopia...).
- Đặc biệt là sự tăng cường hoạt động của các tổ chức quốc tế về nâng cao nhận thức, đánh giá đo lường và giới thiệu kinh nghiệm thực tế phát triển kinh tế tri thức. OECD phối hợp với WB hàng năm tổ chức Diễn đàn về kinh tế tri thức toàn cầu (GKEF- global knowledge economy forum). GKEF đầu tiên ở Paris 2002 về nhận thức kinh tế tri thức và 4 trụ cột của kinh tế tri thức, GKEF 2 ở Helsinski 2003 về thực thi mục tiêu chiến lược kinh tế tri thức của EU; GKEF 3 ở Budapest 2004 vè vai trò tri thức trong nâng cao năng lực cạnh tranh; GKEF 4 ở Istanbul 3005 về tăng cường môi trường kinh doanh bà khuyến khích khu vực tư nhân tăng trưởng; GKEF 5 ở Prague 2006 về đổi mới sáng tạo và hấp thụ công nghệ; GKEF 6 ở Cambridge 2007 về chính phủ hỗ trợ mang tri thức và chuyển giao công nghệ; GKEF 7 ở Ancona 2008 về phát triển các cum (cluster) tri thức và vai trò chính phủ và   đại học đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; GKEF 8 ở Fontainebleau 2009 về tái cấu trúc hệ thống đổi mới; GKEF 9 ở Berkin 2010 về sự đa dạng thông qua đổi mới sáng tạo; năm 2012 ở New Delhi về kinh tế tri thức thế kỷ 21.
Ở Châu Á thì có World Knowledge Forum là diễn đàn lớn nhất do Báo Maeil Business Newspaper Hàn quốc tổ chức hàng năm bắt đầu từ 2000 đến nay đã có 14 diễn đàn, mỗi diễn đàn qui tụ khoảng 3000 người dự gồm nhiều người đứng đầu các tổ chức quốc tế, nguyên thủ quốc gia, nhiều nhà khoa hoc, doanh nhân ten tuổi đến từ khắp nơi trên thế giới.
- Vai trò rất quan trọng của WB trong thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức: nghiên cứu giúp các nước xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế tri thức, đưa ra kiến nghị khung chiến lược kinh tế tri thức chung và cho từng nhóm nước, từng nước riêng rẻ: đặc biệt là đã xây dựng cơ sở dữ liệu về KEI cho hơn 150 quốc gia từ 1995 đến nay cho tháy một bức tranh tổng quát về tiến trình phát triển kinh tế tri thức trên thế giới. Liên hiệp quốc cùng các cơ quan chuyên môn của mình như WIPO, UNESCO, UNCTAD, UNDP cũng hỗ trợ rất nhiều cho các nước phát triển kinh tế tri thức. Các khối G-8, G-20, APEC cũng đóng góp nhiều cho quản lý toàn cầu các nguồn lực nhằm đối phó các thách thức. Ngoài ra còn có rất nhiều hội thảo quốc tế về kinh tế tri thức, nhiều Mạng lưới và Hiệp hội (toàn cầu và khu vực: Âu, Á-Úc, Mỹ, Phi và Cận đông...)
d/Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay vốn là thuộc tính của chủ nghĩa tư bản, mà tác nhân trực tiếp là do sự ra đời của nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa phát triển trong khi chưa có thiết chế quản lý nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế toàn cầu mà không có thiết chế quản lý nó thì khó tránh khỏi hỗn loạn; một khi các lực lượng thị trường được trao toàn quyền trên vũ đài kinh tế và tài chính thì sẽ dẫn tới sự suy sụp của hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu (George Soros-1998). Công nghệ thông tin và các công nghệ cao khác đã được những nhà tư bản tài chính sử dung để tạo những công cụ thanh toán mới, những phương thức kinh doanh mới tạo ra giá trị gia tăng cao, lợi nhuận kếch sù, làm rối loạn thị trường, dẫn tới nền “kinh tế giá trị ảo”! Cuộc khủng hoảng tài chính đi liền với hàng loạt những bất ổn trên toàn cầu hiện nay tất yếu sẽ thúc đẩy phong trào đấu tranh để cải cách, thay đổi mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, chứ không chỉ là hồi phục kinh tế trong từng nước. Năm 2007-2008 khi mới bắt đầu cuộc khủng hoảng, nhiều chính khách Châu Âu đã nói “Cuộc khủng hoảng này là cơ hội cho ngày mai của nhân loại”, “sẽ là CNTB mới hay CNXH mới”, v.v...Khủng hoảng, cải cách là cơ hội mà mỗi nước cần nắm bắt để vươn lên; đòi hỏi biết lựa chọn khôn ngoan giải pháp trong sự mất cân bằng đó.
Cuộc suy thoái kinh tế đang thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế các nước theo hướng dựa nhiều hơn vào tri thức.Hội nhập quốc tế sâu hơn và tăng cường năng lực cạnh tranh dựa trên tri thức là xu hướng của các nước đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế 2020, 2030. Giải pháp là: tăng cường các hoạt động và việc làm dựa nhiều vào tri thức; phát triển mạnh ngành chế tạo tiên tiến và dịch vụ nhiều tri thức làm đầu tàu cho nền kinh tế; Việc quan trọng hàng đầu là đổi mới thế chế, tháo gỡ các rào cản đối với dòng chảy tri thức, hỗ trợ cho việc sáng tạo tri thức, đẩy mạnh quá trình đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp tri thức v.v... Suy thoái kinh tê là cơ hội để các nước thay đổi, tái cấu trúc nên kinh tê, dựa nhiều hơn vào tri thức, thông tin và sáng tạo đổi mới.
Trong tác phẩm “From Crisis to Recovery” (OECD, 2010) giới thiệu về “Chiến lược Tăng trưởng Xanh” của OECD, có phân tích nguyên nhân của cuộc suy thoái hiện nay là do chạy theo lợi ích trước mắt mà nhiều người khước từ văn hóa kinh doanh, không tuân thủ luật lệ tài chính, vì vậy để lập lại trật tự cần hoàn thiện luật tài chính và kinh doanh quốc tế, tăng cường kiểm tra, quản lý tốt hơn và hợp tác tốt hơn. Đó là để chữa lại sai lầm trong quá khứ, nhưng quan trọng hơn là chuẩn bị cho tương lai: cần có tư duy mới, cách tiếp cận mới về chiến lược tăng trưởng. OECD đang xây dựng “Chiến lược Tăng trưởng Xanh” để giúp các quốc gia có các chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả cách tiếp cận mới này; phải sản xuất “xanh hơn”, cung ứng và tiêu dùng “xanh hơn”, phải dừng thói quen tiêu dùng phung phí, tiêu hao nhiên liệu hóa thạch để vừa chống lại biến đổi khí hậu vừa tiết kiệm tài nguyên. Đang ra sức phát triển các công nghệ cac-bon thấp, công nghệtái chếkhông phế thải, Cần mở rộng biên giới đầu tư và thương mại; đẩy mạnh hơn nữa phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy sáng tạo và đổi mới cho sự “phục hồi xanh”. Trung tâm Nghiên cứu Chính sách của Cộng đồng Châu Âu đang tập trung nghiên cứu các chính sách phát triển xanh để thực hiện chiến lược có hiệu quả “Châu Âu 2020” lấy mục tiêu chính làphát triển kinh tế tri thức xanh và bền vững. Gần đây Cộng đồng Chấu Âu, Braxin và hiều nước khác đề ra chiến lược phát triển dựa vào sinh học (bio-based economy), có nước gọi là tăng trưởng dựa vào khu vực lâm nghiệp (forest sector based economy), theo đó các nguyên liệu, nhiên liệu được chế biến từ các bộ phận của cây cối bằng công nghệ sinh học và công nghệ nano, hạn chế tối đa sử dụng ngyên nhiên liệu không tái tạo.

