Chủ nhiệm Uỷ ban Đối Ngoại của Quốc hôị Trần Văn Hằng trình bày một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật.
Điều ước quốc tế tại dự thảo luật được hiểu là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi quyền, nghĩa vụ Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiêp định, định ước, thỏa thuận, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại - cơ quan thẩm tra dự án luật - Trần Văn Hằng cho biết, qua thảo luận tại kỳ họp thứ 10, một số ý kiến đại biểu cho rằng các thỏa thuận vay nợ nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này, vì có giá trị ràng buộc pháp lý quốc tế.
Các ý kiến này cũng cho rằng cần quy định cụ thể về mức độ, tiêu chuẩn khoản vay, mục đích và thẩm quyền phê duyệt đối với từng trường hợp, ông Hằng cho hay.
Theo Ủy ban Đối ngoại. định nghĩa “điều ước quốc tế” trong dự thảo luật phù hợp với quy định tại Công ước Viên về Luật Các điều ước năm 1969 và thực tiễn pháp luật về của các nước. Theo đó, có hai điều kiện cơ bản để một văn kiện được thừa nhận là điều ước quốc tế.
Một là, văn kiện đó phải được ký kết giữa quốc gia với một chủ thể của luật quốc tế, bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc chủ thể khác (như vùng lãnh thổ Hồng Kông, Macao…).
Hai là, văn kiện đó phải tạo ra quyền và nghĩa vụ của quốc gia theo luật quốc tế, cụ thể là công pháp quốc tế.
Chủ nhiệm Hằng giải thích, như vậy nếu thỏa thuận vay đáp ứng được các tiêu chí của điều ước quốc tế (được ký kết với chủ thể của luật quốc tế và được điều chỉnh theo luật quốc tế như trường hợp các hiệp định vay Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)...) thì do Luật Điều ước quốc tế điều chỉnh.
Nếu được ký với các ngân hàng thương mại không nhân danh nhà nước hay chính phủ nước họ, thì không phải là điều ước quốc tế, vì ngân hàng không đáp ứng tiêu chí là “chủ thể của luật quốc tế”.
Thỏa thuận vay khi không được coi là điều ước quốc tế sẽ có bản chất là hợp đồng kinh tế, các quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận vay vẫn được tôn trọng và thực hiện đầy đủ.
Điểm khác so với điều ước quốc tế là trách nhiệm đó không xác định theo luật quốc tế mà theo luật quốc gia hoặc chế tài cụ thể quy định trong hợp đồng. Quy trình ký kết thỏa thuận vay không là điều ước quốc tế do Luật Quản lý nợ công điều chỉnh.
Các vấn đề về mức độ, tiêu chuẩn khoản vay, mục đích và thẩm quyền phê duyệt đối với từng trường hợp, nếu cần thiết thì nên quy định tại Luật Quản lý nợ công khi sửa đổi luật này, ông Hằng nói.
Liên quan đến nội dung khác tại dự thảo luật, cơ quan thẩm tra phản ánh, một số ý kiến đại biểu đề nghị quy định rõ, cụ thể hơn quy định liên quan đến điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trình Quốc hội phê chuẩn.
Ủy ban Đối ngoại cũng cho rằng việc cụ thể hóa quy định điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như tại dự thảo luật vẫn còn chung chung và chưa đủ rõ.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo luật mới nhất quy định các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân trình Quốc hội phê chuẩn là: “Điều ước quốc tế làm phát sinh, thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp”.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh luật cần đảm bảo nguyên tắc việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế không trái với Hiến pháp.
“Điều ước quốc tế mà trái Hiến pháp thì Quốc hội không thể phê chuẩn được”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Các ý kiến này cũng cho rằng cần quy định cụ thể về mức độ, tiêu chuẩn khoản vay, mục đích và thẩm quyền phê duyệt đối với từng trường hợp, ông Hằng cho hay.
Theo Ủy ban Đối ngoại. định nghĩa “điều ước quốc tế” trong dự thảo luật phù hợp với quy định tại Công ước Viên về Luật Các điều ước năm 1969 và thực tiễn pháp luật về của các nước. Theo đó, có hai điều kiện cơ bản để một văn kiện được thừa nhận là điều ước quốc tế.
Một là, văn kiện đó phải được ký kết giữa quốc gia với một chủ thể của luật quốc tế, bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc chủ thể khác (như vùng lãnh thổ Hồng Kông, Macao…).
Hai là, văn kiện đó phải tạo ra quyền và nghĩa vụ của quốc gia theo luật quốc tế, cụ thể là công pháp quốc tế.
Chủ nhiệm Hằng giải thích, như vậy nếu thỏa thuận vay đáp ứng được các tiêu chí của điều ước quốc tế (được ký kết với chủ thể của luật quốc tế và được điều chỉnh theo luật quốc tế như trường hợp các hiệp định vay Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)...) thì do Luật Điều ước quốc tế điều chỉnh.
Nếu được ký với các ngân hàng thương mại không nhân danh nhà nước hay chính phủ nước họ, thì không phải là điều ước quốc tế, vì ngân hàng không đáp ứng tiêu chí là “chủ thể của luật quốc tế”.
Thỏa thuận vay khi không được coi là điều ước quốc tế sẽ có bản chất là hợp đồng kinh tế, các quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận vay vẫn được tôn trọng và thực hiện đầy đủ.
Điểm khác so với điều ước quốc tế là trách nhiệm đó không xác định theo luật quốc tế mà theo luật quốc gia hoặc chế tài cụ thể quy định trong hợp đồng. Quy trình ký kết thỏa thuận vay không là điều ước quốc tế do Luật Quản lý nợ công điều chỉnh.
Các vấn đề về mức độ, tiêu chuẩn khoản vay, mục đích và thẩm quyền phê duyệt đối với từng trường hợp, nếu cần thiết thì nên quy định tại Luật Quản lý nợ công khi sửa đổi luật này, ông Hằng nói.
Liên quan đến nội dung khác tại dự thảo luật, cơ quan thẩm tra phản ánh, một số ý kiến đại biểu đề nghị quy định rõ, cụ thể hơn quy định liên quan đến điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trình Quốc hội phê chuẩn.
Ủy ban Đối ngoại cũng cho rằng việc cụ thể hóa quy định điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như tại dự thảo luật vẫn còn chung chung và chưa đủ rõ.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo luật mới nhất quy định các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân trình Quốc hội phê chuẩn là: “Điều ước quốc tế làm phát sinh, thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp”.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh luật cần đảm bảo nguyên tắc việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế không trái với Hiến pháp.
“Điều ước quốc tế mà trái Hiến pháp thì Quốc hội không thể phê chuẩn được”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Nguyễn Lê
No comments:
Post a Comment