Với chủ đề mặt trái của đầu tư công, hôm 13/1, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh đã "trải lòng" suốt hai giờ đồng hồ tại Hội nghị lần thứ 7 UBTƯMTTQ Việt Nam. Bài phát biểu bị ngắt quãng nhiều lần bởi các tràng vỗ tay của đại biểu.
Còn trước đó, phát biểu của ông tại phiên thảo luận tổ về Dự luật Đầu tư công hồi tháng 11 đã để lại nhiều dư âm trong dư luận xã hội suốt thời gian qua.
Còn trước đó, phát biểu của ông tại phiên thảo luận tổ về Dự luật Đầu tư công hồi tháng 11 đã để lại nhiều dư âm trong dư luận xã hội suốt thời gian qua.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh. Ảnh: Minh Thăng
|
"Ôn cố tri tân""Có Vụ trưởng nói với tôi, thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Minh bạch như thế này thì còn ai đến Bộ KH&ĐT nữa!".Trả lời: "Không, đất nước này cần sự minh bạch, đất nước này cần không có tham nhũng!". Ông Bùi Quang Vinh kể.
"Thời Ủy ban Kế hoạch Nhà nước không có chuyện xây dựng bừa bãi như bây giờ. Thời đó có ít công trình, nhưng công trình nào ra công trình đó, có bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các địa phương và các bộ ngành..."
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh gợi nhiều người nhớ lại "thời oanh liệt"của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (UBKHNN) lẫy lừng suốt ba, bốn thập niên của thế kỷ trước. Cái tên của UB này gắn liền với công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc, cũng như cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc, cho đến sau khi đất nước thống nhất và bước sang thời kỳ đổi mới.
Thời đó, ngoài cơ quan đầu não ở Trung ương, các bộ ngành có Vụ Kế hoạch, còn các địa phương có Ủy ban Kế hoạch tỉnh, các huyện thì có Phòng Kế hoạch Vật tư. Đó là những địa chỉ có "quyền sinh quyền sát" vào hàng bậc nhất ở các Bộ ngành, địa phương với vai trò giám sát việc thực hiện toàn diện kế hoạch hàng năm, cũng như xây dựng, bảo vệ kế hoạch cho năm tiếp theo của đơn vị với cấp trên.
Với vai trò quan trọng như vậy, ngành kế hoạch từ Trung ương xuống địa phương cũng bộc lộ mặt trái của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và phát sinh nạn "xin, cho" vào hàng điển hình nhất(?).
Gắn bó, trưởng thành với ngành KH&ĐT tỉnh Lào Cai rồi trở thành Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy của tỉnh miền núi biên cương ấy, tháng 3/2010, ông Bùi Quang Vinh về Bộ làm Thứ trưởng, sau là Bộ trưởng. Nhờ đó, ông hiểu rất rõ vai trò cũng như ưu, nhược điểm của hệ thống kế hoạch Nhà nước một thời. Ưu điểm nổi bật mà ông Vinh nói đến, đó là:"...không có chuyện xây dựng bừa bãi như bây giờ", và "thời đó có ít công trình nhưng công trình nào ra công trình đó".
Hẳn nhiên, ông Vinh không phải là người hoài cổ. Ông chỉ ôn cố tri tân, ghi nhận cái hay, cái được của thời quan liêu bao cấp, chứ không coi nó như bát nước hắt đi. Thời gian qua và hiện nay không ít người, trong đó có cả quan chức, công chức Nhà nước có biệt thự, xe hơi đắt tiền, trang trại mênh mông lại quay sang "rủa xả" thời bao cấp, thậm chí lớn tiếng nói xấu đất nước và chế độ.
Những người này quên mất một điều, chính "nhờ" những hạn chế, trì trệ của thời bao cấp họ mới có cơ hội "đục nước béo cò". Và nếu như bước sang thời kỳ đổi mới, Nhà nước đồng thời kịp hoàn thiện các chính sách và chuẩn mực cơ chế quản lý, thì họ làm sao bỗng chốc phất lên thành đại gia, tỉ phú, triệu phú?
Lu mờ vai trò "Kế hoạch"Vậy vai trò của hệ thống kế hoạch nhà nước bị lu mờ từ bao giờ?
Tháng 8/1991, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa VIII phê chuẩn việc sáp nhập một số bộ ngành, trong đó có UBKHNN với UBNN về Hợp tác và Đầu tư thành Bộ KH&ĐT.
Chủ trương tập trung, tinh gọn của Nhà nước khi sáp nhập các bộ, ngành là đúng. Nhưng cho đến nay, dường như việc sáp nhập của Bộ KH&ĐT chỉ thấy giảm được mỗi một... "ghế" Bộ trưởng.
Rồi tỷ như hai tòa nhà vốn là trụ sở của 2 ủy ban này, vốn tọa lạc ở những vị trí vô cùng đắc địa, sau sáp nhập vẫn là nơi làm việc của các đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&ĐT, chứ không dư ra tòa nào cho cơ quan quản lý nhà đất làm nhà công sản.
