Báo Giáo Dục, ngày 03/12/2013, http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hoc-de-lam-gi/327546.gd, Học làm người trong thế kỷ 21 khi trên thế giới biến chuyển khôn lường sẽ như thế nào đối với các thế hệ học sinh. Theo quan điểm của tôi Học làm người thông qua ba cột trụ chính trách nhiệm, dân tộc và môi trường-xã hội.
Đối tượng Nguyễn Mạnh Tường - GĐ TMV Cát Tường làm chết người, ném xác phi tang
Ông ngoại tôi – Cụ Vũ Tam Tập là đốc học tỉnh Nam Định từ những thập kỷ đầu thế kỷ thứ 20 và cụ mất vào năm 1976. Trong gia đình nhà ngoại tôi có rất nhiều các bác làm giáo viên tại Nam Định. Ông ngoại tôi có rất nhiều học trò làm các chức vụ lãnh đạo cao và thành đạt.
Sau này khi nghe kể chuyện lại từ người thân trong gia đình, ông ngoại tôi luôn luôn hỏi câu hỏi với các học sinh mới ngày khai giảng “Các cháu sau này muốn làm gì?". Học sinh nhao nhao trả lời “Cháu muốn làm bác sỹ", “Cháu muốn làm kỹ sư".
Ông ngoại tôi trả lời: “Tất cả đều đúng nhưng chưa đủ, cái quan trọng nhất của việc học đó là học làm người”. Các học sinh sau này thành đạt luôn luôn nhớ những gì ông ngoại tôi dạy. Các lớp học sinh thời bấy giờ chắc cũng đã 70-80 tuổi.
Sau này khi nghe kể chuyện lại từ người thân trong gia đình, ông ngoại tôi luôn luôn hỏi câu hỏi với các học sinh mới ngày khai giảng “Các cháu sau này muốn làm gì?". Học sinh nhao nhao trả lời “Cháu muốn làm bác sỹ", “Cháu muốn làm kỹ sư".
Ông ngoại tôi trả lời: “Tất cả đều đúng nhưng chưa đủ, cái quan trọng nhất của việc học đó là học làm người”. Các học sinh sau này thành đạt luôn luôn nhớ những gì ông ngoại tôi dạy. Các lớp học sinh thời bấy giờ chắc cũng đã 70-80 tuổi.
Câu chuyện thứ hai, khi tôi học xong chương trình MBA và làm tại công ty Coats Phong Phú. Công ty Coats Phong Phú là công ty liên doanh đầu tiên tự thực hiện xây dựng 4 hệ thống quản lý ISO tại công ty. Anh Khiếu Thiện Thuật là Tổng giám đốc. Ngày anh về hưu anh có nói một câu mà tôi nhớ mãi tới giờ “Làm con người sao cho xứng với con người”. Ở hai miền khác nhau, hai con người khác nhau nhưng suy nghĩ giống nhau.
Nhìn lại xã hội chúng ta các hiện tượng "phi nhân tính" hàng ngày thể hiện trong mọi khía cạnh, trong mọi ngóc ngách của xã hội. Khoảng trống mênh mang – Dạy làm người trong nhiều năm không được đề cập thấu đáo đã trực tiếp ảnh hưởng tới xã hội.
Chúng ta có thể đào tạo kỹ năng bác sỹ nhưng thiếu phần người sẽ còn xẩy ra những vụ như thẩm mỹ viện Cát Tường. Chúng ta có thể đào tạo ra những cá nhân có tri thức nhưng phần người đã bị mất khi quăng cả bố mẹ già ra đường. Chúng ta có thể tạo ra những cá nhân có địa vị trong xã hội nhưng sẵn sàng đút tay túi quần như vị quan chức khi đâm xe vào thường dân.
Vậy phải chăng giáo dục đào tạo đã quá nhấn mạnh phần kỹ thuật mà quên mất phần dậy làm người? Ngay cả theo định nghĩa của UNESCO về học tập – “học để biết, học để làm, học để xác lập mình và học để chung sống với người khác”, khái niệm làm người chưa được thể hiện rõ như truyền thống giáo dục của cha ông chúng ta. Trong xã hội, có rất nhiều người không có học tuy nhiên họ lại là những con người đúng nghĩa.
Chúng ta có thể đào tạo kỹ năng bác sỹ nhưng thiếu phần người sẽ còn xẩy ra những vụ như thẩm mỹ viện Cát Tường. Chúng ta có thể đào tạo ra những cá nhân có tri thức nhưng phần người đã bị mất khi quăng cả bố mẹ già ra đường. Chúng ta có thể tạo ra những cá nhân có địa vị trong xã hội nhưng sẵn sàng đút tay túi quần như vị quan chức khi đâm xe vào thường dân.
Vậy phải chăng giáo dục đào tạo đã quá nhấn mạnh phần kỹ thuật mà quên mất phần dậy làm người? Ngay cả theo định nghĩa của UNESCO về học tập – “học để biết, học để làm, học để xác lập mình và học để chung sống với người khác”, khái niệm làm người chưa được thể hiện rõ như truyền thống giáo dục của cha ông chúng ta. Trong xã hội, có rất nhiều người không có học tuy nhiên họ lại là những con người đúng nghĩa.
