Nhằm triển khai sáng kiến đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEM6, ngày 11/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Ngoại giao và các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn chính sách an ninh năng lượng ASEM lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và đại diện 45 nước thành viên của ASEM đã tham dự Diễn đàn.
Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định, mục tiêu của Diễn đàn chính sách an ninh năng lượng lần thứ nhất là để các nước ASEM trao đổi kinh nghiệm về vấn đề năng lượng và chính sách bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ giá năng lượng trên thế giới có nhiều biến động khó lường.
Diễn đàn khẳng định vai trò ngày càng tăng của ASEM trong quan hệ hợp tác Á-Âu, đồng thời khẳng định quyết tâm chung của các nước thành viên nhằm đưa ASEM đi vào hợp tác hiệu quả và thực chất hơn. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm bày tỏ, với quan điểm hợp tác cùng phát triển trong ASEM, Diễn đàn sẽ tập trung bàn về chính sách phát triển năng lượng mới và tái tạo, năng lượng thay thế, bảo tồn năng lượng truyền thống, các giải pháp tăng cường an ninh năng lượng nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong hoạch định chính sách, chuyển giao công nghệ, thuận lợi hoá đầu tư và hướng tới Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) là phát triển ngành năng lượng bền vững của mỗi quốc gia cũng như của ASEM.
Theo ông Sean Doyle - Đại sứ, Trưởng đại diện Phái đoàn châu Âu tại Việt
Giám đốc Trung tâm năng lượng ASEAN nhấn mạnh, 10 nước thành viên của ASEAN, trong đó có Việt Nam đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lượng bền vững. Trong lộ trình phát triển ngành năng lượng của ASEAN đều liên quan đến các dự án liên kết lưới điện, phát triển năng lượng tái tạo, mạng lưới điện hạt nhân và bảo tồn năng lượng. Tuy nhiên, ông Weerawat đã cảnh bá khu vực này còn phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu thế giới nên sẽ chịu tác động rất lớn khi giá dầu thế giới biến động. Vấn đề hiện nay mà các thành viên ASEAN cần quan tâm là làm sao cân bằng được các nguồn cung cấp năng lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội cũng như huy động tốt các nguồn năng lượng, quan tâm đến chính sách trợ cấp, cơ chế dự trữ năng lượng, biến đổi khí hậu và ảnh hưởng môi trường.
Trong 12 năm qua, tiến trình hợp tác ASEM (Diễn đàn Hợp tác Á-Âu) đã phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ 26 thành viên ban đầu, ASEM đã mở rộng lên 45 thành viên và cuốn hút sự tham gia nhiệt tình của các quan chức chính phủ, giới doanh nghiệp, các tổ chức quần chúng và thế hệ trẻ. Sự hình thành và phát triển của ASEM không chỉ giúp tăng cường hiểu biết và hợp tác giữa hai châu lục trọng yếu trên thế giới, mà còn góp phần nâng cao vị thế của các thành viên ASEM, cũng như đóng góp tích cực vào việc củng cổ hòa bình, ổn định, hợp tác vì phát triển ở hai khu vực và trên toàn thế giới. Hiện nay, trước tình hình giá dầu lửa không ngừng tăng cao và trước diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, bảo đảm an ninh năng lượng phục vụ phát triển bền vững, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ bên ngoài, đặc biệt là dầu mỏ đã trở thành vấn đề đặc biệt quan tâm ở mỗi nước và là nội dung quan trọng trong hợp tác kinh tế ASEM.
Việt
No comments:
Post a Comment