GS TSKH Phan Đình Diệu, Nhà Toán học - Khoa học máy tính của Việt Nam đã qua đời lúc 10 giờ sáng ngày 13/5/2018.
GS Diệu sinh ngày 12/6/1936 tại xã Trung Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.
Ông có công lao hàng đầu trong xây dựng và phát triển ngành Tin học Việt Nam. Hơn thế, Ông nổi tiếng với lòng chính trực, và những đóng góp tâm huyết cho chính sách phát triển khoa học giáo dục nước nhà.
Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ thông tin Việt Nam), người sáng lập Hội Tin học Việt Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin khoá 1 (1993-1997).
Sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, năm 1955 ông vào học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, có lẽ vì nhà nghèo, muốn sớm được đi làm, ngày ấy ĐH Sư phạm chỉ học có 2 năm. Ở đây, ông say mê Toán học. Năm 1957, tốt nghiệp thủ khoa, ông được giữ lại trường giảng dạy.
Năm 1965 sau 3 năm nghiên cứu, ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Khoa học Toán học tính toán và Điều khiển học, tại ĐH Tổng hợp quốc gia Lô-mô-nô-xốp Moskva, Liên Xô. Về nước ông tập trung nghiên cứu, xây dựng và phát triển ngành Khoa học máy tính Việt Nam.
Năm 1971, ông làm Trưởng phòng Toán học tính toán của Uỷ ban Khoa học Nhà nước, (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Ngày đó cả nước chỉ có duy nhất một máy tính điện tử Minsk do Liên Xô tặng. Ông đã đi sâu nghiên cứu và xây dựng những tập thể cán bộ, biết sử dụng máy tính, có khả năng nghiên cứu ở trình độ cao, và một số hướng phát triển hiện đại của khoa học máy tính, tin học Việt Nam, phục vụ cho Khoa học và thực tiễn.
Không chỉ là một nhà khoa học tài năng, GS Phan Đình Diệu còn là một người Thầy gần gũi, tận tình mà nghiêm khắc.
Ông là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn khoa học giáo dục.
GS Phan Đình Diệu có 3 người con, các con đều theo sự nghiệp khoa học - giáo dục, công tác tại các nước Pháp, Mỹ, Việt Nam, trong đó GS Phan Dương Hiệu, PGS Phan Thị Hà Dương, là những nhà toán học sớm đạt nhiều thành tựu từ khi còn trẻ.
Ông có công lao hàng đầu trong xây dựng và phát triển ngành Tin học Việt Nam. Hơn thế, Ông nổi tiếng với lòng chính trực, và những đóng góp tâm huyết cho chính sách phát triển khoa học giáo dục nước nhà.
Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ thông tin Việt Nam), người sáng lập Hội Tin học Việt Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin khoá 1 (1993-1997).
Sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, năm 1955 ông vào học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, có lẽ vì nhà nghèo, muốn sớm được đi làm, ngày ấy ĐH Sư phạm chỉ học có 2 năm. Ở đây, ông say mê Toán học. Năm 1957, tốt nghiệp thủ khoa, ông được giữ lại trường giảng dạy.
Năm 1965 sau 3 năm nghiên cứu, ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Khoa học Toán học tính toán và Điều khiển học, tại ĐH Tổng hợp quốc gia Lô-mô-nô-xốp Moskva, Liên Xô. Về nước ông tập trung nghiên cứu, xây dựng và phát triển ngành Khoa học máy tính Việt Nam.
Năm 1971, ông làm Trưởng phòng Toán học tính toán của Uỷ ban Khoa học Nhà nước, (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Ngày đó cả nước chỉ có duy nhất một máy tính điện tử Minsk do Liên Xô tặng. Ông đã đi sâu nghiên cứu và xây dựng những tập thể cán bộ, biết sử dụng máy tính, có khả năng nghiên cứu ở trình độ cao, và một số hướng phát triển hiện đại của khoa học máy tính, tin học Việt Nam, phục vụ cho Khoa học và thực tiễn.
Không chỉ là một nhà khoa học tài năng, GS Phan Đình Diệu còn là một người Thầy gần gũi, tận tình mà nghiêm khắc.
Ông là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn khoa học giáo dục.
GS Phan Đình Diệu có 3 người con, các con đều theo sự nghiệp khoa học - giáo dục, công tác tại các nước Pháp, Mỹ, Việt Nam, trong đó GS Phan Dương Hiệu, PGS Phan Thị Hà Dương, là những nhà toán học sớm đạt nhiều thành tựu từ khi còn trẻ.
Nhiều người đã ghi lại những kỷ niệm về GS Diệu:
“Là người có tâm với khoa học và rất yêu toán và tin, GS Diệu bỏ không biết bao công sức để xây dựng ngành này cho nước nhà cùng với những giáo sư đầu ngành như Tạ Quang Bửu, Hoàng Tụy, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Văn Đạo…
Đi sang Pháp, thay vì dành tiền mua xe Peugeot về bán lấy lãi như nhiều người, Ông mua rất nhiều linh kiện PC cho Viện”. ( Ông Giang Văn Thế, làm việc tại Ngân hàng Thế giới)
Đi sang Pháp, thay vì dành tiền mua xe Peugeot về bán lấy lãi như nhiều người, Ông mua rất nhiều linh kiện PC cho Viện”. ( Ông Giang Văn Thế, làm việc tại Ngân hàng Thế giới)
“Giải thích Tại sao ông mê khoa học xã hội? GS Phan Đình Diệu trả lời: Nó hấp dẫn. Tôi thích tìm hiểu từ nhân văn, văn học, nghệ thuật, khuynh hướng hậu hiện đại. Tôi cảm thấy người ta nói đến hậu hiện đại một cách thời thượng chứ chưa thật sự hiểu". (Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải)
"Ông là người cực kỳ uyên bác và khúc triết. Nhưng bài ông trình bày trong semina đều rất sâu sắc. Thời làm tiến sĩ khoa học bên Nga, ông nghiên cứu toán học kiến thiết, Toán học kiến thiết không thừa nhận luật phản chứng, không thừa nhận vô hạn tiềm năng, chỉ thừa nhận vô hạn thực tai, không thừa nhận sự tồn tai theo kiểu kinh điển mà tồn tại tức là phải có một quy trình chỉ ra được sau hữu hạn. Điều này thật phù hợp với tư duy máy tính...
Giáo sư Diệu xây dựng Chương trình Quốc gia về CNTT giai đoạn 1996-2000 (thường được gọi là IT2000). Chương trình này đã đặt nền tảng cho sự phát triển CNTT VN, như thành lập các khoa CNTT trọng điểm, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, tin học hóa hành chính nhà nước. (Ông Đào Kiến Quốc, công tác tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin ĐHQG Hà Nội)
Giáo sư Diệu xây dựng Chương trình Quốc gia về CNTT giai đoạn 1996-2000 (thường được gọi là IT2000). Chương trình này đã đặt nền tảng cho sự phát triển CNTT VN, như thành lập các khoa CNTT trọng điểm, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, tin học hóa hành chính nhà nước. (Ông Đào Kiến Quốc, công tác tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin ĐHQG Hà Nội)
No comments:
Post a Comment