Bản thân tên gọi của Bộ đã nói lên hai mảng chức năng rất rõ ràng - kế hoạch và đầu tư. Tuy nhiên, đất nước xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp nên việc xây dựng, phân bổ và giám sát kế hoạch từ Trung ương xuống địa phương từ thời điểm này bắt đầu bị lơi lỏng và thu hẹp dần.
Trong khi bước sang thời kỳ đổi mới, bốn chữ "kinh tế thị trường" lần đầu tiên được xác định ở Việt Nam cũng bung ra. Tư tưởng và câu nói chủ đạo tại các hội nghị từ Trung ương đến các bộ ngành rồi các tỉnh, huyện khi đó là: "Thị trường sẽ điều tiết, quyết định cung và cầu"!
Nhu cầu đầu tư để phục vụ công cuộc đổi mới của các Bộ ngành, nhất là các địa phương cũng bắt đầu nở rộ. Thêm một yếu tố khác nữa, cuối năm 1996, Kỳ họp 10, Quốc hội Khóa IX phê chuẩn Luật Đầu tư nước ngoài vào VN.
Vậy là cán cân chức năng, nhiệm vụ của ngành KH&ĐT nghiêng hẳn về phía đầu tư. Trong đầu tư, cán cân lại nghiêng hẳn về mảng đầu tư nước ngoài. Còn đầu tư trong nước thì cứ phát huy tinh thần tự chủ, năng động của các địa phương!
"Thời Ủy ban Kế hoạch Nhà nước không có chuyện xây dựng bừa bãi như bây giờ. Thời đó có ít công trình, nhưng công trình nào ra công trình đó, có bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các địa phương và các bộ ngành..."
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh gợi nhiều người nhớ lại "thời oanh liệt"của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (UBKHNN) lẫy lừng suốt ba, bốn thập niên của thế kỷ trước. Cái tên của UB này gắn liền với công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc, cũng như cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc, cho đến sau khi đất nước thống nhất và bước sang thời kỳ đổi mới.
Thời đó, ngoài cơ quan đầu não ở Trung ương, các bộ ngành có Vụ Kế hoạch, còn các địa phương có Ủy ban Kế hoạch tỉnh, các huyện thì có Phòng Kế hoạch Vật tư. Đó là những địa chỉ có "quyền sinh quyền sát" vào hàng bậc nhất ở các Bộ ngành, địa phương với vai trò giám sát việc thực hiện toàn diện kế hoạch hàng năm, cũng như xây dựng, bảo vệ kế hoạch cho năm tiếp theo của đơn vị với cấp trên.
Với vai trò quan trọng như vậy, ngành kế hoạch từ Trung ương xuống địa phương cũng bộc lộ mặt trái của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và phát sinh nạn "xin, cho" vào hàng điển hình nhất(?).
Gắn bó, trưởng thành với ngành KH&ĐT tỉnh Lào Cai rồi trở thành Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy của tỉnh miền núi biên cương ấy, tháng 3/2010, ông Bùi Quang Vinh về Bộ làm Thứ trưởng, sau là Bộ trưởng. Nhờ đó, ông hiểu rất rõ vai trò cũng như ưu, nhược điểm của hệ thống kế hoạch Nhà nước một thời. Ưu điểm nổi bật mà ông Vinh nói đến, đó là:"...không có chuyện xây dựng bừa bãi như bây giờ", và "thời đó có ít công trình nhưng công trình nào ra công trình đó".
Hẳn nhiên, ông Vinh không phải là người hoài cổ. Ông chỉ ôn cố tri tân, ghi nhận cái hay, cái được của thời quan liêu bao cấp, chứ không coi nó như bát nước hắt đi. Thời gian qua và hiện nay không ít người, trong đó có cả quan chức, công chức Nhà nước có biệt thự, xe hơi đắt tiền, trang trại mênh mông lại quay sang "rủa xả" thời bao cấp, thậm chí lớn tiếng nói xấu đất nước và chế độ.
Những người này quên mất một điều, chính "nhờ" những hạn chế, trì trệ của thời bao cấp họ mới có cơ hội "đục nước béo cò". Và nếu như bước sang thời kỳ đổi mới, Nhà nước đồng thời kịp hoàn thiện các chính sách và chuẩn mực cơ chế quản lý, thì họ làm sao bỗng chốc phất lên thành đại gia, tỉ phú, triệu phú?
Lu mờ vai trò "Kế hoạch"Vậy vai trò của hệ thống kế hoạch nhà nước bị lu mờ từ bao giờ?
Tháng 8/1991, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa VIII phê chuẩn việc sáp nhập một số bộ ngành, trong đó có UBKHNN với UBNN về Hợp tác và Đầu tư thành Bộ KH&ĐT.
Chủ trương tập trung, tinh gọn của Nhà nước khi sáp nhập các bộ, ngành là đúng. Nhưng cho đến nay, dường như việc sáp nhập của Bộ KH&ĐT chỉ thấy giảm được mỗi một... "ghế" Bộ trưởng.