3/ Phát triển kinh tế tri thức để đi tới mục tiêu xã hôi công bằng dân chủ văn minh là thực hiên đúng đường lối quan điểm của Đảng la, hợp vơi học thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh

Đảng ta từ sớm đã hình thành quan điểm, chính sách phát triển đất nước dựa vào khoa học, coi khoa học là động lực của sự phát triển. Từ chính sách trọng dụng trí thức của Bác Hồ, đến “CM kỹ thuật là then chốt” cho đến “phát triển KTTT” là sự phát triển xuyên suốt của quan điểm đó. Đén gần đây nhất ĐH X và ĐH XI lấy công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vơi phát triển kinh tế tri thức làm phương hướng cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta.
Chủ tịch HCM trong khi nói về vai trò quan trọng của đội ngũ tri thức trong kháng chiến và trong xây dựng hòa bình có nói: trong tương lai xa khi đi tới chủ nghĩa cộng sản thì lao động trí thức trở thành loại lao động phổ biến của tất cả mọi người (đó là công nhân tri thức trong nền kinh tế tri thức). Bác cũng nói nhiệm vụ của giáo dục là làm cho dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thông thái, Bác chưa bao giờ chỉ ra xây dựng chủ nghĩa xã hôi phải theo mô hinh như thế nào; Bác thường nhắc: hoc tập chủ nghĩa Mac Lê nin không phải để bắt chước làm theo mà cốt để nắm vững phương pháp luận xử lý những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển đất nước ta.
Mác dự báo“tri thức sẽ là lực lượng sản xuất trực tiếp”, “khoa học trực tiếp làm ra của cải”. Đến lúc đó “nền đại cơ khí” sẽ đưa tới xã hội tự động hóa, mọi quá trình sản xuất sẽ do các hệ thống máy móc đảm nhiệm, con người đứng ra ngoài quá trình sản xuất, chỉ làm hai chức năng: kiểm soát hệ thống máy móc và sáng tạo cái mới; thời gian lao động cần thiết giảm đến tối thiểu, thời gian nhàn rỗi tăng lên là thời gian cho sự phát triển đầy đủ của cá nhân, đến lượt nó, với tính cách là sức sản xuất vô cùng to lớn, nó tác động trở lại đén sức sản xuất của xã hội. Chủ nghĩa tư bản không còn điều kiện để chiếm đoạt giá trị thặng dư được nữa. Đó chính là sự khác biệt cơ bản của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, đó cũng là điều kiện chin muồi để thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa cộng sản.
Marx viết: "Chủ nghĩa cộng sản không phải là một học thuyết mà là một cuộc vận động. Nó xuất phát không phải từ những nguyên tắc, mà từ những sự thật. Những người cộng sản không lấy thứ triết học này nọ, mà lấy toàn bộ quá trình lịch sử trước đây và đặc biệt là những kết quả thực tế trước mắt tại các nước văn minh làm tiền đề của họ. Chủ nghĩa cộng sản nảy sinh ra từ nền đại công nghiệp và những hậu quả của đại công nghiệp: từ sự xuất hiện thị trường thế giới và cuộc cạnh tranh không thể kìm hãm được do sự xuất hiện của thị trường thế giới gây ra”
Thế nhưng từ tư duy đến chính sách, chiến lược, và nhất là đến thực tiễn cuộc sống còn khoảng cách rất lớn. Hơn 25 năm ĐM vừa qua nước ta đạt nhiều thành tưu đáng kể về tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội...., nhưng phải thấy rằng hiệu quả, chất lượng tăng trưởng rất thấp, phải trả giá đắt: ICOR lến đến 6-7, tiêu hao vật chất, năng lượng trên 1 đơn vị GDP ngày càng tăng cao, các chỉ số phát triển công nghệ, chỉ số về năng lực cạnh tranh đều thua xa các nước xung quanh). Nền KT vẫn dựa chủ yếu vào vốn và bán tài nguyên thô ít qua chế biến, chưa dựa vào tri thức, TFP NĂM 2000 đạt trên 20%, thì gần đây giảm còn 6-7%, chưa phát huy tiềm năng trí tuệ và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Hội nhập sâu vào nền kinh tế tri thức toàn cầu, khối lượng xuất nhập khẩu gia tăng nhanh, thu hút nhiều FDI nhưng không có tác dụng gì về nâng cao nền tảng tri thức: trong tổng giá trị xuất khẩu tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao chưa đến 5%, trong FDI công nghệ mới cũng chỉ khoảng 5%. Thế giới coi FDI là kênh chuyển giao tri thức, nhưng ở ta thì chuyển giao tri thức ít, mà đánh bạt doanh nghiệp Việt Nam thì nhiều, chủ yếu là thuê đất đai, nhân công rẻ, sử dụng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ giá rẻ.
Chỉ số phát triển KTTT năm 2013 đạt 3,65 thuộc nhóm nước trung bình thấp.
Hàn Quốc, Đài Loan qua 25 năm (1970-1995) trở thành nước công nghiệp hóa mới; cũng 25 năm tính từ 1987 đến 2012, giai đoạn này lại có điều kiện thuận lợi hơn, công nghiệp hóa nước ta chưa đi được nửa đường; và tình hình diễn biến ngược lại với chủ trương phát triển kinh tế tri thức đề ra gần 15 năm nay, nền kinh tế vẫn là bán tài nguyên và gia công toàn diện!
ĐH VI đề xướng công cuộc đổi mới là một đột phá tư duy ngoan mục, nhờ đó nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng, sản xuất bung ra, đầu tư nước ngoài ào ạt vào, tốc độ tăng trưởng cao, nhưng sau đó nhiều vấn đề mới, phức tạp nảy sinh do mở cửa, phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi phải đổi mới thể chế, chính sách để thích ứng với sự phát triển, nhưng do nhận thức, tư duy chậm đổi mới, dấu ấn của nền kinh tế quan liêu bao cấp quá sâu, tư duy giáo điều còn khống chế, không tiếp tục đổi mới theo kịp thời đại, từ đó kinh tế ngày càng gặp nhiều khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, lòng tin của dân giảm sút nghiêm trọng.
ĐH VI đề ra phải đổi mới đồng bộ, nhưng đổi mới kinh tế trước, chính trị sau. Nhưng hệ thống chính trị châm đổi mới (lẽ ra từ giữa thập kỷ 1990), quyền làm chủ của nhân dân còn bị hạn chế, khối đại đoàn kết toàn dân chưa được phát huy, còn nhiều rào cản đối với các năng lực sản xuất và các quá trình đổi mới sáng tạo. Đội ngũ trí thức nước ta đầy tâm huyết muốn được cống hiến muốn góp phần đổi mới đất nước theo kịp thời đại thì khong được phát huy, tiềm năng trí tuệ dân tộc bị lãng phí đáng kể.
Bài học mà ĐH6 đã đúc kết cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị: 1/ lấy dân làm gốc, dân biết, dân bàn dân làm dân kiểm tra; 2/luôn xuất phát từ thực tiễn, hành động theo qui luật khách quan; 3/kết hợp sức mạnh của thời đai và sức mạnh của dân tộc; 4/xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị một Đảng cầm quyền; thế nhưng trên thực tế đã không được quán triệt thực hiện,

4. Cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để tiến cùng thời đại

a-Đổi mới tư duy theo kịp thời đại: thời đại ngày nay là thời đại toàn cầu hóa, thời đại tri thức và thông tin, một thế giới kết nối đang chuyển sang phương thức phát triển mới, kèm theo là những thay đổi mạnh mẽ, lớn lao,  nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực; hội nhập vào thế giới ấy mà không thay đổi cách nghĩ cách làm thì không tránh khỏi thất bại.
Tư duy phát triển bằng vốn trí tuệ con người, coi tri thức là nguồn gốc của mọi của cải; coi trọng tài sản trí tuệ hơn tài sản hữu hình; đội ngũ trí thức là chủ thể của nền kinh tế tri thức,không có đội ngũ trí thức thì không có kinh tế tri thức.
b. Đổi mới thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hoàn thiện nền kinh tế thị trường dung nạp (inclusive)
-Phat huy dân chủ : Có môi trường tự do dân chủ thực sự thì khoa học mới phát triển, nền tảng tri thức cho nền kinh tế mới được vững chắc. Cần khuyến khích tìm tòi cái mới, khuyến khích tranh luận, phản biện, tôn trọng những ý kiến khác nhau, có thái độ thực sự cầu thị, cùng nhau đi tìm chân lý, cùng snags tạo ra tri thức mới. Quá trình sáng tạo tri thức bắt đầu từ tri thức ẩn  của con người có được khi tiếp thu tri thức hiển thị, qua tương tác giữa con người với con người và với bối cảnh xung quanh, qua trải nghiệm thực tế, sẽ được khách quan hóa, trở thành tri thức mới, hiển thị.
-Đổi mới hệ thống chính trị: cần minh định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng tổ chức trong hệ thống chính trị.  Đảng là người lãnh đạo, không làm thay việc của Nhà nước; QH phải là cơ quan quyền lực cao nhất, là đại biểu của nhân dân - người làm chủ đất nước, do dân lựa chọn bầu ra, dân có quyền kiểm soát, bãi miễn, những việc trọng đại phải được dân phúc quyết. Thực hiện cho được câu Bác Hồ nói: nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.
Nhà nước không làm thay chức năng của thị trường. Nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường, xã hội dân sự song song tồn tại như ba trụ cột của một xã hội phát triển.
Tiếp tục đổi mới Đảng cho ngang tầm với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn CM mới. Đảng phải trí tuệ, đạo đức, văn minh. Ý Đảng với lòng dân là một thì mới thực sự là Đảng cầm quyền trong một xã hội dân chủ. Đảng phải hoạt động theo luật pháp, và phải chịu sự kiểm soát của dân.
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy phải thực sự là kinh tế thị trường, thì khoa học và công nghệ mới phát triển, mới có kinh tế tri thức. Vai trò rất quan trọng của Nhà nước là tôn trọng, bảo hộ quyền sở hữu của người dân, tạo cơ hội cho mọi người được tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng; đồng thời NN có chức năng điều tiết thu nhập, chăm lo phúc lợi chung của xã hội, hỗ trợ các nhóm yếu thế, bảo đảm công khai, minh bạch. Sự can thiệp của NN bằng công cụ chính sách mà không trái với qui luật của thị trường là để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa dân giàu nước mạnh, công bằng dân chủ văn minh; đó chính là nền kinh tế thị trường dung nạp (inclusive), ngược lại với kinh tế thị trường thải loại (exclusive).
Đổi mới quản lý kinh tế. Trọng tâm của quản lý kinh tế chuyển sang quản lý  tri thức và quản lý dựa trên tri thức, khơi dậy các năng lực sáng tạo, tạo ra tri thức mới và sử dụng có hiệu quả tri thức, biến tri thức thành giá trị. Chuyển trọng tâm từ quản lý nguồn lực vật chất, cái hữu hình sang quản lý nguồn lực trí tuệ, cái vô hình. Phap luật cho phép mọi người được tự do kinh doanh, làm những gì mà pháp luật không cấm. Trong nền kinh tế tri thức vai trò của chính phủ chuyển từ kiểm soát chỉ huy sang người kiến trúc sư dịnh hướng phát triển và chức năng bà đỡ chăm lo nuôi dưỡng các khả năng sáng tạo, phát triển các nhân tố mới.
Thiết lập hệ thống đổi mới sáng tạo trong toàn nền kinh tế, tạo sự liên kết hữu cơ khoa học, đào tạo với sản xuất kinh doanh, nhằm dẩy nhanh quá trình đổi mới sáng tạo. Có cơ chế tài chính, tín dụng thõa đáng thúc đẩy quá trình đổi mới. Phát triển thị trường công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm, các khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp, phát triển hệ thống cụm tri thức (knowledge cluster) từ TƯ đến các vùng, các địa phương để hỗ trợ thúc đẩy việc tạo ra và nhanh chóng sử dụng tri thức sát hợp với tình hình cụ thể từng nơi.
Có chính sách thõa đáng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích của người sáng tạo, người sử dụng và lợi ích chung của xã hội, lợi ích của đất nước đang là người mua công nghệ.
Từ đó tiến hành đổi mới toàn diện các lĩnh vực: đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trến tri thức và sáng tạo, đổi mới doanh nghiệp thành doanh nghiệp tri thức, đổi mới giáo duc đào tạo xây dưng đội ngũ trí thức đủ năng lực sáng tao, và đội ngũ công nhân tri thức,xây dựng xã hội học tập, phát triển mạnh hạ tầng thông tin và xây dựng xã hội thông tin, hình thành hệ thông đổi mới quốc gia năng đông nhanh chóng biến tri thức thành giá trị
***
Dân tộc ta là dân tộc thông minh giàu tính sáng tạo, nhờ đức tính đó  ta đã thắng được trong các cuộc chiến tranh chống lại các đế quốc hùng mạnh nhất, nếu chỉ có dũng cảm kiên cường thì cũng khó thắng được. Vậy  trong cuộc chiến hiện nay, cuộc chiến chống lại nghèo nàn lạc hậu, cạnh tranh với các nước bằng năng lực trí tuệ, óc sáng tạo, lẽ nào ta lại chịu lùi bước? Sức mạnh của dân tộc ta bắt nguồn từ sự đại đoàn kết dân tộc. Phải hoàn thiện thể chế nhằm phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy nguôn lực trí tuệ, tài năng sáng tạo của dân tộc, không có khó khăn nào không vượt qua được.
Kinh tế tri thức là thời cơ lớn và thách thức gay gắt đối với nước ta. Hội nhập quốc tế, hợp tác và đấu tranh, nắm bắt và phát triển kinh tế tri thức là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn. Chần chừ, chậm chạp trên con đường mòn cũ, không kiên quyết mạnh dạn đổi mới, không phát huy nguồn lực trí tuệ, năng lực nôi sinh của toàn dân tộc, để bỏ lỡ cơ hội vàng này, thì đất nước sẽ tụt hậu xa hơn nũa, nguy cơ tồn vong sẽ trở thành hiện hữu.

KINH TẾ TRI THỨC – XU THẾ PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA THỜI ĐẠI, CƠ HỘI ĐỂ NƯỚC TA RÚT NGẮN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, TIẾN CÙNG THỜI ĐẠI

GS.VS ĐẶNG HỮU

Kinh tế tri thức – xu thế phát triển tất yếu của thời đại, cơ hội để nước ta rút ngắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến cùng thời đại