Học làm người trong thế kỷ 21 khi trên thế giới biến chuyển khôn lường sẽ như thế nào đối với các thế hệ học sinh. Theo quan điểm của tôi Học làm người thông qua ba cột trụ chính trách nhiệm, dân tộc và môi trường-xã hội.
Chúng ta từ bé được giáo dục khi học hành chúng ta sẽ được những lợi ích cho bản thân, cho người thân, cho nhà trường và cho cô giáo. Vô hình chung sự thực dụng đã gắn liền trong hệ thống giáo dục- học phải đạt được một cái gì đó, quyền lợi nào đó.
Trách nhiệm không được nhấn mạnh với người học sinh như các em tới trường đó là trách nhiệm của các em với gia đình nuôi dạy các em, đất nước đã tạo điều kiện cho các em học tập, thầy cô giáo bỏ công sức dạy dỗ các em. Trách nhiệm là những việc chúng ta phải làm mặc dù không thích hay thậm chí có những quyền lợi đi ngược với lợi ích của bản thân.
Càng đi lên cao, mỗi cá nhân sẽ đảm lãnh nhiều trách nhiệm để tạo ra các quyền lợi không phải cho bản thân mình trong xã hội. Theo quan điểm của tác giả, trách nhiệm là yếu tố kiên quyết cần được hoạch định và suy nghĩ để đưa thấu đáo vào trong chương trình đào tạo. Những học sinh không thể hiện trách nhiệm khi đi học thì chắc chắn chúng ta sẽ không mong đợi gì trách nhiệm khi họ đi lên cao nắm giữ các vị trí trọng trách trong xã hội.
Chúng ta từ bé được giáo dục khi học hành chúng ta sẽ được những lợi ích cho bản thân, cho người thân, cho nhà trường và cho cô giáo. Vô hình chung sự thực dụng đã gắn liền trong hệ thống giáo dục- học phải đạt được một cái gì đó, quyền lợi nào đó.
Trách nhiệm không được nhấn mạnh với người học sinh như các em tới trường đó là trách nhiệm của các em với gia đình nuôi dạy các em, đất nước đã tạo điều kiện cho các em học tập, thầy cô giáo bỏ công sức dạy dỗ các em. Trách nhiệm là những việc chúng ta phải làm mặc dù không thích hay thậm chí có những quyền lợi đi ngược với lợi ích của bản thân.
Càng đi lên cao, mỗi cá nhân sẽ đảm lãnh nhiều trách nhiệm để tạo ra các quyền lợi không phải cho bản thân mình trong xã hội. Theo quan điểm của tác giả, trách nhiệm là yếu tố kiên quyết cần được hoạch định và suy nghĩ để đưa thấu đáo vào trong chương trình đào tạo. Những học sinh không thể hiện trách nhiệm khi đi học thì chắc chắn chúng ta sẽ không mong đợi gì trách nhiệm khi họ đi lên cao nắm giữ các vị trí trọng trách trong xã hội.
Yếu tố thứ hai trong Học Làm Người đó là tinh thần dân tộc trong mỗi cá nhân. Thế kỷ 21 cùng với sự bùng phát thông tin và truyền thông, tinh thần dân tộc đóng vai trò quan trọng đảm bảo quốc gia hội nhập nhưng không hòa tan trong thế giới phẳng. Tinh thần dân tộc nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân hiểu và bảo tồn những giá trị của dân tộc. Hiểu rõ giá trị tinh hoa của dân tộc Việt Nam chính là chiếc mỏ neo vững chắc đảm bảo vị thế của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Mỗi cá nhân cần hiểu và cống hiến cho hùng mạnh của dân tộc và quốc gia Việt Nam trong mỗi suy nghĩ và hành động của mình.
Yếu tố cuối cùng của Học Làm Người chính là thái độ và hành động với môi trường và xã hội. Các quan điểm và lựa chọn ưu tiên với quyền lợi của môi trường và xã hội chính là những chiếc phanh nội tại trong mỗi cá nhân khi hành động. Một khi trong thâm tâm của cá nhân, môi trường và xã hội là những ưu tiên cuối cùng, những hành động như chôn chất độc tại Thanh Hóa, sản xuất café hóa chất, kinh doanh thịt thối sẽ trở thành rất bình thường miễn là họ có được những lợi ích cá nhân.
Năm 2013 đánh dấu những bước khởi động của cải tổ giáo dục sâu rộng nhất tại Việt Nam. Cải tổ không có nghĩa là làm mới toàn bộ mà cần phải kế tục những gì tinh túy của hệ thống giáo dục từ lâu của cha ông.
Triết lý Học Làm Người cần phải được đưa vào giảng dạy một cách có hệ thống ngay từ những năm đầu tiên của hệ thống giáo dục và cần lặp lại theo những mức độ khác nhau cho tới tận những năm cuối cùng- đại học. Trước khi trở thành ông này bà nọ, mỗi cá nhân cần phải trở thành con người Việt Nam đúng nghĩa.
Triết lý Học Làm Người cần phải được đưa vào giảng dạy một cách có hệ thống ngay từ những năm đầu tiên của hệ thống giáo dục và cần lặp lại theo những mức độ khác nhau cho tới tận những năm cuối cùng- đại học. Trước khi trở thành ông này bà nọ, mỗi cá nhân cần phải trở thành con người Việt Nam đúng nghĩa.
VŨ TUẤN ANH – VIỆN QUẢN LÝ VIỆT NAM
No comments:
Post a Comment