“Xây dựng Chương trình nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm”
Ngày 31/3/2014, HASCON đã hoàn thành đề cương chi tiết.
Thành phố Hồ Chí Minh
HỘI TƯ VẤN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ
QUẢN LÝ HASCON
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
————————————
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2014
|
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2014
Kính gửi: - Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh
- Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
- Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Đề cương Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
“Xây dựng Chương trình nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm”
1. Hội Tư vấn KHCN & QL Tp.HCM HASCON được giao nhiệm vụ:
Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 25 tháng 07 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, ngày 10/01/2013 của Ủy ban Nhân dân TP. HCM đã ban hành QĐ số 153/QĐ.UBND về kế hoạch hành động của Thành phố thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, trong đó giao cho các cơ quan đơn vị thực hiện 19 Chương trình.
Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được UBND giao thực hiện Chương trình số 17: “Xây dựng Chương trình nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm”
Căn cứ Công văn số 1847 ngày 05/03/2014 của Sở Công Thương, Thứ Hai, ngày 17/03/2014, Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho Hội Tư vấn KHCN & QL Tp.HCM HASCON xây dựng đề cương chi tiết và dự trù kinh phí thực hiện nhiệm vụ số 17.
2. Thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình:
Ngày 19 tháng 03 năm 2014 Hội Tư vấn HASCON đã tổ chức Hội nghị Chuyên đề về Chương trình này
- a. Các Nhà Khoa học sau đây đã được mời tham gia Ban Chủ nhiệm Chương trình:
1. Cử nhân Ông Thị Ngọc Anh, Chuyên viên Quản trị Kinh doanh, Cán bộ Văn phòng Hội HASCON
2. TS Nguyễn Trần Dương, Phó Chủ tịch Hội, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, Nguyên Thư ký Hội đồng Khoa học Tp HCM
3. TSKH, Anh hùng Lao động Trần Lê Đông, Phó Chủ tịch Hội, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, Nguyên TGĐ Xí nghiệp Liên doanh VIETSOVPETRO.
4. ThS Đoàn Hữu Đức, Phó Chủ tịch Hội, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc tế & Hợp tác Phát triển của Hội HASCON, Tổng Giám Đốc Công ty Tư vấn Việt Nam.
5. Cử nhân Nguyễn Phúc Diệu Hiền, Chuyên viên Ngoại thương, Cán bộ Văn phòng Hội HASCON
6. ThS Nguyễn Phúc Thủy Hiền, Luật sư, Chuyên gia của Công ty Dầu khí Ý tại VN
7. TS Nguyễn Hữu Huy, Ủy viên Thường vụ Hội, Chuyên viên tư vấn Công ty đầu tư mạo hiểm.
8. TS Nguyễn Văn Lý, Phó Chủ tịch Hội, Viện trưởng Viện Công nghệ Xây dựng Hàng không
9. TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ & Quản lý Tp. HCM, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học Tp. HCM.
10. TS Trương Thị Minh Sâm, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nam Bộ
11. TS Trần Quang Thắng, Phó Chủ tịch Hội, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, Viện trưởng Viện Quản lý và Kinh tế - IEM
12. Ông Trần Đức Thịnh, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội HASCON, Phó Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học Tp. HCM. Nguyên Phó Tổng GĐ Tổng Công ty (nay là Tập đoàn) Dệt may VN
13. PGS TS Lê Thị Bích Thọ, Phó Chủ tịch Hội, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, Nguyên Phó Hiệ trưởng Trường Đại học Luật Tp HCM
14. GS TS Võ Thanh Thu, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, Chủ nhiệm Bộ môn, Khoa Ngoại thương, trường ĐH Kinh tế Tp HCM
15. Cử nhân Võ Thị Hồng Thúy, Chuyên viên Ngân hàng, Cán bộ Văn phòng Hội HASCON
16. GS TS Đoàn Thị Hồng Vân, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, Phó Chủ nhiệm Khoa, Khoa Ngoại thương, trường ĐH Kinh tế Tp HCM
b- Ban Chủ nhiệm Chương trình đã bầu:
Chủ Nhiệm TS Nguyễn Bách Phúc
Phó Chủ nhiệm Ông Trần Đức Thịnh
Thư ký Cử nhân Võ Thị Hồng Thúy
3- Thành lập các Tổ chuyên môn trực thuộc Ban Chủ nhiệm Chương trình:
Thành lập các Tổ Chuyên môn, chịu trách nhiệm đi sâu khảo sát, nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp cho các linh vực của Chương trình:
- Tổ Khoa học Công nghệ:
- Nhóm Công nghệ chế tạo sản phẩm
- Nhóm Tiêu chuẩn – Chất lượng thiết bị
- Nhóm Tiêu chuẩn – Chất lượng sản phẩm
- Nhóm Mẫu mã sản phẩm
- Tổ Khoa học Quản lý:
- Nhóm Quản lý Kế hoạch
- Nhóm Quản lý Tài chính
- Nhóm Quản lý Cung cấp nguyên vật liệu, phụ liệu, năng lượng
- Nhóm Phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm
- Tổ Đào tạo Nhân lực:
- Nhóm Nghiên cứu đào tạo tay nghề
- Nhóm Nghiên cứu đào tạo cán bộ quản lý
- Nhóm Nghiên cứu nhu cầu du học
- Nhóm Nghiên cứu nhu cầu đào tạo cán bộ lãnh đạo
- Tổ Môi trường Pháp lý kinh doanh:
- Nhóm Luật liên quan đến quản trị Doanh nghiệp
- Nhóm Luật liên quan đến quản trị Nguồn nhân lực
- Nhóm Luật liên quan đến quan hệ Quốc tế
- Nhóm …..
- Tổ Tổng hợp
4. Xác định các Đối tượng (các Khối) của Chương trình:
1. Khối Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu:
+ Ngành May, da giày.
+ Ngành Điện tử
+ Ngành Lương thực Thực phẩm
+ Ngành Thủy Hải sản
2. Khối Doanh nghiệp sản xuất hàng mà Việt Nam phải nhập khẩu:
+ Ngành Chế tạo Nguyên phụ liệu cho ngành May, da giày
+ Ngành Chế tạo Thiết bị Cơ khí
+ Ngành Chế tạo Thiết bị, linh kiện Điện tử
+ Ngành xăng dầu
3. Khối Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu: Các Tổng Công ty xuất nhập khẩu
4. Khối Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu: Các Tổng Công ty xuất nhập khẩu
5. Phân công Thành viên Ban Chủ nhiệm vào các Tổ và các Khối:
Tùy theo năng lực và kinh nghiệm của mình, các Thành viên Ban Chủ nhiệm sẽ tham gia các Tổ, các Khối. Mỗi Thành viên tham gia một hoặc hai Tổ và một hoặc hai Khối. Như vậy, mỗi Khối đều có sự tham gia của các Thành viên thuộc 5 Tổ nói trên.
Sau đây là Bảng dự kiến phân công:
Khối Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
|
Khối Doanh nghiệp sản xuất hàng nhập khẩu
|
Khối Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
|
Khối Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu
| ||
Tổ Khoa học Công nghệ | |||||
1
| TS Nguyễn Trần Dương | ||||
2
| TS Nguyễn Hữu Huy |
X
|
X
|
X
|
X
|
3
| TS Nguyễn Văn Lý |
X
|
X
|
X
|
X
|
4
| TS Nguyễn Bách Phúc |
X
|
X
|
X
|
X
|
5
| TS Trần Quang Thắng |
X
|
X
|
X
|
X
|
Tổ Khoa học Quản lý | |||||
1
| Cử nhân Ông Thị Ngọc Anh |
X
|
X
|
X
|
X
|
2
| TSKH, Anh hùng Lao động Trần Lê Đông |
X
|
X
|
X
|
X
|
3
| ThS Đoàn Hữu Đức |
X
|
X
|
X
|
X
|
4
| Cử nhân Nguyễn Phúc Diệu Hiền |
X
|
X
|
X
|
X
|
5
| TS Trương Thị Minh Sâm |
X
|
X
|
X
|
X
|
6
| Ông Trần Đức Thịnh |
X
|
X
|
X
|
X
|
7
| PGS.TS Lê Thị Bích Thọ |
X
|
X
|
X
|
X
|
Tổ Đào tạo Nhân lực | |||||
1
| ThS Đoàn Hữu Đức |
X
|
X
|
X
|
X
|
2
| ThS Nguyễn Phúc Thủy Hiền |
X
|
X
|
X
|
X
|
3
| TS Trần Quang Thắng, |
X
|
X
|
X
|
X
|
4
| PGS.TS Lê Thị Bích Thọ |
X
|
X
|
X
|
X
|
5
| GS TS Võ Thanh Thu |
X
|
X
|
X
|
X
|
6
| GS TS Đoàn Thị Hồng Vân |
X
|
X
|
X
|
X
|
Tổ Môi trường Pháp lý | |||||
1
| TSKH, Anh hùng Lao động Trần Lê Đông |
X
|
X
|
X
|
X
|
2
| TS Trương Thị Minh Sâm |
X
|
X
|
X
|
X
|
3
| Ông Trần Đức Thịnh |
X
|
X
|
X
|
X
|
4
| TS Trần Quang Thắng |
X
|
X
|
X
|
X
|
5
| PGS.TS Lê Thị Bích Thọ |
X
|
X
|
X
|
X
|
6
| GS TS Võ Thanh Thu |
X
|
X
|
X
|
X
|
7
| GS TS Đoàn Thị Hồng Vân |
X
|
X
|
X
|
X
|
Tổ Tổng hợp | |||||
1
| TS Nguyễn Bách Phúc |
X
|
X
|
X
|
X
|
2
| TS Trương Thị Minh Sâm |
X
|
X
|
X
|
X
|
3
| Cử nhân Võ Thị Hồng Thúy |
X
|
X
|
X
|
X
|
6. Thu thập các tài liệu liên quan đến Xuất nhập khẩu của VN và Tp. Hồ Chí Minh 10 năm qua:
Thống kê hằng năm các số liệu xuất nhập khẩu của từng đối tượng theo các tiêu chí:
a) Tổng khối lượng (triệu tấn)
b) Tổng giá trị
c) Khối lượng về giá trị xuất nhập khẩu của các Doanh nghiệp lớn
d) Thị trường xuất khẩu
e) Thị trường nhập khẩu
7. Khảo sát năng lực các Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu của VN và Tp. Hồ Chí Minh hiện nay:
Khảo sát hằng năm về năng lực của từng đối tượng theo các tiêu chí:
a) Loại hình Doanh nghiệp
b) Tổng Vốn Điều lệ
c) Doanh thu/năm
d) Lợi nhuận/năm
e) Lao động và trình độ chuyên môn của người lao động
f) Công nghệ và trình độ Công nghệ
g) Thiết bị và trình độ thiết bị
h) Trình độ năng lực của đội ngũ Quản lý Doanh nghiệp
i) Trình độ ứng dụng Công nghệ thông tin
j) Giá thành sản phẩm
8. Khảo sát và đánh giá môi trường kinh doanh và phát triển Kinh tế Xã hội Việt Nam đến năm 2013:
- Nghị quyết các Đại hội Đảng lần thứ IX, lần thứ X, lần thứ XI.
- Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng khóa IX, khóa X, khóa XI.
- Thống kê Kinh tế Xã Hội hằng năm của Việt Nam (do Việt Nam công bố) từ năm 1999 đến nay.
- Thống kê Kinh tế Xã Hội hằng năm của Việt Nam (do các Tổ chức quốc tế công bố) từ năm 1999 đến nay.
- Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị liên quan đến tổ chức, hoạt động kinh doanh, an sinh – xã hội đối với các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- 9. Phương thức Xây dựng Chương trình:
Dự kiến thực hiện theo các bước sau đây:
1. Đưa ra Tiêu chuẩn đánh giá: Ban Chủ nhiệm Chương trình sẽ thống nhất đưa ra những Tiêu chuẩn cơ bản, làm căn cứ cho việc so sánh, đánh giá và kể cả tìm kiếm giải pháp.
2. Thực hiện nhiệm vụ khảo sát:
- Lập kế hoạch khảo sát tại các Doanh nghiệp đối tượng (đã nêu ở mục 4). Chọn 2 Doanh nghiệp tiêu biểu của mỗi loại Doanh nghiệp nói trên.
- UBND Tp. Hồ Chí Minh và Sở Công Thương Tp.HCM can thiệp với các Doanh nghiệp được chọn để họ cho phép tiến hành khảo sát.
- Phối hợp chặt chẽ với các Doanh nghiệp trong quá trình khảo sát.
