Vietnamnet, ngày 27/08/2014,
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/194486/thach-thuc-lon-nhat-la-xay-dung--cung-co-dang.html, Đại hội Đảng 12 cần tập trung giải quyết cho đến nơi đến chốn
việc xây dựng, củng cố Đảng. Mỗi đảng viên phải xem xét lại bản thân, nhất là
các đồng chí cấp cao... - nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trả lời phỏng vấn của
VOV.
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: VOV
Năm nay, toàn Đảng, toàn dân ta kỷ niệm 45 năm ngày thực hiện
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc của Người là một di sản về tinh
thần và chính trị vô giá. Nhìn lại hơn 45 năm qua, theo ông, đất nước ta đã thực
hiện được điều gì trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những điều gì chúng
ta chưa thực hiện được?
Trong điếu văn do Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng
Lê Duẩn đọc có 5 lời thề trước vong linh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Toàn Đảng, toàn
quân và toàn dân ta đã thực hiện nghiêm túc Di chúc của Người.
Lời thề thứ nhất: Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, bảo vệ miền Bắc và thống nhất đất nước. Việc
thực hiện lời thề này cũng mất tới 7 năm.
Lời thề thứ hai: Đảng đã kiên định tích cực phấn đấu thực hiện
lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cao đẹp mà Người vạch ra cho
giai cấp công nhân và nhân dân ta, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân. Trong đó chúng ta đã thực hiện việc miễn thuế cho nông dân
như Bác Hồ đã dặn. Đương nhiên, chúng ta còn phải phấn đấu phát triển nhiều hơn
nữa, làm cho đất nước ta giàu mạnh.
Lời thề thứ ba là vấn đề đoàn kết trong Đảng: Điều này như
Di chúc của Bác đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Từ khi thành lập Đảng, nhờ có sự
đoàn kết trong Đảng trong dân nên cách mạng mới giành được từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác.
Tuy nhiên vấn đề đoàn kết trong nội bộ Đảng vẫn còn là một
điểm yếu diễn ra ở mức độ này, mức độ khác, ở nơi này hoặc nơi khác chưa tốt vì
chưa thực hiện được tốt chế độ tự phê bình và phê bình như Bác dạy: “Giữ gìn
đoàn kết như con ngươi của mắt mình” cho nên sức chiến đấu của Đảng chưa phát
huy được, Đảng cũng chưa thật làm tốt hạt nhân cho sự đoàn kết toàn dân.
Lời thề thứ tư, trong 45 năm qua từ các tổ chức Đảng đến đảng
viên nói chung đều lấy tấm gương đạo đức, tác phong của Bác Hồ để phấn đấu,
gian khổ hy sinh không hề nản chí, nhiều tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu và
trong công tác, qua đó đã rèn luyện mình trở thành những chiến sĩ cách mạng
kiên định vững vàng, được nhân dân tin yêu.
Như trong lời thề mà chúng ta đã hứa với Bác việc rèn luyện
mình trở thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng
chí, là học trò của Hồ Chủ tịch. Tuy nhiên, việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức, tác phong Bác Hồ chưa thật thấm nhuần, còn hình thức giữa lời nói và
việc làm thường trái ngược nhau, những căn bệnh như: quan liêu, tham nhũng, lãng
phí, cá nhân chủ nghĩa, xa dân, thiếu tôn trọng dân…
Những đảng viên như vậy rõ ràng không xứng đáng là học trò,
là đồng chí của Bác. Đây là một vấn đề mà mọi đảng viên và cấp ủy các cấp phải
thực hiện một cách đầy đủ tinh thần của lời thề. Từ những cán bộ cấp cao cũng
như cán bộ phụ trách công việc ở các cơ sở phải nhìn nhận, đánh giá mình một
cách nghiêm túc và phải có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Lời thề thứ năm về vấn đề quốc tế: Thực hiện Di huấn của Bác
Hồ, Đảng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp
tác và phát triển, chủ động tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy
và thành viên có trách nhiệm trong cồng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia dân tộc,
vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Nhờ
đó uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngày càng cao.
Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, thách thức lớn nhất đối với
Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước Việt Nam là gì?
Thách thức đối với Đảng ta, dân tộc ta qua các thời kỳ của
cách mạng thì lúc nào, giai đoạn nào cũng có, mức độ ở từng thời kỳ khác nhau.