Rồi tỷ như hai tòa nhà vốn là trụ sở của 2 ủy ban này, vốn tọa lạc ở những vị trí vô cùng đắc địa, sau sáp nhập vẫn là nơi làm việc của các đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&ĐT, chứ không dư ra tòa nào cho cơ quan quản lý nhà đất làm nhà công sản.
Bản thân tên gọi của Bộ đã nói lên hai mảng chức năng rất rõ ràng - kế hoạch và đầu tư. Tuy nhiên, đất nước xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp nên việc xây dựng, phân bổ và giám sát kế hoạch từ Trung ương xuống địa phương từ thời điểm này bắt đầu bị lơi lỏng và thu hẹp dần.
Trong khi bước sang thời kỳ đổi mới, bốn chữ "kinh tế thị trường" lần đầu tiên được xác định ở Việt Nam cũng bung ra. Tư tưởng và câu nói chủ đạo tại các hội nghị từ Trung ương đến các bộ ngành rồi các tỉnh, huyện khi đó là: "Thị trường sẽ điều tiết, quyết định cung và cầu"!
Nhu cầu đầu tư để phục vụ công cuộc đổi mới của các Bộ ngành, nhất là các địa phương cũng bắt đầu nở rộ. Thêm một yếu tố khác nữa, cuối năm 1996, Kỳ họp 10, Quốc hội Khóa IX phê chuẩn Luật Đầu tư nước ngoài vào VN.
Vậy là cán cân chức năng, nhiệm vụ của ngành KH&ĐT nghiêng hẳn về phía đầu tư. Trong đầu tư, cán cân lại nghiêng hẳn về mảng đầu tư nước ngoài. Còn đầu tư trong nước thì cứ phát huy tinh thần tự chủ, năng động của các địa phương!
Trong đầu tư, cán cân lại nghiêng hẳn về mảng đầu tư nước ngoài. Ảnh minh họa
|
Hẳn nhiều người còn nhớ, từ những thập niên cuối thế kỷ 20 cho đến nay, hàng năm Bộ KH&ĐT thường tổ chức rầm rộ, hoành tráng các hội nghị, diễn đàn, hội thảo quốc tế về hợp tác và đầu tư nước ngoài vào VN. Đất nước đổi mới và hội nhập, không ai phủ nhận ý nghĩa và hiệu quả đem lại từ những hoạt động này.
Chỉ có điều, giá như Bộ cũng có những hội nghị, hội thảo như vậy về quy hoạch và định hướng đầu tư trong nước liên quan đến phát triển hệ thống cảng biển, các KCN, khu chế xuất hay mạng lưới giao thông đô thị và nông thôn, v.v... Nếu vậy, chắc không dẫn đến hệ lụy như ông Bùi Quang Vinh nói: "Ý chí một địa phương cứ quyết là làm. Trong khi làm ra thì lãng phí, làm xong lại bị chỉ trích, đường làm ra không ai đi, chợ làm xong không ai họp... trái ngược với những gì chúng ta làm trước đây"!
Không có gì lạ khi các yếu nhân đứng đầu Bộ KH&ĐT tiếp sau GS.TS Đỗ Quốc Sam là các ông Trần Xuân Giá, Võ Hồng Phúc nổi lên và để lại nhiều dấu ấn trong vai trò "sứ giả - cầu nối" thu hút đầu tư nước ngoài, hơn là người "nhạc trưởng" hay "kiến trúc sư trưởng" điều hành, quản lý kế hoạch và đầu tư trong nước!
Nói và làm
Rất nhiều người tâm đắc với những gì Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói trước diễn đàn QH và tại Hội nghị UBTƯ MTTQVN mới đây. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít người đặt ra câu hỏi: Để đầu tư trong nước bi bét, tự phát như vậy có trách nhiệm của các vị bộ trưởng Bộ KH&ĐT, trong đó có ông Bùi Quang Vinh?
Câu hỏi đặt ra không sai. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cần nhận được nhiều hơn sự đồng cảm và chia sẻ. Ông mới ngồi vào ghế "tư lệnh" ngành gần ba năm và Bộ KH&ĐT không phải là tỉnh Lào Cai nơi ông từng 10 năm làm chủ tịch rồi bí thư.
Ngoài 5 Thứ trưởng, xung quanh ông Vinh còn có gần 30 vị "tham mưu" trưởng (cục trưởng, vụ trưởng). Nếu vị "tham mưu" trưởng nào cũng tìm cách cản đừng tự "lấy đá ghè chân mình" thì quả thật rất khó cho ông.
Điều quan trọng là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nhìn thấy sự lệch pha giữa Kế hoạch và Đầu tư, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, để rồi công khai trải lòng: "Đất nước này cần sự minh bạch, đất nước này cần không có tham nhũng"!
Thôi thì năm mới chúng ta cứ hy vọng. Bộ trưởng nói đã hay, mong Bộ trưởng sẽ làm hay như vậy!
No comments:
Post a Comment