Khoa học là nguồn gốc của mọi của cải, là động lực phát triển của xã hội. (K.Marx).
Bước vào thế kỷ 20, hai phát hiện vĩ đại nhất: thuyết tương đối và cơ học lượng tử khởi nguồn cho cuộc cách mạng KHCN hiện đại phát triển mạnh mẽ, từ đầu thập kỷ 1980 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã trở thành cách mạng tri thức và cách mạng thông tin, cùng với sự ra đời hệ thống công nghệ cao - hệ thống công nghệ của thế kỷ 21 đã làm cho lực lượng sản xuất xã hội loài người phát triển nhảy vọt lên một thang bậc mới. Đó không chỉ là cách mạng trong khoa học, trong kinh tê mà còn là một cuộc cách mạng sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người; từ sản xuất kinh doanh, cách làm việc, học tập, giao tiếp, cho đến nhận thức, tư duy của con người, cả những khái niệm cũng thay đổi. Xã hội loài người bước vào một thời kỳ chuyển tiếp trọng đại nhất trong lịch sử của mình, từ nền văn minh công nghiệp chuyển lên văn minh trí tuệ.
Hơn hai thế kỷ công nghiệp hóa, của cải xã hội trên toàn thế giới tăng hàng trăm lần, nhưng để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường sống, bất công xã hội, đói nghèo gia tăng. Nền kinh tế công nghiệp dựa chủ yếu vào máy móc và tài nguyên đã trở nên lỗi thời, phải kết thúc sứ mệnh của mình để chuyển sang một nền kinh tê mới dựa chủ yếu vào tri thức, vào năng lực sáng tạo, trí thông minh và kỹ năng của con người, xã hội công nghiệp chuyển thành xã hội tri thức. Nửa sau của thế kỷ 20 với sự phát triển mạnh của khoa học và công nghệ con người đã bắt đầu nhận thức được những thách thức nghiêm trọng đang đe dọa sự tồn tại của mình, do chính hành động mình trong nhiều thế kỷ qua gây ra, đồng thời cũng nhân thấy tác động ngày càng quan trọng của tri thức, thông tin, công nghệ đối với phát triển kinh tế, coi đó là tiền đề cho sự thay thế nền kinh tế công nghiệp bằng nền kinh tế mới dựa trên tri thức và thông tin. Từ những thập kỷ 1970, 1980 cùng với bùng nổ thông tin, bùng nổ công nghệ, làn sóng tái cấu trúc nền kinh tế bắt đầu lan mạnh trong các nền kinh tế công nghiệp phát triển, ở đó nhiều ngành công nghiệp truyền thống đang còn sức cạnh tranh bị xóa bỏ để thay thê bằng những những ngành công nghệ cao có triển vọng hiệu quả hơn nhiều, nhờ đó họ đã bứt phá lên rất nhanh và ngày nay đang đi đầu trong bản đồ kinh tế tri thức thế giới. Đó thực sự là một quá trình phá hủy có tính sáng tạo mở đầu cho thời kỳ chuyển tiếp của thế giới với biết bao biến động to lớn trong mọi mặt đời sống xã hội loài người.
Nền KTTT toàn cầu hóa là hệ quả tất yếu của sự tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau của ba quá trình phát triển kinh tế thị trường, phát triển khoa học và công nghệ và quá trình toàn cầu hóa.Trong nền KTTT toàn cầu hóa trình độ các nước chênh lệch rất xa, thị trường thế giới phân chia lại, lao động xã hội phân công lại: các nền kinh tế phát triển nhất sản xuất công nghệ mới, sản phẩm công nghệ cao để tiêu thụ trên thị trường thế giới; một số nước trở thành công xưởng sản xuất sản phẩm chế biến cho cả thế giới; còn các nền kinh tế chậm phát triển chủ yếu là bán tài nguyên, lao động để đổi lấy công nghệ, dịch vụ và sản phẩm chế biến, v.v... Một sân chơi, một cuộc cạnh tranh không bình đẳng, một kiểu thực dân mới bóc lột rất tinh vi, nhưng không một nước nào có thể đứng ngoài được. Cuộc đấu tranh giữa các nước giàu và các nước nghèo ngày càng trở nên gay gắt. Thế giới tiến bộ không chấp nhận toàn cầu hóa do Mỹ thao túng, đòi hỏi phải có một toàn cầu hóa công bằng, văn minh. Các nước mới trỗi dậy và nhiều nước đang phát triển xây dựng chiến lược đi tắt, rút ngắn, đang liên minh nhau theo các khối, chống lại sự áp đặt của các siêu cường tư bản chủ nghĩa.Xu thế đấu tranh cho một thế giới hòa bình dân chủ công bằng văn minh trở nên nổi trội trong sự phát triển của thế giới đương đại.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay vốn là thuộc tính của chủ nghĩa tư bản, mà tác nhân trực tiếp là do sự ra đời của nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa. Nền kinh tế toàn cầu mà không có thiết chế quản lý nó thì khó tránh khỏi hỗn loạn; một khi các lực lượng thị trường được trao toàn quyền trên vũ đài kinh tế và tài chính thì sẽ tạo ra hỗn loạn, dẫn tới sự suy sụp của hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu (George Soros). Mà thời đại ngày nay công nghệ thông tin và các công nghệ cao khác đã tạo những công cụ mới thanh toán tài chính, ngân hàng cùng những phương thức kinh doanh mới tạo ra giá trị gia tăng cao, lợi nhuận kếch sù  cho giới tư bản kinh doanh tài chính, giá tri gia tăng là do tri thức tạo ra nhưng không có thước đo, trật tự kinh tế do tư bản tài chính lũng đoạn, không được kiểm soat bơi một thiết chế nào, đã tạo nên một nền kinh tế “giá trị ảo”.  Cuộc khủng hoảng tài chính đi liền với hàng loạt những bất ổn, hiểm họa trên toàn cầu hiện nay tất yếu sẽ thúc đẩy phong trào đấu tranh để cải cách, thay đổi mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, chứ không chỉ là hồi phục kinh tế trong từng nước. Năm 2007-2008 khi mới bắt đầu cuộc khủng hoảng, nhiều chính khách Châu Âu đã nói “Cuộc khủng hoảng này là vì ngày mai của nhân loại”, “sẽ là CNTB mới hay CNXH mới”, v.v... Khủng hoảng, cải cách là cơ hội mà mỗi nước cần nắm bắt để vươn lên; đòi hỏi biết lựa chọn khôn ngoan giải pháp trong sự mất cân bằng đó.
Có thể nói thời đại chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ ngày nay là thời đại chuyển tiếp trọng đại nhất trong lịch sử loài người chuyển từ xã hội có áp bức bóc lột, bất công sang một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người được hoàn toàn giải phóng. Đó là một cuộc đấu tranh dữ dội, quyết liệt bằng nhiều hình thức khác nhau, trên nhiều mặt trận khác nhau, kéo dài có khi hàng thế kỷ. Kinh tế tri thức là tác nhân chính thúc đẩy cuộc đấu tranh đó.
Đây là thời cơ lớn và thách thức gay gắt đối với nước ta. Hội nhập quốc tế, hợp tác và đấu tranh, nắm bắt và phát triển kinh tế tri thức là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, không thể bỏ lỡ. Chần chừ, chậm chạp trên con đường mòn cũ, không kiên quyết mạnh dạn đổi mới, không phát huy nguồn lực trí tuệ, năng lực nôi sinh của toàn dân tộc, để bỏ lỡ cơ hội vàng này, thì đất nước sẽ tụt hậu xa hơn nũa, nguy cơ tồn vong sẽ trở thành hiện hữu.

Quá trình hình thành nền kinh tế tri thức

Từ giữa thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế. Năm 1950, J. Schumpeter trong tác phẩm “Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ” đã nhấn mạnh vai trò của đổi mới công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế cùng những thay đổi to lớn trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Ông nhận ra phát minh và sự đổi mới chính là lực lượng chi phối đằng sau các chu kỳ dài hạn (chu kỳ Kondratieff), mà tác nhân của phát minh và đổi mới là các chủ hãng. Họ là chủ thể của “sự hủy diệt mang tính xây dựng", là nguyên nhân chính của sự thành công của chủ nghĩa tư bản. Đi theo sự thành công đó là sự phát triển một số lượng lớn tri thức, số người này sẽ chỉ trích hệ thống tư bản chủ nghĩa và thúc đẩy các giải pháp bình quân hóa thu nhập, làm giảm động lực đổi mới của chủ hãng do đó chủ nghĩa tư bản sẽ lặng lẽ biến đổi chính bản thân nó thành chủ nghĩa xã hội. Năm 1954 P.Drucker trong tác phẩm “The practice of managenent” đã phân tích những thay đổi to lớn trong cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu xã hội do sự phát triển tri thức con người và do đổi mới công nghệ; và lần đầu tiên đưa ra khái niệm về “ngành công nghiệp tri thức” và “công nhân tri thức” và đến năm 1969 ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm ”nền kinh tế tri thức”.
Năm 1957, R. Solow đưa ra mô hình tăng trưởng kinh tế mới, được gọi là “mô hình tăng trưởng Solow", hay “mô hình Solow- Swan". Năm 1961, Irma Adelman trên cơ sở phân tích, tổng hợp nhiều nghiên cứu của các tác giả khác, đã đưa ra mô hình tăng trưởng tân Keynes (neo-Keynesian), cho rằng sản xuất là một hàm số của vốn, tài nguyên, lao động, vốn tri thức và môi trường văn hoá xã hội. Vào giữa những năm 80 thế kỷ XX, Paul Romer đã đưa ra lý thuyết về tăng trưởng nội sinh, và kiến nghị coi tri thức là một thành phần của hệ thống kinh tế; tri thức là một trong ba yếu tố của sản xuất(lao động, vốn, tri thức) trong các nền kinh tế phát triển. Theo P.Romer, tri thức là hình thức cơ bản nhất của vốn; sự tăng trưởng kinh tế là do tích luỹ tri thức đưa lại.
Năm 1973, Daniel Bell trong tác phẩm “The Coming of Post-Industrial Society” lần đầu tiên đưa ra định nghiã về xã hội hậu công nghiệp: xã hội hậu công nghiệp là một xã hội trong đó công nghiệp chế biến giảm dần do sự tăng trưởng nhanh trong khu vực dịch vụ và thông tin; trong xã hội đó công xưởng không còn là nơi làm việc chủ yếu, công nhân của công xưởng không còn là công nhân nòng cốt; trường đại học trở thành thiết chế cơ bản của xã hội mới. Chuyển đổi từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp là sự chuyển đổi toàn diện cả về kinh tế và xã hội, trong đó tri thức đóng vai trò trung tâm, là nguồn gốc của mọi sự đổi mới và phát triển. Về sau D. Bell dùng tên gọi xã hội thông tin, thay cho xã hội hậu công nghiệp.
Sau đó có nhiều tên gọi: nền kinh tế số (Don Tapscot, 1997), nền kinh tế điện tử, nền kinh tế thông tin, nền kinh tế mới, nền kinh tê dựa vào kỹ năng, nền kinh tê dựa vào sáng tạo…mà thường dùng nhất là nền kinh tê dựa trên tri thức gọi tắt là nền kinh tế tri thức.
Thực ra thì nền kinh tê nào cũng ít hay nhiều dựa trên tri thức, hay nói cách khác, nền kinh tế nào cũng có trình độ cao hay thấp khác nhau xét về mặt phát triển kinh tế tri thức. Chỉ khi nào tri thức (bao gồm cả công nghệ, thông tin, sáng  tạo đổi mới) trở thành yếu tố quyết định nhất đối với việc tạo ra của cải, tăng trưởng kinh tê, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tê thì nền kinh tê đó được xem là nền kinh tế tri thức.

