Wednesday, September 24, 2014

Công tác chuẩn bị và Phương thức phản biện chiến lược Giáo dục

Ngày 10 tháng 03 năm 2009 Hội Tư vấn KHCN & QL Tp.HCM HASCON đã gửi Bộ Giáo dục & Đào tạo Công văn số 09 - 161/HTV, đề nghị Bộ GD & ĐT giao cho Hội nhiệm vụ Tư vấn Phản biện “Dự thảo Chiến lược Phát triển Giáo dục Việt Nam” của Bộ, và phản biện “các ý kiến đóng góp cho Dự thảo của các Nhóm tiêu biểu và của các Cá nhân tiêu biểu, đăng tải trên các phương tiện truyền thông”.

Thành phố Hồ Chí Minh
HỘI TƯ VẤN KHCN & QL
HASCON
               Số: 09/008/ HTV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------o0o------





Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 07 năm 2009

Kính gửi: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÁO CÁO
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG THỨC PHẢN BIỆN
CHO NHIỆM VỤ PHẢN BIỆN
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Ngày 10 tháng 03 năm 2009 Hội Tư vấn KHCN & QL Tp.HCM HASCON đã gửi Bộ Giáo dục & Đào tạo Công văn số 09 - 161/HTV, đề nghị Bộ GD & ĐT giao cho Hội nhiệm vụ Tư vấn Phản biện “Dự thảo Chiến lược Phát triển Giáo dục Việt Nam” của Bộ, và phản biện “các ý kiến đóng góp cho Dự thảo của các Nhóm tiêu biểu và của các Cá nhân tiêu biểu, đăng tải trên các phương tiện truyền thông”. Trong đó nêu rõ: “Nếu được Bộ giao nhiệm vụ tư vấn phản biện, Chúng tôi sẽ mời các chuyên gia hàng đầu vào Ban chủ nhiệm Chương trình phản biện, thực hiện các bước đi vững chắc như phân công trách nhiệm cá nhân, thảo luận nội bộ, tổ chức các hội thảo để lắng nghe ý kiến mọi người, thống nhất quan điểm, đi đến kết luận, để cuối cùng có một Công trình phản biện mang tính khoa học cao, của tập thể các nhà khoa học, chứ không phải ý kiến các cá nhân riêng lẻ”.
Cho đến nay Hội vẫn chưa nhận được phúc đáp của Bộ.
Trong khi chờ đợi Bộ GD & ĐT giao cho Hội nhiệm vụ này, Chúng tôi đã tiến hành công tác chuẩn bị như sau:

