Tổng giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh trình bày một ý tưởng tham vọng, đó là hàng không cạnh tranh với đường bộ trong kết nối du lịch giữa người dân hai nước.
Ưu thế gần gũi biên giới đã đưa Campuchia từ lâu trở thành điểm du lịch phổ biến của người Việt Nam và ngược lại, rất đông người Campuchia chịu chi để đi nghỉ ở các resort, khách sạn, du lịch bụi ở Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen. Ảnh: Chinhphu.vn |
Con số thống kê của cơ quan chức năng cho hay ước cả năm 2013, lượng du khách Việt Nam đến Campuchia đạt khoảng 850.000 lượt người, tăng 11,5% so với 2012 và chiếm khoảng 21% lượng khách du lịch quốc tế đến Campuchia. Khách du lịch Campuchia đến Việt Nam ước đạt 340.000 lượt.Biên giới đường bộ rộng mở, khoảng cách đường bộ gần như là điều "thách thức" ý tưởng của ông Minh. Làm thế nào để người Việt, người Campuchia vốn "rất chịu chi tiền" như Thủ tướng Hun Sen bình phẩm, sẽ xài du lịch hàng không nhiều hơn?Ông Minh chia sẻ với Thủ tướng ý tưởng hàng không của hai nước có thể áp phí hành khách ở sân bay không theo mức phí cho khách quốc tế (vốn có thể lên đến 50 USD cho toàn chặng khứ hồi) mà bằng phí hành khách nội địa, như Campuchia áp chỉ khoảng 6-7 USD. Phí giảm có thể kéo khách từ đi đường bộ sang hàng không, qua đó khai thác tần suất bận rộn của các chuyến đi về trong ngày từ Hà Nội, TP.HCM đi Siem Riep - thành phố du lịch di sản nổi tiếng của Campuchia.Nhiều DN Việt Nam đã bước cả hai chân vào thị trường Campuchia đang kỳ vọng ở ý tưởng kết nối hai nền kinh tế thông qua các hoạt động đầu tư tham vọng của mình. Nhưng bài toán giờ đây lớn hơn khi làn sóng đầu tư FDI vào thị trường này không thể chỉ dừng ở những cuộc chinh chiến riêng lẻ.Tính "liên kết", "bổ trợ" là cần thiết. Ý tưởng đẩy mạnh làn sóng đầu tư vào Campuchia được Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia chia trên 3 nhánh chính: đầu tư, thương mại và du lịch. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các nhà đầu tư Việt Nam tính toán các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư có tính kết nối hệ thống dựa trên nhu cầu thị trường đặc thù của nước sở tại, không theo trào lưu mà đầu tư vào các lĩnh vực chủ chốt để tạo sức mạnh lan tỏa."Quan trọng nhất bạn thấy có lợi, ta cũng có lợi để gặp nhau về nhu cầu" - ông nói.Trong chuyến thăm và làm việc Campuchia 3 ngày (12-14/1), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có dịp gặp gỡ trực tiếp hàng trăm DN của hai nước, lắng nghe những vấn đề mà họ cần tháo gỡ cả về chính sách và triển khai trên thực tế, chứng kiến những dự án mới của DN Việt Nam cũng như những dự án hoàn chỉnh đi vào hiện thực.
Chọn trọng tâm cho chuyến thăm là thương mại, đầu tư, Thủ tướng đã chứng kiến khả năng hiện thực hóa tiềm năng kết nối kinh tế giữa Việt Nam với quốc gia láng giềng quan trọng.Ở thế chủ động tìm điểm thắng cân bằng trong đầu tư vào thị trường này, người đứng đầu Chính phủ quan tâm định hình một dòng đầu tư FDI "made in Việt Nam" đặc thù bởi chữ tín.Dự án bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh có vốn đầu tư 37 triệu USD của Việt Nam được khánh thành hay cầu Long Bình - Chray Thom được khởi công nhân chuyến thăm của Thủ tướng là những dự án FDI đặc thù của Việt Nam. Ngoài mục tiêu hiệu quả kinh tế, nó còn giúp đỡ các đối tác và địa phương Campuchia cùng phát triển.Còn đang nghèo, nhiều khó khăn, đang tiếp nhận ODA từ các nước phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế, nhưng Việt Nam vẫn cố gắng huy động 18,76 triệu USD tín dụng để giúp Chính phủ Campuchia xây dựng phần cầu phía Campuchia (dự án cầu Long Bình - Chray Thom).Hay xây dựng nhà máy ở tỉnh nghèo Kratie như dự án sản xuất mía đường phức hợp của Kamadhenu thì cũng đi kèm làm đường hàng chục cây số, xây trường học, khoan giếng nước, trung tâm y tế, chợ... cho người dân trong vùng. 127 dự án đầu tư FDI của Việt Nam vào Campuchia với tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD hiện nay đều của những DN có năng lực. Trong đó, chỉ riêng cam kết về an sinh xã hội đi kèm đầu tư lên đến 35 triệu USD.Chính bởi vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc các DN Việt Nam luôn "nằm lòng" phương châm đầu tư vào thị trường Campuchia đó là đảm bảo chữ "tín", "hứa đi đôi với làm".Ở Phnom Penh, không khó để tìm những người chạy xe tuk tuk, những người bán cơm từ bình dân đến cửa hàng, ông giám đốc người châu Âu quản lý ở khách sạn 5 sao, hay những lao động trong DN... xài tiếng Việt như "ngoại ngữ kiếm tiền".Lợi thế lớn của các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu ở thị trường này là sự tin tưởng của người dân Campuchia. Nhưng một lần bất tín, vạn lần bất tin. Ngoài chữ tín, Thủ tướng nhắc chuyện lòng tin trong kinh doanh, đầu tư. Qua đó có thể định dạng hình ảnh những nhà đầu tư bản sắc, đặc thù Việt Nam không thể thay thế ở thị trường Campuchia.
Xuân Linh(từ Phnom Penh)
No comments:
Post a Comment