Định nghĩa nền kinh tế tri thức.

Năm 1996, OECD lần đầu tiên đưa ra định nghĩa: Nền kinh tế tri thức là những nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin. Bộ Công nghiệp và Thương mại Anh, 1998 gọi nền kinh tế dẫn dắt bởi tri thức (knowledge driven economy) là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra và khai thác tri thức giữ vai trò nổi bật nhất trong việc tạo ra của cải.
Định nghĩa do OECD đưa ra vào năm 1996 đã dẫn đến một sự hiểu lầm: phát triển kinh tế tri thức được coi là phát triển các ngành kinh tế dựa trực tiếp vào công nghệ cao. Năm 2000, APEC đã điều chỉnh và đưa ra một định nghĩa mới, hợp lý hơn: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Định nghĩa này muốn nhấn mạnh việc sử dụng tri thức trong toàn nền kinh tế. Cũng theo quan điểm trên của APEC, năm 2004 UNDP-APDIP trong cuốn “A Sourcebook for Parliamentarians”, 2004 đưa ra định nghĩa phù hợp hơn chung cho tất cả các nước: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm cả việc khai thác kho tri thức toàn cầu, cũng như làm chủ và sáng tạo tri thức cho những nhu cầu của riêng mình". Từ đó định nghĩa này được dùng rộng rãi trong tất các các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Tên gọi thường dùng trước đây ở Hoa Kỳ là nền kinh tế mới. Báo cáo kinh tế của Tổng thống Mỹ năm 2001 có đưa ra định nghĩa: “Nền kinh tế mới là nền kinh tế có hiệu suất vượt bậc - gồm năng suất tăng nhanh, thu nhập tăng, thất nghiệp thấp và lạm pháp vừa phải - là kết quả của sự kết hợp và tương tác giữa những thành tựu về công nghệ, tập quán kinh doanh và chính sách kinh tế". Thông thường, người ta nói kinh tế mới để nhấn mạnh nhiều hơn về vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và vai trò của việc cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất tổng thể. Mỹ, Canada, Châu Âu cũng như các tổ chức APEC, OECD thường dùng “nền kinh tế mới dựa vào tri thức”.
Cần phân biệt nền kinh tế tri thức với ngành kinh tế tri thức hay ngành công nghiệp tri thức. Theo P.Drucker trong công trình “Landmarks of Tomorrow” (1959) của mình, ngành kinh tế tri thức (knowledge-intensive-industry) là những ngành sản xuất, dịch vụ dựa nhiều vào tri thức, có hàm lượng tri thức cao; đó không chỉ là các ngành công nghiệp công nghệ cao, mà là tất cả các ngành truyền thống được cải tạo, đổi mới bằng tri thức, công nghệ mới, có giá trị gia tăng cao mà phần lớn là do tri thức tạo ra. Các tác giả cho rằng nền kinh tế tri thức được hình thành khi tri thức được sử dụng trong tất cả các ngành, để phần lớn các ngành truyền thống trở thành ngành kinh tế tri thức, để cho giá trị do tri thức tạo ra chiếm phần lớn trong tổng GDP (hiện nay thế giới chưa có tiêu chí cụ thể là bao nhiêu %).

Về những đặc trưng của nền kinh tế tri thức

Peter Drucker trong tác phẩm “The next society” cho rằng: ngày mai sẽ đến gần hơn là chúng ta nghĩ; trong thế giới các nước phát triển, sẽ hình thành xã hội tri thức, rất khác với xã hội cuối thế kỷ XX và cũng khác với điều mà phần lớn chúng ta nghĩ; rất nhiều cảnh tượng của xã hội đó từ trước tới giờ chưa từng thấy, nhưng hầu hết chúng đã có sẵn và sẽ trỗi dậy nhanh chóng. Tri thức sẽ là nguồn lực chủ yếu nhất của sự phát triển, và công nhân tri thức trở thành bộ phận quan trọng nhất trong lực lượng lao động. Ba đặc trưng cơ bản của xã hội đó sẽ là: 1/ không biên giới, tri thức vận chuyển dễ dàng hơn tiền bạc; 2/ những ai được hưởng sự giáo dục tốt sẽ giàu có lên nhanh; 3/ khả năng thất bại và thành công là như nhau, ai cũng có thể có được “phương tiện lao động”, tức là tri thức cần cho việc làm, nhưng không phải ai cũng thành công.
OECD (1999) nhấn mạnh sản phẩm và dịch vụ ngày càng chứa nhiều tri thức nhờ đã sử dụng tốt hơn kho tri thức khoa học đã có, nhiều công nghệ hơn do sử dụng các trang thiết bị tiên tiến, và nhiều kỹ năng hơn trong quản lý làm tăng cơ sở tri thức tổng hợp liên quan các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cách hiểu rộng rãi hơn trong giới khoa học (Lester Thurow (1998), (2000), Neef.D (1998), cũng như Dunning (2000), Amin and Cohendet (2004), Schamp (2003), Cooke (2002), Kujath (2005), v.v...): đặc trưng của kinh tế tri thức là sự gia tăng rõ rệt các lĩnh vực nhiều tri thức trong sản xuất và dịch vụ, tri thức trở thành nguồn lực chủ yếu trong quá trình phát triển các quốc gia, các vùng, không những làm thay đổi cách sản xuất kinh doanh, mà còn thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội loài người, cả tư duy và các khái niệm; Todtling et al. (2006) cho rằng kinh tế tri thức đang trở thành đặc trưng chính của chủ nghĩa tư bản mới và cũng là mẫu hình cho xã hội tương lai, v.v...
Nhiều nhà kinh tế (Perez 2004, Freeman 2005) chỉ ra rằng tác động của ICT tới nền kinh tế còn phụ thuộc vào những thay đổi tương ứng trong cấu trúc tổ chức, xã hội và thể chế. ICT một mặt thúc đẩy nền kinh tế tri thức, mặt khác, đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải nâng cao tri thức của mình để vận dụng nó.
Trong nền kinh tế tri thức đã xuất hiện những hiện tượng kinh tế mà người ta cho rằng khó có thể lý giải được bằng các học thuyết kinh tế hiện có. Có người cho rằng đã xuất hiện những quy luật mới trong kinh tế. Cũng có người cho rằng còn nhiều quy luật mà cho đến nay con người chưa khám phá ra. Dù sao cũng phải thừa nhận rằng trong nền kinh tế mới đã xuất hiện nhiều hiện tượng mới, những khái niệm mới, quy tắc hoạt động mới. Don Tapscott trong sách ”The Digital Economy” (1998) có nêu ra bảy nghịch lý của nền kinh tế mới (ở đây nặng về công nghệ thông tin), chẳng hạn như giá trị sử dụng càng cao thì giá càng rẻ, giá trị sử dụng cao, đông người dùng thì cho không, v.v... Thực ra thì hiện tượng đó vẫn không nằm ngoài quy luật cung cầu, tuy rằng hiện nay rất khó xác định giá trị của sản phẩm trí tuệ (như phần mềm máy tính, những nhà khổng lồ về phần mềm muốn bán với giá bao nhiêu cũng được!). Một số người cho rằng nền sản xuất vì lợi nhuận tối đa không phù hợp với nền kinh tế mới mà sản phẩm trí tuệ là chủ yếu.
Kevin Kelly trong cuốn “New rules for the new economy – Ten ways the network economy is changing everything” (1998), dựa vào kết quả nghiên cứu của nhiều người khác đã rút ra các quy tắc bảo đảm kinh doanh thành công trong nền kinh tế mới, mà đặc điểm là đã hình thành xã hội mạng, công nghệ bùng nổ, đổi mới nhanh, sản xuất kinh doanh không ổn định, nhiều rủi ro, v.v..., các doanh nghiệp muốn cạnh tranh thắng lợi phải nắm được đám đông, phải kết nối mọi việc mọi lúc mọi nơi chiếm lấy không gian, thay cho một chỗ cố định, chuyển từ tối ưu hóa giá trị của doanh nghiệp sang tối ưu hóa giá trị của mạng, phải luôn đổi mới dựa vào năng lực trí tuệ của con người, coi việc thoát khỏi sự lỗi thời tất yếu của mình là công việc khó nhất và quan trọng nhất, không lấy sự ổn định làm đầu, chấp nhận sự phá hủy để xây dựng, v.v...
KTTT sinh ra từ CNTB nhưng CNTB đang gặp nhiều bất ổn nan giải trước sự phát triển KTTT. Trong nền KTTT của cải chính là sản phẩm trí tuệ, mà giá trị của nó chủ yếu là do tri thức tạo ra, rất khó xác định; lao động cần thiết phải chăng đã không còn là thước đo giá trị nữa. Các công ty độc quyền chiếm hữu tri thức, muốn bán với giá bao nhiêu cũng được, làm cho 80% dân số trên thế giới khó chia sẻ thành quả chung của tri thức nhân loại. Thêm vào đó, CNTB chuyển trọng tâm kinh doanh sang tài chính, tạo ra tư bản ảo, nền kinh tế ảo không dựa vào giá trị, do đó không tránh khỏi khủng hoảng, hỗn loạn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nền sản xuất vì lợi nhuận tối đa không phù hợp với KTTT. Liên hệ đến điều Marx nói: khi lao động cần thiết giảm đến tối thiểu, lao động nhàn rỗi tăng lên, lẽ ra được dành cho phát triển cá nhân, phát triển khoa học nghệ thuât, v.v..., thúc đẩy phát triển xã hội; thì CNTB tìm mọi cách để chiếm đoạt giá trị thặng dư to lớn từ thời gian nhàn rỗi đó, nhưng không thể thực hiện được; Marx cho rằng đó chính là sự khác biệt cơ bản của CNTB và CNCS, và đó cũng là điều kiện chín muồi để thay thế CNTB.