  1. Công tác chuẩn bị, trước khi được giao nhiệm vụ:
Ngày 11 tháng 04 năm 2009 Hội Tư vấn HASCON đã tổ chức Hội nghị Chuyên đề về Tư vấn Phản biện Chiến lược Phát triển Giáo dục Việt Nam , Hội nghị đã nhất trí:
1. Thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình Phản biện các Chiến lược Phát triển Giáo dục Việt Nam(gọi tắt là Ban Chủ nhiệm Chương trình):
Các Nhà Khoa học Giáo dục sau đây đã tự nguyện tham gia vào Ban Chủ nhiệm Chương trình:
  1. TS Vũ Quốc Anh, Ng. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục & Đào tạo
  2. Ông Đặng Thanh Châu, Nguyên Hiệu trưởng trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong.
  3. TS Phan Chí Chính, Thành viên Hội đồng Khoa học Công nghệ Hội HASCON, Hiệu phó trường Đại học Công Nghiệp Tp. HCM
  4. NGND Trần Văn Chút, Ng. Giáo viên trường PTTH chuyên, tỉnh Bắc Giang
  5. PGS, TS Bùi Thế Cường, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON Viện Trưởng Viện KH XH vùng Nam bộ.
  6. Ông Võ Anh Dũng, Hiệu trưởng trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong.
  7. PGS, TS Trần Trọng Đăng Đàn, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, Chuyên viên Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
  8. PGS. TS Đặng Văn Đào, Nguyên Chủ nhiệm Khoa, ĐH Bách Khoa Hà Nôi.
  9. TSKH, Anh hùng Lao động Trần Lê Đông, Chủ tịch HĐKH Quản lý HASCON, TGĐ Xí nghiệp Liên doanh VIETSOVPETRO.
10)  ThS Đoàn Hữu Đức, Chủ nhiệm Văn phòng Quan hệ Quốc tế & Hợp tác Phát triển của Hội HASCON, Tổng Giám Đốc Công ty Tư vấn Việt Nam.
11)  GS TSKH Nguyễn Công Hào, Phó Chủ tịch HĐKH Công nghệ HASCON, Ng. Phân viện trưởng Phân viên Hóa học các Hợp chất Tự nhiên.
12)  TS Đinh Việt Hào, Thành viên Hội đồng Khoa học Công nghệ Hội HASCON, Ng. Phó Giám Đốc Học Viện Bưu Chính Viễn Thông VN, Ng. Hiệu trưởng trường Bưu chính Viễn thông Tp. HCM
13)  TS Cao Đắc Hiển, Chủ nhiệm Văn phòng Thông tin Truyền thông Hội HASCON, Ng. Trưởng Khoa Điện tử - Tự động hóa, trường ĐH Công nghiệp Tp. HCM
14)  Bà  Lê Thúy Hòa, Hiệu trưởng Trường Tư Thục Thái Bình
15)  TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hội viên Hội HASCON, Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Nguyễn Tất Thành.
16)  GS. TS Nguyễn Sinh Huy, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công nghệ Hội HASCON, Ng. Hiệu trưởng Trưởng ĐH Thủy Lợi Tp. HCM
17)  GS TS Nguyễn Đăng Hưng, Thành viên Hội đồng Khoa học Công nghệ Hội HASCON, Chủ nhiệm Ban Tư vấn Giáo dục - Đào tạo Hội HASCON, Ng. GĐ Chương trình Đào tạo TS, ThS Việt – Bỉ
18)  ThS Võ Đắc Khôi, Hội viên HASCON..
19)  PGS. TS, Chuẩn Đô Đốc, NGND Lê Kế Lâm, Phó Chủ tịch Hội đồng KH Quản lý Hội HASCON, Ng. Viện trưởng Học viện Hải quân Nha Trang
20)  TS Lâm Mai Long, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, Hiệu phó trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
21)  PGS. TSKH Hồ Đắc Lộc, Phó Chủ tịch Hội HASCON, Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp. HCM
22)  TS Trần Đình Lương, Phó Chủ nhiệm Ban Tư vấn Xây dựng – Đô thị Hội HASCON, Ng. Trưởng phòng NCKH Trường ĐH Thủy lợi Tp. HCM
23)  PGS. TS Trần Thị Thu Lương, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, Phó GĐ Trung tâm Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn.
24)  PGS. TS Lê Văn NamThành viên Hội đồng Khoa học Công nghệ Hội HASCON, Hiệu phó trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM
25)  PGS. TS Trần Hoàng Ngân, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON Phó Hiệu  Trưởng, Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM
26)  PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Thành viên Hội đồng Khoa học Công nghệ Hội HASCON, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghiệp Thực phẩm
27)  GS. TS, NGND Ngô Kiều Nhi, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công nghệ Hội HASCON, Giải thưởng Kovalveskaya
28)  TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ & Quản lý Tp. HCM, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học Tp. HCM.
29)  TS Bùi Văn Quyền, Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Đại diện Bộ KHCN tại miền Nam.
30)  PGS.TS, NGƯT Lý Ngọc Sáng, Thành viên Hội đồng Khoa học Công nghệ Hội HASCON, Ng. Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Đà Nẳng, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế-Công Nghệ Tp.HCM
31)  TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Quản lý và Kinh tế - IEM
32)  TS Huỳnh Quốc Thắng, Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Tp. HCM
33)  PGS.TS Trần Văn Thiện, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, Phó Chủ nhiệm Ban Tư vấn Giáo dục - Đào tạo Hội HASCON, Viện trưởng Viện Phát triển Nguồn Nhân lực
34)  Ông Trần Đức Thịnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội HASCON, Phó Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học Tp. HCM.
35)  PGS.TS Lê Thị Bích Thọ, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, P.Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Tp. HCM
36)  PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Hàng không, ĐH Bách Khoa Tp. HCM
37)  PGS. TS Phan Đình Tuấn, Thành viên Hội đồng Khoa học Công nghệ Hội HASCON, Hiệu phó trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM
38)  PGS. TS Nguyễn Đinh Tuấn, Thành viên Hội đồng Khoa học Quản lý Hội HASCON, Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Tài Nguyên - Môi Trường
39)  GS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ nhiệm Khoa, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Australia.
2. Ban Chủ nhiệm Chương trình đã bầu Lãnh đạo lâm thời:
Chủ Nhiệm                GS TS Nguyễn Đăng Hưng
Phó Chủ nhiệm         TS  Đinh Việt Hào
Phó Chủ nhiệm         TS Cao Đắc Hiển
3. Thành lập các Tổ chuyên môn trực thuộc Ban Chủ nhiệm Chương trình:
Các Thành viên Ban Chủ nhiệm tùy theo năng lực và kinh nghiệm, được phân công tham gia vào các Tổ, Nhóm Chuyên môn:
  1. Tổ Triết lý Giáo dục:
  2. Tổ Pháp luật Giáo dục:
-   Nhóm Luật Giáo dục
-   Nhóm Tương quan Quốc lập – Tư thục
-   Nhóm Quan hệ Quốc tế
-   Nhóm Ngân sách – Tài chánh Giáo dục:
  1. Tổ Quản lý Giáo dục:
-   Nhóm Tiêu chuẩn – Chất lượng Nhà trường
-   Nhóm Tiêu chuẩn – Chất lượng Giáo viên
-   Nhóm Tiêu chuẩn – Chất lượng  Học sinh
-   Nhóm Nghiên cứu Nhu cầu Đào tạo
  1. Tổ Chuyên môn Nghiệp vụ Giáo dục:
- Nhóm Chương trình Đào tạo – Sách giáo khoa
- Nhóm Tương quan Lý thuyết – Thực hành
  1. Tổ Tổng hợp
4. Hình thành các Khối:
-         Khối Giáo dục Mầm non và Phổ thông
-         Khối Giáo dục Đại học
-         Khối Giáo dục Nghề
-         Khối Giáo dục Sau Đại học
5. Phân công Thành viên Ban Chủ nhiệm vào các Tổ và các Khối:
Tùy theo năng lực và kinh nghiệm của mình, các Thành viên Ban Chủ nhiệm sẽ đăng ký tham gia các Tổ, các Khối. Mỗi Thành viên tham gia một hoặc hai Tổ và một hoặc hai Khối. Như vậy, mỗi Khối đều có sự  tham gia của các Thành viên thuộc 5 Tổ nói trên.
Sau đây là Bảng dự kiến phân công:


Khối Giáo dục Mầm non và Phổ thông
Khối Giáo dục Đại học
Khối Giáo dục Nghề
Khối Giáo dục Sau Đại học

Tổ Triết lý Giáo dục




1
TS Cao Đắc Hiển

X
X

2
GS. TS Nguyễn Sinh Huy

X

X
3
PGS. TS, Chuẩn Đô Đốc, NGND Lê Kế Lâm


X


X
4
TS Bùi Văn Quyền

X

X
Tổ Pháp luật Giáo dục




5
Ông Đặng Thanh Châu
X
X


6
PGS, TS Bùi Thế Cường

X

X
7
PGS, TS Trần Trọng Đăng Đàn
X
X


8
TSKH, Anh hùng Lao động
Trần Lê Đông


X

X

9
GS TSKH Nguyễn Công Hào

X

X
10
Ông Trần Đức Thịnh
X

X

11
PGS.TS Lê Thị Bích Thọ

X

X
12
PGS. TS Nguyễn Đinh Tuấn

X
X


Tổ Quản lý Giáo dục




13
TS Vũ Quốc Anh
X

X

14
TS Phan Chí Chính

X
X

15
Ông Võ Anh Dũng
X
X


16
ThS Đoàn Hữu Đức

X
X

17
TS Đinh Việt Hào
X
X


18
Bà  Lê Thúy Hòa
X
X


19
TS Nguyễn Mạnh Hùng

X
X

20
TS Lâm Mai Long

X
X

21
PGS. TSKH Hồ Đắc Lộc
X


X
22
PGS. TS Trần Hoàng Ngân

X

X
23
PGS.TS, NGƯT Lý Ngọc Sáng

X
X

24
TS Huỳnh Quốc Thắng

X
X

25
PGS. TS Phan Đình Tuấn

X

X

Tổ Chuyên môn Nghiệp vụ GD




26
NGND Trần Văn Chút
X



27
PGS. TS Đặng Văn Đào

X

X
28
TS Trần Đình Lương

X
X

29
PGS. TS Lê Văn Nam

X

X
30
GS. TS, NGND Ngô Kiều Nhi

X

X
31
TS Trần Quang Thắng

X
X

32
PGS.TS Trần Văn Thiện

X
X

33
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống

X
X

34
GS.TS Nguyễn Văn Tuấn

X

X

Tổ Tổng hợp




35
GS TS Nguyễn Đăng Hưng

X

X
36
ThS Võ Đắc Khôi

X

X
37
PGS. TS Trần Thị Thu Lương

X

X
38
PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn
X


X
39
TS Nguyễn Bách Phúc
X


X

6. Chuẩn bị thu thập các tài liệu liên quan đến Hệ thống Giáo dục:
a) Giáo dục Việt Nam qua các thời đại:
b) Giáo dục của các Nước Phương Đông qua các thời đại:
c) Giáo dục của các Nước Phương Tây qua các thời đại:
d) Chiến lược Phát triển Giáo dục của các nước đã phát triển:
e) Chiến lược Phát triển Giáo dục của các nước đang  phát triển:
7. Thu thập các Tư liệu liên quan đến Dự thảo Chiến lược Phát triển Giáo dục Việt Nam của Bộ GD & ĐT, và các Hội thảo, các Phản biện:
- Các Dự thảo từ lần thứ nhất đến lần thứ 14.
- Kết quả các Hội thảo về Chiến lược Phát triển Giáo dục.
- Các Phản biện của Các Nhà Khoa học Giáo dục đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Các Đề tài Nghiên cứu Khoa học liên quan đến Chiến lược Phát triển Giáo dục.
8. Thu thập các Tài liệu liên quan đến phát triển Kinh tế Xã hội Việt Nam đến năm 2020:
- Nghị quyết các Đại hội Đảng lần thứ IX, lần thứ X.
- Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng khóa IX, khóa X.
- Thống kê Kinh tế Xã Hội hằng năm của Việt Nam (do Việt Nam công bố) từ năm 1999 đến nay.
-  Thống kê Kinh tế Xã Hội hằng năm của Việt Nam (do các Tổ chức quốc tế công bố) từ năm 1999 đến nay.
9. Đề nghị Lãnh đạo Hội HASCON và Chủ nhiệm Chương trình đăng ký làm việc với Văn phòng Đại diện của Bộ Giáo dục & Đào tạo tại Tp. HCM, và sau đó với Bộ GD & ĐT để trình bày “Báo cáo công tác chuẩn bị và Phương thức Phản biện cho nhiệm vụ Phản biện Chiến lược Phát triển Giáo dục Việt Nam”
10. Ngoài ra, Hội nghị đã thống nhất đề nghị Hội Tư vấn KHCN và QL HASCON tiến hành đăng ký các Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Thành phố hoặc cấp Nhà nước, có liên quan đến lĩnh vực này.
  1. Phương thức Phản biện,  khi được giao Nhiệm vụ Phản biện:
Khi Bộ Giáo dục & Đào tạo giao cho Hội Nhiệm vụ Phản biện, chúng tôi sẽ thực hiện việc phản biện theo các bước sau đây:
1. Đưa ra tiêu chuẩn phản biện: Ban Chủ nhiệm Chương trình sẽ thống nhất đưa ra những Tiêu chuẩn cơ bản, để làm căn cứ cho việc so sánh, đánh giá trong quá trình phản biện.
2. Đối tượng phản biện:
- Dự thảo Chiến lược Phát triển Giáo dục Việt Nam của Bộ Giáo dục & Đào tạo, phiên bản mới nhất.
- Các bài phát biểu của các Nhóm tiêu biểu và của các Cá nhân tiêu biểu, đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
3. Phương thức tổ chức Phản biện:
- Phản biện tại các Tổ (Phản biện “ngang”): Các Tổ thực hiện Phản biện theo từng Nhóm thuộc Tổ mình, phạm vi Phản biện nằm trong lĩnh vực của Tổ và Nhóm, bao trùm cả 4 Khối.
-  Phản biện tại các Khối (Phản biện “dọc”): Các Khối thực hiện Phản biện trong phạm vi của mình, bao trùm cả 4 lĩnh vực của 4 Tổ.
4. Thực hiện công tác phản biện sơ bộ 1:
- Phản biện “ngang” ở các Tổ Chuyên môn: Các Tổ Chuyên môn sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá, đưa ra kết luận sơ bộ trên cơ sở các Tiêu chuẩn đã thống nhất ở mục 2.
- Phản biện “dọc” ở các Khối: Các Khối sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá, đưa ra kết luận sơ bộ trên cơ sở các Tiêu chuẩn đã thống nhất ở mục 2.
- Hoàn thành Văn bản phản biện sơ bộ 1: Tổ Tổng hợp sẽ tổng hợp ý kiến của các Tổ Chuyên môn, và của các Khối, hoàn thành Văn bản phản biện sơ bộ 1.
- Tổ chức Hội thảo lần thứ nhất: sẽ tổ chức Hội thảo, trình bày Văn bản phản biện sơ bộ 1, để lấy ý kiến của các Nhà khoa học trong và ngoài Hội.
5. Thực hiện công tác phản biện sơ bộ 2:
- Hoàn thành Văn bản phản biện sơ bộ 2: Các Tổ và các Khối sẽ nghiên cứu ý kiến đóng góp của Hội thảo lần thứ nhất, rút ra kết luận, để sửa đổi, bổ sung kết quả của Đơn vị mình.
Tổ Tổng hợp tổng hợp kết quả của các Tổ và của các Khối, hoàn thành Văn bản phản biện sơ bộ 2.
- Tổ chức Hội thảo lần thứ hai: Trình bày Văn bản phản biện sơ bộ 2, để lấy ý kiến của các Nhà Khoa học trong và ngoài Hội.
6. Hoàn thành Dự thảo Văn bản phản biện:
Các Tổ và các Khối nghiên cứu ý kiến đóng góp của Hội thảo lần thứ hai, rút ra kết luận, để sửa đổi, bổ sung kết quả của Đơn vị mình.
Tổ Tổng hợp sẽ tổng hợp kết quả của các Tổ và của các Khối, hoàn thành Dự thảo Văn bản phản biện.
7. Thông qua Ban Chủ nhiệm Chương trình:
Ban Chủ nhiệm Chương trình thông qua Dự thảo Văn bản phản biện.
8. Thông qua Hội đồng Khoa học Công nghệ và Hội đồng Khoa học Quản lý của Hội HASCON:
Dự thảo Văn bản phản biện được trình cho Hội đồng Khoa học Công nghệ và Hội đồng Khoa học Quản lý của Hội HASCON. Khi được hai Hội đồng phê duyệt, Văn bản trở thành Văn bản phản biện chính thức của Hội.
9. Trình Văn bản phản biện chính thứcVăn bản phản biện chính thức sẽ được trình lên Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chúng tôi xin đính kèm Báo cáo này: Hồ sơ giới thiệu Năng lực của Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý HASCON.

HỘI TƯ VẤN KHCN & QL TP. HCM
            Chủ tịch Hội

     TS Nguyễn Bách Phúc 

Liên hệ: 16 Cù Chính Lan, P. 13, Q. Tân Bình, Tp. HCM
ĐT:38429439, 62936515,  Fax: 38429439
Email: hasconsaigon@yahoo.com,
hasconsaigon@gmail.com
Web : http://hascon.net 

No comments:

Post a Comment