Nước ta sau khi kết thúc chiến tranh thống nhất đất nước
chuyển sang hòa bình, cả nước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1975 cho
đến trước năm 1986 cũng là một giai đoạn thách thức quyết liệt và phức tạp; Đảng
ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn với những quyết định đúng đắn về chiến
lược và sách lược, biết nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, với những
biện pháp thiết thực trong công cuộc đổi mới, cho nên đã vượt qua được khó
khăn, giành được thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử.
Tiếp đến Đại hội Đảng lần thứ VII, nước ta đã vượt qua khủng
hoảng, mở rộng quan hệ quốc tế. Đại hội này Đảng ta đã đề ra được Cương lĩnh mới
- Cương lĩnh thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội năm 1991.
Đến nay, về kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, tuy đã có
những thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế.
Trong những khó khăn, thách thức như đã nêu trên thì thử
thách lớn nhất chính là bản thân Đảng: những yếu kém, khuyết điểm, nhược điểm nổi
lên là bản lĩnh, năng lực và phẩm chất, phương thức lãnh đạo của một Đảng cầm
quyền, những căn bệnh như quan liêu, cửa quyền, xa dân, không tôn trọng dân, vô
cảm trước những hành động vi phạm đến quyền dân chủ và lợi ích chính đáng của
nhân dân, cá nhân chủ nghĩa, nạn tham nhũng, tham quyền, nhóm lợi ích.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một
bộ phận cán bộ đảng viên, sự lỏng lẻo trong chấp hành các nguyên tắc tổ chức cơ
bản của Đảng: tự phê bình và phê bình, tập trung và dân chủ…
Tình hình đó nói lên sức chiến đấu của Đảng đang giảm sút,
lòng tin của dân đối với Đảng ngày một phai nhạt. Những tồn tại, yếu kém đó, mặc
dầu đã đấu tranh nhiều lần ở trong Đảng nhưng vẫn chưa khắc phục được.
Lê Khả Phiêu, di chúc, Hồ Chí Minh, bỏ phiếu tín nhiệm, tham
nhũng, dân chủ
"Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá cho
đúng sự thật về tình hình Đảng ta...".Ảnh: VOV
Sau Đại hội XI, hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 4 lại
có nghị quyết về xây dựng chỉnh đốn Đảng và đã thực hiện được hơn 2 năm nhưng kết
quả còn rất hạn chế. Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá cho đúng sự
thật về tình hình Đảng ta, nếu chủ quan tự coi mình mọi việc đều đã thực hiện đẩy
đủ tốt đẹp, không thấy được những cái yếu kém, hư hỏng của mình thì lòng tin của
dân đối với Đảng lại cảng giảm đi.
Như thế chính chúng ta lại đi ngược với lời thề đối với Bác:
“Phải rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, thành
những con người mới làm chủ đất nước, làm chủ xã hội mới. Phải làm tròn bổn phận
của người đảng viên vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ của dân”.
Vì vậy, Đại hội Đảng lần thứ 12 này đề nghị cần tập trung giải
quyết cho đến nơi đến chốn việc xây dựng, củng cố Đảng… Phải thấy được cái yếu
và ra sức khắc phục, mỗi đảng viên và tổ chức Đảng phải xem xét lại bản thân,
nhất là các đồng chí cấp cao từ Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ
quan quyền lực của nhà nước như: Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp.
Trong Đảng, bộ máy hoạt động của Đảng và sự hoạt động của Đảng
viên các cấp cần đề ra một cơ chế kiểm tra và giám sát trong Đảng như Nghị quyết
Trung ương 4 đã nêu nhưng phải làm một cách nghiêm túc và triệt để hơn.
Các đảng viên có quyền giám sát các cấp ủy của Đảng như thế
nào? Dân góp ý kiến với Đảng và giám sát Đảng ra sao? Việc bỏ phiếu tín nhiệm
phải làm thiết thực, không hình thức, phát huy rộng rãi dân chủ trong Đảng,
trong dân. Dân đối với Đảng thì thực hiện quyền giám sát đến đâu? Nếu làm được
điều đó thì mới có sức mạnh, nội bộ Đảng mới thực sự đoàn kết, Đảng với dân mới
thực sự gắn bó.
Nếu không làm được điều này thì những mặt tiêu cực mà chúng
ta đã nói nhiều lần vẫn không khắc phục được, như vậy thì hậu quả sẽ khó lường
đối với Đảng ta.
Theo VOV
No comments:
Post a Comment