Tri thức như nguồn lực chủ yếu của phát triển kinh tế.

Rất nhiều công trình nghiên cứu về tri thức, vốn trí tuệ, vốn xã hội, vốn người, tài sản trí tuệ, v.v.., vai trò, ý nghĩa cúa chúng đối với phát triển, phương pháp đánh giá, đo lường chúng. P.Romer: “Human capital and growth – Theory and Evidence” (1990), Alfred Watkins: “Science, Technology and Innovation” (2008); Stewart T.A: “Intellectual Capital –the new wealth of organisations”, (1997); Semih Akdamak & Bao Teer Weel: “Social capital, Innovation and Growth” (2005), Gugul Kayakutlu: “Intellectual capital reporting – challenge of the knowledge economy” (2004), v.v... Theo đó thấy rằng còn có nhiều cách hiểu khác nhau, đang tranh luận, nhưng nói chung đều nhấn mạnh vai trò nguồn lực hàng đầu cho phát triển, tầm quan trọng đặc biệt của trường đại học, và cải cách giáo dục, mối quan hệ giữa đổi mới và tăng trưởng, đổi mới là cơ chế quan trọng để biến đổi vốn xã hội và tăng trưởng. Khái niệm Vốn trí tuệ được John Kenneth đưa ra lần đầu tiên năm 1956 dựa trên nghiên cứu của Hiroyoku Itami về giá trị tài sản vô hình ở các công ty Nhật Bản. Leif Edvinson (1997), Nick Bontis (1998) đưa ra định nghĩa Vốn trí tuệ là tri thức đã chuyển đổi thành giá trị, là tất cả những nhân tố không biểu hiện được trong bảng cân đối, nhưng chính chúng là cơ sở cho uy tín tương lai của công ty, bao gồm vốn cấu trúc, vốn người, vốn xã hội. Brian Hall (1987) khi nói về nguồn nhân lực có đưa ra một số công cụ đo lường, diễn tả giá trị của các công ty và cá nhân. Amidon (1999), Sullivan (2000) có các công trinh nghiên cứu phương pháp đo lường vốn trí tuệ (vốn tri thức) và đưa ra phương pháp báo cáo phân tích về đổi mới (innovation reporting), bảng cân đối vô hình (invisible balance sheet). Hai cuốn sách của Sveiby: “Invisible assets” (1990) và “A way of seeing the world” (2001) và cuốn “How intellectual capital is becoming America’s most valuable assets” được coi là cơ sở cho quản trị tri thức. Sau đó có rất nhiều nghiên cứu về quản trị tri thức, vốn trí tuệ (của David Skyrme, Amidon....). Trong cuốn “Intellectual Capital reporting - Challenge of the knowledge econony” của Gugul Kayakutlu (2004) đề cập khá đầy đủ về các khía cạnh của vốn trí tuệ và quản trị tri thức.
Trong ba thập kỷ qua tài sản vô hình dựa vào tri thức và sáng tạo tăng rất nhanh. Theo các nghiên cứu của Ned Davis Research, Ocean Tomo, Robert McGarvey, Catherine Shinners... thì đến nay (2012) trong các nền “kinh tê hậu công nghiệp” tài sản vô hình chiếm trên 3/4  GDP,  tỷ lệ này năm 1975 mới chỉ khoảng 15-20%. Tính cho 500 doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới (S&P 500) thì tỷ lệ tài sản vô hình trên tổng giá trị thị trường tăng rất nhanh: 1975- 17%; 1985 – 32%; 1995 – 68%; 2005 – 80%; 2008 – 80%; 2009 – 81%. Thời kỳ 1985- 1995 tăng 36% liên quan với sự bùng phát máy tính cá nhân từ 1983; thời kỳ 1995 – 2005 tăng 32% liên quan đến sự bùng nổ internet từ 1995; từ năm 2005 trơ đi chững lại do suy thoái kinh tê thế giới.

Về các động lực (trụ cột) của nền kinh tế tri thức

Báo cáo của OECD năm 2001 với tiêu đề ”Nền kinh tế mới – huyền thoại hay thực tế” phân tích sự dịch chuyển cơ cấu đã làm tăng tốc độ tăng trưởng trong các nền kinh tế OECD, và trả lời câu hỏi tại sao một số nước tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, một số nước khác chậm hơn hoặc không tăng. Báo cáo đã đưa ra các kiến nghị về chính sách để thúc đẩy tăng trưởng:  
1/ Tăng cường các nền tảng của kinh tế và xã hội, giữ gìn sự ổn định kinh tế vĩ mô, khuyến khích mở cửa trong thương mại, đầu tư, v.v..., hệ thống tài chính hỗ trợ đắc lực cho đổi mới
2/ Mở rộng việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: ICT là một động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và đổi mới kinh tế; ICT được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực để tăng năng suất và đổi mới; tăng cường sự cạnh tranh và tiếp tục cải cách chính sách trong công nghiệp viễn thông, giảm giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy nhập vào hạ tầng truyền thông; chính phủ điện tử phải trở thành ưu tiên hàng đầu;
3/ Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới; khích lệ các yếu tố mới về tăng trưởng: ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản nhằm tăng năng lực cạnh tranh; nâng cao hiệu quả đầu tư của chính phủ cho đổi mới; sử dụng nhiều hơn nữa cơ chế cạnh tranh trong đầu tư; có cách đánh giá nghiêm túc kết quả nghiên cứu; giữ được sự thăng bằng giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với quyền được truy cập thông tin của mọi người. Tháo gỡ các rào cản và những quy định pháp lý làm hạn chế mối quan hệ liên kết giữa các đại học, doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu công;
4/ Ưu tiên đầu tư vào vốn con người, nâng cao kỹ năng và năng lực trí tuệ của lực lượng lao động, khắc phục khoảng cách thông tin và tri thức; xây dựng nền tảng vững chắc cho giáo dục cơ bản, bao gồm việc đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ thơ; tăng nhanh số lượng người hoàn thành giáo dục phổ thông và giáo dục nghề; tăng cường mối liên hệ giữa trường học và thị trường việc làm; huy động các doanh nghiệp tham gia vào việc xác định nội dung chương trình đào tạo; thu hút nhiều người lao động vào giáo dục đại học; đẩy mạnh thực hiện chiến lược học tập suốt đời (life-long-learning); thiết lập hệ thống đánh giá chất lượng thực sự nghiêm túc;
5/ Khuyến khích sự tạo lập doanh nghiệp mới dựa vào tri thức, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng vốn đầu tư mạo hiểm, giảm thủ tục hành chính phiền hà, khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở đó WB đưa ra kiến nghị bốn điều kiện bảo đảm cho phát triển kinh tế tri thức, và thường gọi là bốn trụ cột hay động lực của kinh tế tri thức, nay đã được sử dụng rộng rãi trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức của các nước, đó là:
Thứ nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao;
Thứ hai là hệ thống đổi mới quốc gia hữu hiệu;
Thứ ba là cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển; 
Thứ tư là thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích và thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.
Ba yếu tố trên là cần, nhưng yếu tố thứ tư là quyết định biến tiềm năng thành hiện thực.

