Sắp hết thời đỉnh cao?
Evernote, một công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, làm ra ứng dụng ghi chú trên điện thoại thông minh, không nghĩ giờ này mình có thể sống sót. Sau khi tăng trưởng mạnh trong vài năm qua, được các nhà đầu tư rót khoảng 270 triệu đô la Mỹ và được định giá nó ở mức 1 tỉ đô la, Evernote bắt đầu lâm vào khó khăn trong năm ngoái. Những người phản đối cho biết công ty đã mở rộng quá mức, chi tiêu quá nhiều tiền và có nguy cơ bị đè bẹp bởi đối thủ cạnh tranh. Công ty khởi nghiệp này sắp trở thành ví dụ điển hình của một làn sóng sụp đổ được tiên lượng sẽ xảy ra ở Thung lũng Silicon.
Evernote đã phải tái cơ cấu, cắt giảm lao động, loại bỏ những đặc quyền của nhân viên như dịch vụ dọn dẹp nhà cửa miễn phí. Công ty cũng đơn giản hóa dòng sản phẩm của mình và bắt đầu dần ổn định. Số lượng khách hàng trả tiền cho kho lưu trữ tài liệu của công ty và số người chia sẻ sản phẩm dần dần đã tăng trở lại, đạt khoảng 40% trong năm nay. Công ty đang bắt đầu thuê thêm nhân viên. “Giờ này chúng tôi ngồi đây, sau một năm tưởng như đã sụp đổ”, Chris O’Neill, 43 tuổi, Giám đốc điều hành của công ty có trụ sở tại thành phố Redwood, bang California, cho biết.
Các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon dự kiến vẫn sẽ phát triển tốt trong năm 2016. Những vụ sụp đổ vẫn chưa đến. Nhưng từ năm ngoái, các giám đốc điều hành công nghệ, các nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nhân đã tin rằng, giai đoạn bùng nổ kéo dài nhiều năm, đưa các công ty non trẻ lên tới đỉnh cao, có thể sẽ không còn kéo dài.
Michael Moritz, một nhà đầu tư có ảnh hưởng, đến từ Công ty Sequoia Capital, thẳng thắn so sánh nhiều doanh nghiệp hiện nay là “những dinh thự mỏng manh”. Bill Gurley, nhà đầu tư mạo hiểm tại Công ty Benchmark ở Thung lũng Silicon, tuyên bố rằng các công ty khởi nghiệp sắp đến lúc “ăn đất” (bite the dust). Một số người khác ví von: “Mùa đông đang đến”, để nói về chặng đường khó khăn phía trước.
Những hậu quả tồi tệ nhất có thể chưa đến. Hiện rất nhiều startup vẫn đang tự tin. Trên khắp Thung lũng Silicon, các kỹ sư vẫn đang lãnh mức lương trung bình hàng năm lên tới 136.000 đô la Mỹ, theo số liệu của Công ty Tuyển dụng Hired và giá thuê văn phòng vẫn ở mức cao kỷ lục. Các công ty khởi nghiệp lớn như Uber và Airbnb tiếp tục nhận được hàng tỉ đô la đầu tư. Và các nhà đầu tư tiếp tục đổ tiền vào các quỹ mạo hiểm. Số tiền này trong nửa đầu năm 2016 đã bằng mức cả năm 2015.
Theo số liệu của Công ty Nghiên cứu CB Insights, số lượng startup trị giá 1 tỉ đô la trở lên đã tăng lên 131 doanh nghiệp, so với chỉ hơn một chục công ty năm 2010. Tổng số tiền đầu tư cũng đã tăng hơn gấp đôi, tới 50 tỉ đô la vào năm 2014 so với mức khoảng 23 tỉ năm 2010.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả đều phát triển. Một số startup nhỏ hơn, như công ty sản xuất ứng dụng truyền hình trực tuyến Blab, công ty đầu bếp riêng theo yêu cầu Kitchit, đã rơi vào “hồ chết” của Thung lũng Silicon. Một số công ty trẻ khác đã phải sa thải nhân viên.
“Thế giới startup đã lưu ý đến lời cảnh báo về sự sụp đổ, Max Levchin, người sáng lập PayPal, Giám đốc điều hành của Affirm, một công ty tài chính tại San Francisco, nói.
Giảm quy mô
Hiện đang có sự gia tăng mạnh của các startup mới trong các lĩnh vực công nghệ của tương lai như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và thực tế ảo. Đây là những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng mà các chuyên gia công nghệ ở Thung lũng Silicon có thể khai thác và xây dựng kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo.
Nhưng đối với những người đang phải vật lộn với một môi trường khó khăn, mà doanh nghiệp chưa sụp đổ, thì họ đang có sự điều chỉnh rõ rệt về triển vọng của công ty mình. Các doanh nhân từng hùng hồn nói về việc công ty của họ phát triển nhanh như thế nào, thì giờ đây đã ý thức hơn với khái niệm “trách nhiệm tài chính”.