3. Thực hiện nhiệm vụ đánh giá trên cơ sở Tiêu chuẩn đánh giá và kết quả khảo sát, theo Tổ và theo Khối:
- Đánh giá tại các Tổ (Đánh giá “ngang”): Các Tổ thực hiện Đánh giá theo từng Nhóm thuộc Tổ mình, phạm vi Đánh giá nằm trong lĩnh vực của Tổ và Nhóm, bao trùm cả 4 Khối. Cuối cùng đưa ra kết luận sơ bộ trên cơ sở các Tiêu chuẩn đã thống nhất ở mục 2.
- Đánh giá tại các Khối (Đánh giá “dọc”): Các Khối thực hiện Đánh giá trong phạm vi của mình, bao trùm cả 4 lĩnh vực của 4 Tổ. Cuối cùng đưa ra kết luận sơ bộ trên cơ sở các Tiêu chuẩn đã thống nhất ở mục 2.
4. Thực hiện công tác đánh giá sơ bộ 1:
- Hoàn thành Văn bản đánh giá sơ bộ 1: Tổ Tổng hợp sẽ tổng hợp ý kiến của các Tổ Chuyên môn, và của các Khối, hoàn thành Văn bản đánh giá sơ bộ 1.
- Tổ chức Hội thảo lần thứ nhất: sẽ tổ chức Hội thảo, trình bày Văn bản đánh giá sơ bộ 1, để lấy ý kiến của các Nhà khoa học trong và ngoài Hội.
5. Thực hiện công tác đánh giá sơ bộ 2:
- Hoàn thành Văn bản đánh giá sơ bộ 2: Các Tổ và các Khối sẽ nghiên cứu ý kiến đóng góp của Hội thảo lần thứ nhất, rút ra kết luận, để sửa đổi, bổ sung kết quả của Đơn vị mình.
- Tổ Tổng hợp tổng hợp kết quả của các Tổ và của các Khối, hoàn thành Văn bản đánh giá sơ bộ 2.
- Tổ chức Hội thảo lần thứ hai: Trình bày Văn bản đánh giá sơ bộ 2, để lấy ý kiến của các Nhà Khoa học trong và ngoài Hội.
6. Hoàn thành Văn bản đánh giá:
- Các Tổ và các Khối nghiên cứu ý kiến đóng góp của Hội thảo lần thứ hai, rút ra kết luận, để sửa đổi, bổ sung kết quả của Đơn vị mình.
- Tổ Tổng hợp sẽ tổng hợp kết quả của các Tổ và của các Khối, hoàn thành Dự thảo Văn bản đánh giá.
- Ban Chủ nhiệm Chương trình thông qua Dự thảo Văn bản đánh giá.
7. Đề xuất “Chương trình nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm”
- Tổ Tổng hợp trên cơ sở Dự thảo Văn bản đánh giá, xây dựng Dự thảo Đề xuất và Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.
- Ban Chủ nhiệm trên cơ sở Dự thảo Đề xuất và Kiến nghị các giải pháp của Tổ Tổng hợp, xây dựng “Chương trình nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm”, thảo luận và thông qua nội dung này.
- “Chương trình nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm” được trình cho Hội đồng Khoa học Công nghệ và Hội đồng Khoa học Quản lý của Hội HASCON. Khi được hai Hội đồng phê duyệt, Văn bản trở thành Văn bản chính thức của Hội.
- Văn bản chính thức sẽ được trình lên Hiệp Hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
8. Kinh phí dự kiến: 500 triệu đồng, trong đó
- Chi phí thu thập số liệu, tài liệu:
- Chi phí khảo sát năng lực Doanh nghiệp:
- Chí phí thuê khoán thực hiện các phần việc còn lại
- Các chi phí khác (công tác phí, hội thảo, văn phòng phẩm, quản lý, thông tin liên lạc …)
9. Thời gian thực hiện: 7 tháng.
Chúng tôi xin đính kèm Văn bản này: Hồ sơ giới thiệu Năng lực của Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý HASCON.
HỘI TƯ VẤN KHCN & QL TP. HCM
Chủ tịch Hội
TS Nguyễn Bách Phúc
Liên hệ: 16 Cù Chính Lan, P. 13, Q. Tân Bình, Tp. HCM ĐT:38429439, 62936515, Fax: 38429439 Email: hasconsaigon@yahoo.com, hasconsaigon@gmail.com Web : http:// hascon.net |
No comments:
Post a Comment