Về phương pháp đánh giá trình độ phát triển kinh tế tri thức.

Có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng nói chung các chỉ số dùng để đánh giá chưa phản ánh được thực chất của nền kinh tế, mà các chỉ số ấy chỉ phản ánh về các trụ cột của nền kinh tế tri thức.
1) OECD (1996) đề xuất đo lường bốn chỉ tiêu: 1/ Đầu vào của tri thức: chi phí cho nghiên cứu – triển khai, số lượng cán bộ khoa học công nghệ, số lượng bằng sáng chế, chi phí cho nhập công nghệ; 2/Đầu ra của tri thức: giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp dựa vào công nghệ cao, số việc làm cần kỹ năng cao; 3/ Mạng tri thức: đánh giá về hệ thống đổi mới quốc gia; 4/ Tri thức và học tập: các chỉ số về trình độ học vấn, về đào tạo nghề, vừa làm vừa học, học tập suốt đời. Sau đó OECD (2001) lại đề xuất 5 nhóm chỉ tiêu: 1/ Tính ổn định và mở của nền kinh tế vĩ mô; 2/ Sự phát triển của ICT 3/ Đẩy nhanh quá trình đổi mới; 4/Đầu tư vào vốn người; 5/Khuyến khích lập doanh nghiệp mới..
2) APEC đưa ra năm chỉ tiêu: 1/ Về Doanh nghiệp đổi mới: gồm tổng chi phí cho R&D của các doanh nghiệp so với GDP; số lượng sáng chế; doanh thu qua thương mại điện tử; mức độ liên kết với các đại học, các viện nghiên cứu; 2/ Về Cơ sở tri thức: gồm: chỉ số HDI; số người đi học trên 1000 dân; số cán bộ làm R&D trên 1000 dân; số thư viên, báo chí, radio, tivi trên 1000 dân; tỷ lệ phần trăm công nhân tri thức so với tổng lực lượng lao động; 3/ Về Cơ sở hạ tầng ICT, gồm: số máy tính, số điện thoại và điện thoại di động; số người nối mạng, số người sử dụng internet, sử dụng e-com (% dân số); 4/ Về Cơ cấu kinh tế, gồm: đầu tư trực tiếp nước ngoài; tổng chi phí cho R&D; xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao: giá trị các ngành kinh tế tri thức (% GDP); 5/ Về Vai trò chính phủ: tính dân chủ, công khai; chính sách cạnh tranh, thúc đẩy sáng tạo; mức độ số hoá chính phủ. Thêm vào đó còn có hai chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ công nhân tri thức và tỷ lệ giá trị tri thức.
4) Hoa Kỳ: có 21 chỉ số đánh giá sự phát triển của kinh tế mới ở từng bang và chung cho cả Liên bang, xếp vào 4 nhóm: 1/. Việc làm dựa vào tri thức, gồm 4 chỉ tiêu; 2/. Mức độ toàn cầu hoá, gồm 2 chỉ tiêu; 3/. Tính năng động và tính cạnh tranh của nền kinh tế, đo bằng 3 chỉ tiêu; 4/. Kinh tế thông tin, bao gồm 7 chỉ tiêu. 5/. Năng lực đổi mới, bao gồm 5 chỉ tiêu.
Bằng các chỉ tiêu ấy hàng năm đánh giá và xếp hạng các bang, để các bang có biện pháp thích hợp đẩy mạnh sự phát triển.
5) Ngân Hàng Thế giới (WB) đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá KTTT gồm 64 chỉ tiêu tập hợp theo bốn nhóm: 1/ Môi trường kinh doanh, 2/ Khoa học và công nghệ, 3/ Giáo dục và đào tạo, 4/ Công nghệ thông tin và truyền thông; mỗi nhóm có 16 chỉ tiêu. Để tiện dụng hơn có thể chỉ dùng 14 chỉ tiêu: mỗi nhóm 3 chỉ tiêu và thêm hai chỉ tiêu cơ bản là GDP trên đầu người và chỉ số phát triển con người (HDI). Đối với mỗi chỉ tiêu, mức độ phát triển được đánh giá bằng thang điểm từ 0 đến 10. Điểm bình quân của 64 chỉ tiêu được gọi là chỉ số phát triển kinh tế tri thức (KEI). Với hệ thống chỉ tiêu này WB đã thường xuyên cập nhật dữ liệu và lập bản đồ phát triển kinh tế tri thức hàng năm của 128 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới từ 1995 đến nay.
Phương pháp này do Viện nghiên cứu thuộc Ngân hàng Thế giới -WBI nghiên cứu phương pháp luận đánh giá nền kinh tế tri thức, (gọi tắt là KAM- Knowledge Assessment Methodology) đưa ra. Với các số liệu có được về KEI và GDP bình quân đầu người của từng nước, WBI đã tìm thấy mối quan hệ khá chặt chẽ (hệ số tương quan là 0,875) giữa chỉ số KEI với GDP/đầu người. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi hơn cả.
6) Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) dựa vào kết quả nghiên cứu của Michael Porter về năng lực cạnh tranh, cho rằng các nền kinh tê tiến tiến đều trải qua ba giai đoạn phát triển để đi tới nền kinh tê sáng tạo dựa vào tri thức. Giai đoạn I là kinh tê dựa vào yếu tố gồm 4 trụ cột: 1/ thể chế, 2/cơ sở hạ tầng; 3/môi trường kinh tê vĩ mô; 4/sức khỏe và y giáo dục cơ bản. Giai đoạn II là kinh tê dựa vào hiệu quả gồm 6 trụ cột: 1/ giáo dục va đào tạo đại học; 2/ hiệu quả của thị trường hàng hóa; 3/hiệu quả của thị trường lao động: 4/ sự phát triển của thị trường tài chính; 5/ độ sẵn sàng về công nghệ; 6/ qui mô của thị trường. Giai đoạn III là kinh tê dựa vào sáng tạo gồm 2 trụ cột: 1/ sự tinh vi trong kinh doanh; 2/ sự sáng tạo. Những nền kinh tê đã bước vào giai đoạn III được coi là những nền kinh tê dựa vào tri thức (năm 2012 đã có tất cả 31 nền kinh tê được gọi là nền kinh tê sáng tao dựa trên tri thức).
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự thống nhất, mỗi nước có cách lựa chọn hệ thống chỉ tiêu cho mình

Về nghiên cứu hoạch định chiến lược chính sách phát triển kinh tế tri thức

Từ hai thập kỷ nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn gốc hình thành, vai trò đối với phát triển, đặc trưng, cách thức vận hành, tổ chức quản lý, để khuyến nghị các quốc gia xây dựng chiến lược, chính sách đổi mới, cải tổ hướng tới nền kinh tế tri thức. Các nhà hoạch đinh chính sách của các quốc gia, các tổ chức quốc tế: WB, UNDP, UNESCO, OECD, APEC, v.v... đã vào cuộc, nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm thực tế của các nước đi trước, và đề xuất soạn thảo các định hướng chiến lược phát triển kinh tế tri thức cho các nhóm nước và cho từng nước, từng vùng. Các nước phát triển nhất về cơ bản đã hình thành nền kinh tế tri thức quyết tâm đi đầu trong xu hướng đó để giữ vững vị trí của mình, các nước đi sau coi đây là cơ hội, cần nắm bắt để chuyển hướng chiến lược, phát triển kinh tế tri thức để rút ngắn, đuổi kịp. Cho tới nay đại đa số các quốc gia, các vùng lãnh thổ từ phát triển nhất đến kém phát triển nhất, cả những quốc đảo nhỏ đã có chiến lược phát triển kinh tế tri thức phù hợp với đặc thù của mình. Hơn một thập kỷ lại đây, kinh tế tri thức đã trở thành chủ đề quan trọng trong các hội nghị thượng đỉnh các khối OECD, APEC, v.v... Các Diễn đàn về tri thức cho phát triển, về kinh tế tri thức diễn ra thường xuyến trên phạm vi toàn cầu và khu vực, thu hút sự chú ý của đông đảo lãnh đạo các quốc gia, những nhà nghiên cứu hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, v.v...
Hội nghị thượng đỉnh các nước trong khối APEC năm 2001 ra Tuyên bố chung với nhan đề “Meeting New Challenge in the New Century” tuyên bố cùng hướng tới kinh tế tri thức để vượt qua thách thức của thế kỷ 21. Các báo cáo của Ủy ban Kinh tế APEC: “Towards knowledge economy in APEC”(2000), “The New Economy and APEC” (2001), “The New Economy in APEC, Innovations, Digital divide and Policy” (2002) đã phân tích những thách thức của nền kinh tế tri thức toàn cầu đối với các nước, đánh giá mức độ phát triển kinh tế tri thức, phương hướng, cách thức phát triển kinh tế tri thức cho các nhóm nước. APEC phân các nước thành viên thành 4 nhóm và đề ra định hướng chiến lược thích hợp cho từng nhóm. Việt Nam thuộc nhóm thứ ba, nhóm các nước đi sau có khả năng vươn lên nhanh. Cùng nhóm có Malaysia, Thái Lan, Philippine, v.v...
Cộng đồng Châu Âu có Nghị trình Lisbon (Lisbon Agenda 2000 – 2010) quyết biến Châu Âu vào năm 2010 thành nền kinh tế tri thức năng động hơn, tính cạnh tranh cao hơn mà vẫn giữ tính cố kết xã hội. Chiến lược đó chỉ thực hiện được một phần thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lại gây ra những thách thức gay go hơn. Để vượt qua khủng hoảng và chuẩn bị cho EU bước vào thập kỷ mới, HĐ Châu Âu (6/2009) đã đưa ra chiến lược “Europe 2020 Strategy”, theo đó Châu Âu phải trở thành một nền kinh tế phát triển thông minh (phát triển tri thức, sáng tạo, giáo dục, xã hội thông tin), bền vững (sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn đồng thời với nâng cao năng lực cạnh tranh), và đậm tính xã hội (tạo việc làm, nâng cao kỹ năng, chống đói nghèo).
Viện Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WBI) và Chương trình Tri thức cho Phát triển (K4D) trong hơn một thập kỷ qua đã hợp tác với rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ, Malaysia, Ấn Độ, các nước Hồi giáo ở Trung Đông, các nước Đông Âu mới gia nhập Cộng đồng Châu Âu, các nước Châu Phi, Mỹ La tinh Mexico, Brazil, Chilê, Argentina, Peru, v.v...

Suy thoái kinh tế toàn cầu và phục hồi bằng kinh tế tri thức.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 gây khó khăn cho rất nhiều nước mới trỗi dậy ở Châu Á, nhưng rồi các nước này nhanh chóng phục hồi. Tại Đại hội công nghệ thông tin toàn cầu (WCIT) tổ chức ở Washington năm 1998, có một số báo cáo quốc gia về vai trò to lớn của công nghệ thông tin đối với phát triển kinh tế, thoát khỏi khủng hoảng. Hàn Quốc tuyên bố sẽ phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin và hạ tầng thông tin để phục hồi kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng cao hơn, và sau đó đã làm được. Ấn Độ thì tuyên bố đẩy mạnh phát triển và ứng công nghệ thông tin để tăng gấp đôi năng suất nông nghiệp, phát triển nhanh các ngành kinh tế khác, đưa tốc độ tăng trưởng lên hai con số; và sau đó tốc độ tăng trưởng tăng nhanh hơn trong nhiều năm liền.
Trong ba năm gần đây trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của kinh tế tri thức đối với suy thoái kinh tê  Một số ít cho rằng các nhà kinh doanh tài chính đã lạm dụng công nghệ thông tin để tạo một số phương thức, công cụ thanh toán giao dịch làm tăng giá trị ảo để kiếm lời, làm cho hệ thống tài chính càng thêm hỗn loạn, nền kinh tế thế giới càng trở nên “ảo”. Trong khi đó, các quốc gia đều có chiến lược tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển mạnh kinh tế tri thức để nhanh chóng phục hồi và phát triển.
Ian Brinkley Giám đốc Chương trình kinh tế tri thức của The Work Foundation, trong công trình “Knowledge economy 2020” (2010) có phân tích về tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay so với các cuộc suy thoái trước đây và cho rằng do phát triển kinh tế tri thức nên số việc làm mất đi trong suy thoái ít hơn so với dự kiến, và suy thoái thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế dựa nhiều hơn vào tri thức. Giải pháp là: tăng cường các hoạt động và việc làm dựa nhiều vào tri thức; nền kinh tế phát triển mạnh ngành chế tạo tiên tiến và dịch vụ nhiều tri thức làm đầu tàu cho nền kinh tế; các chính sách phải tập trung tháo gỡ rào cản, đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp dựa trên tri thức, doanh nghiệp tri thức, v.v... Nhiều tác giả cho rằng suy thoái kinh tê là cơ hội để các nước thay đổi, tái cấu trúc nên kinh tê, dựa nhiều hơn vào tri thức, thong tin và snags tạo đổi mới.
Brian Keely và Patrick Love trong tác phẩm “From Crisis to Recovery” (OECD, 2010) giới thiệu về “Chiến lược Tăng trưởng Xanh” của OECD, có phân tích nguyên nhân của cuộc suy thoái hiện nay là do chạy theo lợi ích trước mắt mà nhiều người khước từ văn hóa kinh doanh, không tuân thủ luật lệ tài chính, vì vậy để lập lại trật tự cần hoàn thiện luật tài chính và kinh doanh quốc tế, tăng cường kiểm tra, quản lý tốt hơn và hợp tác tốt hơn. Đó là để chữa lại sai lầm trong quá khứ, nhưng quan trọng hơn là chuẩn bị cho tương lai: cần có tư duy mới, cách tiếp cận mới về chiến lược tăng trưởng. OECD đang xây dựng “Chiến lược Tăng trưởng Xanh” để giúp các quốc gia có các chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả cách tiếp cận mới này; phải sản xuất “xanh hơn”, cung ứng và tiêu dùng “xanh hơn”, phải dừng thói quen tiêu dùng phung phí, nhất là về nhiên liệu hóa thạch để vừa chống lại biến đổi khí hậu vừa tiết kiệm tài nguyên. Đang ra sức phát triển các công nghệ cac-bon thấp, công nghệtái chế không phế thải(cũng có khi gọi là các ngành kinh tê cac bon thấp, kinh tê tái chế- tuần hoàn). Đồng thời, cần có tư duy mới về các lĩnh vực khác như cạnh tranh, đầu tư, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tính gắn kết xã hội, chống đói nghèo, v.v... Cần tăng năng suất đồng thời với mở rộng biên giới đầu tư và thương mại; đẩy mạnh hơn nữa phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy sáng tạo và đổi mới cho sự “phục hồi xanh”. Hiện nay Trung tâm Nghiên cứu Chính sách của Cộng đồng Châu Âu đang tập trung nghiên cứu các chính sách phát triển xanh để thực hiện chiến lược có hiệu quả “Châu Âu 2020” lấy mục tiêu chính là phát triển kinh tế tri thức xanh và bền vững. Nhiều nước phát triển khác cũng coi “kinh tế tri thức xanh” là xu thế phát triển tất yếu trong nhiều thập kỷ tới.

No comments:

Post a Comment