Sean Behr, Giám đốc điều hành của Công ty Dịch vụ đậu xe Zirx, là một ví dụ điển hình về sự thay đổi. Công ty này được đặt tên theo tiếng Ukraine, nghĩa là ngôi sao. Họ phục vụ nhu cầu đỗ xe của khách hàng, sau mỗi cú liên lạc trên điện thoại. Ông Behr từng tuyên bố, mục tiêu của công ty là làm cho tất cả người tiêu dùng Zirx của cảm thấy họ là những ngôi sao. Nhưng mọi việc không như kỳ vọng, Zirx vừa bị mất tiền và vừa mất cả người tiêu dùng trong tất cả sáu thành phố nơi mà dịch vụ này hoạt động. Cuối năm ngoái, Zirx chỉ còn đủ tiền mặt để duy trì hoạt động trong một năm, dù trước đó đã quyên góp được 36 triệu đô la đầu tư.
Đầu năm nay, ông Behr, 41 tuổi, đã thực hiện một bài thuyết trình dài 40 trang, để cho các nhân viên của mình thấy được chi tiết tình hình tài chính bấp bênh của công ty. Ông giải thích rằng Zirx cần phải có những hành động quyết liệt. Ngay lập tức trong tháng đó, ông Behr đã đóng cửa dịch vụ “theo yêu cầu”, nghĩa là dịch vụ đỗ xe theo bất cứ đề nghị nào của mọi đối tượng khách hàng. Thay vào đó, Zirx chỉ tập trung vào các khách hàng tiềm năng, có khả năng mang lại sinh lợi nhiều hơn cho công ty.
“Các nhà đầu tư trước đây thường nói tăng trưởng, tăng trưởng, tăng trưởng và đừng lo lắng gì cả về chi phí”, ông Behr nói. “Bây giờ bạn đang được khuyến khích đừng tiêu hết tiền”.
Đến ngày hôm nay, nhờ thay đổi, Zirx đã đạt lợi nhuận tại 8 trong 9 thị trường của mình. Ông Behr cho biết, công ty đã giữ được 10 triệu đô la từ vòng kêu gọi đầu tư gần đây nhất và gửi tiền trong ngân hàng để dành chờ “những ngày mưa”.
Tại Bannerman, startup cung cấp dịch vụ bảo vệ, có trụ sở tại San Francisco, ông Johnny Chin, Giám đốc điều hành, cũng thu hẹp trọng tâm của công ty sau khi nghe những lời cảnh báo về sự sụp đổ. Trước đây, công ty này theo đuổi nhiều dạng khách hàng khác nhau, nhưng giờ họ chỉ tập trung phục vụ văn phòng cỡ vừa và các nhà quản lý tài sản. Năm ngoái công ty bị thua lỗ, nhưng năm nay lợi nhuận đã quay trở lại. “Các startup bắt đầu cắt giảm các chi tiêu hoang phí”, ông Chin, 30 tuổi, cho biết. “Mọi người bắt đầu thận trọng hơn”.
Các chủ doanh nghiệp khác cũng tự tìm cho mình một môi trường thực tiễn hơn chứ không chỉ đặt ra các mục tiêu phù phiếm, như việc phấn đấu để trở thành người khổng lồ công nghệ tiếp theo sau Facebook.
Ken Denman, Giám đốc điều hành của doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo Emotient, đã cố gắng thu hút nhiều tiền hơn cho công ty của ông vào năm ngoái, sau khi ông nghe nói về những khó khăn sắp ập đến cho các công ty khởi nghiệp. Để bảo toàn vốn, ông cũng bắt đầu nói chuyện với những người mua tiềm năng. “Năm 2013, tôi không nghĩ gì về việc mình sẽ bán công ty”, ông Denman, 58 tuổi, nói. “Nhưng những mối lo ngại đã khuyến khích người ta hành xử theo cách mà có thể mang lại cho họ cơ hội lớn nhất để thành công”, ông nhấn mạnh.
Tháng 1 năm nay, ông Denman đã bán công ty bốn tuổi của mình cho Apple, với một số tiền mà ông không tiết lộ. Ông chỉ cho biết hiện giờ hầu hết các nhân viên của ông vẫn đang làm việc cho chủ mới. “Tôi nhìn vào tất cả khả năng thay đổi và muốn làm điều tốt nhất cho người lao động cũng như công ty”, ông Denman tâm sự.
Một sự sụp đổ của Thung lũng Silicon vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là nếu thị trường chứng khoán chao đảo hoặc nếu có một cú sốc tài chính nào đó tấn công vào hệ thống.
Một số nhà đầu tư công nghệ cao như ông Gurley của Công ty Benchmark vẫn đang tiếp tục gióng lên những hồi chuông báo động. Vào tháng 4, ông Gurley đã viết một bài đăng trên blog trong đó phân tích rõ việc các nhà đầu tư mạo hiểm tung ra quá nhiều vốn khiến đầu tư vào startup gặp rủi ro hơn. Trong khi chưa có vụ sụp đổ nào xảy ra kể từ sau bài viết, nhưng ông Gurley cho biết ông rất vui khi các công ty non trẻ ngăn chặn việc bội chi nhờ các cảnh báo của ông. “Tôi nói ra vì càng để cho mọi thứ tiếp diễn thì hậu quả sẽ khôn lường”, ông cho biết.
(Theo The NYT)
|
Wednesday, September 7, 2016
Bong bóng startup sẽ vỡ?
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 07/09/2016, http://www.thesaigontimes.vn/150799/Bong-bong-startup-se-vo.html, Nhiều công ty khởi nghiệp (startup) từng phát triển nhanh và ồ ạt trong thời gian qua giờ bắt đầu cẩn trọng hơn, tập trung vào những đối tượng khách hàng chính vì lo ngại giai đoạn bùng nổ của startup sẽ không kéo dài.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment