Wednesday, September 17, 2014

Công nghệ cũ "thoát hiểm": Lạc hậu với Mỹ vẫn tốt ở VN?

Baodatviet.vn, Thứ Năm, 04/09/2014 14:22        http   ://baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/cong-nghe-cu-thoat-hiemlac-hau-voi-my-van-tot-o-vn-3056246/         Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2014 chưa kịp có hiệu lực nhưng phải dừng. Một cán bộ thuộc Bộ KH&CN cho biết: văn bản này ra đời với mong muốn ngăn chặn công nghệ cũ vào Việt Nam nhưng sau đó lại nhận được nhiều phản ánh của các doanh nghiệp nên buộc phải dừng thông tư. Như vậy tại thời điểm này chưa có văn bản nào làm nhiệm vụ 'gác cổng' công nghệ cũ.


Chia sẻ với Đất Việt, một cán bộ thuộc Bộ KH&CN cho biết: văn bản này ra đời với mong muốn ngăn chặn công nghệ cũ vào Việt Nam nhưng sau đó lại nhận được nhiều phản ánh của các doanh nghiệp nên buộc phải dừng thông tư. Như vậy tại thời điểm này chưa có văn bản nào làm nhiệm vụ 'gác cổng' công nghệ cũ.
Thông tư 20 đã nhận được phản ứng mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nên buộc phải dừng hiệu lực thi hành
Thông tư 20 đã nhận được phản ứng mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nên buộc phải dừng hiệu lực thi hành
Đưa ra lý do của việc dừng Thông tư 20, Vụ Đánh giá Thẩm định và Giám định Công nghệ, Bộ KH&CN cho biết: "Đến thời điểm hiện nay, do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để triển khai thực hiện việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo tinh thần của Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN".
Bình luận về sự việc văn bản quản lý nhà nước ra đời chưa kịp có hiệu lực đã phải dừng, PGS.TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng: Điều đó chỉ chứng tỏ một điều văn bản chưa được chuẩn bị một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng từ thực tế.
"Văn bản đã ban hành nhưng chỉ phản ứng từ vài doanh nghiệp đã phải dừng lại thì chứng tỏ cơ sở khoa học và cơ sở kinh tế của nó chưa được cân nhắc một cách đầy đủ và thấu đáo", ông San nói.
Theo ông San, việc ngăn cản công nghệ cũ vào Việt Nam là cần thiết phải làm nhưng quan trọng thế nào là công nghệ lạc hậu, không phù hợp thì cái đó chúng ta lại không xác định được rõ ràng.
"Do không xác định được các tiêu chí đó cho nên văn bản vừa đưa ra chưa kịp có thời gian sống đã phải hủy. Có nghĩa là phải xác định rõ tiêu chí thế nào là công nghệ lạc hậu và lạc hậu so với cái gì. Vì có thể lạc hậu so với nước Mỹ nhưng vẫn còn tốt với Việt Nam thì sao?", ông San đặt vấn đề.
Vị Giám đốc Văn phòng Hỗ trợ tư vấn phản biện và giám định xã hội còn cho rằng: "chúng ta cũng phải biết tình hình sử dụng công nghệ hiện nay ở trong nước đang như thế nào, những công nghệ nào đang còn phù hợp, cái nào không. Trong khi không thể ngay lập tức thay đổi hoàn toàn công nghệ mới vì nó rất đắt thì việc ngăn chặn loại bỏ bớt công nghệ quá cũ kỹ lạc hậu là trách nhiệm của cơ quan quản lý  nhà nước".
Đưa ra giải pháp cho việc này, ông San cho rằng chỉ khi nào thay đổi được việc nhà nước phải chịu trách nhiệm về ‘đống rác’ ấy mà thay vào đó là đánh vào túi tiền của từng doanh nghiệp thì sẽ không có chuyện DN 'nhắm mắt' đưa công nghệ cũ, lạc hậu vào Việt Nam.
"Để cho thị trường quyết định là bài toán thanh lọc nhanh nhất" - ông San nói.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì các công nghệ cũ lại có thể thoải mái vào Việt Nam mà không phải lo lắng về bất kỳ sự cản trở nào.
Bích Ngọc

No comments:

Post a Comment