Diệp Văn Sơn Chuyên viên
cao cấp, nguyên Phó vụ trưởng Bộ Nội vụ,
Chủ tịch Chi hội Chi hội quản lý hành
chính,
Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản
lý TP. HCM HASCON
Bài đăng trên Tuổi
Trẻ ngày 9/2/2018
Ý KIẾN
Bổ nhiệm GS,PGS
Cần đề cao thực chất,tránh căn bệnh háo
danh.
Diệp văn Sơn
Gần đây công luận
lại rộ lên chuyện GS và PGS nhiều quá ! Nhiều năm qua
chuyện nầy cứ lặp
đi lặp lại nhiều lần mà không hề có sự cải thiện theo chiều
hướng lành mạnh
mà khả năng theo xu hướng tiêu cực có vẽ trầm trọng hơn .
Đợt phong năm
2017 nâỳ, cả nước có thêm hơn 1.200 giáo sư, phó giáo sư (GS,
PGS). Đây quả là
con số có thể làm mừng ít lo nhiều vì xét một cách công
bằng tuy nhiều học
hàm học vị, nhưng nền khoa học và nền giáo dục của ta so
với quốc tế còn
tụt hậu kha xa . Theo thông tin 34% GS, 53% PGS không có bài
báo khoa học Như
vậy cũng đủ nói các vị nầy chưa dong góp gì đang kể cho sự
tiến bộ của khoa
học, giáo dục (!?) .Mặt kém tích cực nữa là bằng cấp học hàm
của giới quan chức
nước ta quá nhiều mặc dù các vị nầy không làm ở các cơ sở
nghiên cứu khoa
học và tham gia giảng dạy , Việt Nam có số lượng GS,P GS
được bổ nhiệm
vào loại nhiều ở các nước châu Á (đặc biệt so với các nước
Đông Nam Á)
nhưng vẫn không có đại học nào được xếp hạng top 300 của châu
. Trong khi đó,
hầu hết các nước Đông Nam Á khác như Singapore, Malaysia,
Thailan,
Indonesia, thậm chí Philippines, đều có đại học xếp hạng top 300 Châu
Á. “Trong danh
sách này chỉ không có Việt Nam và Myanmar”. Số GS,P GS
hàng năm được
xét rất nhiều 500 - 600 người. Chỉ có điều là rất ít trong số đó
đạt chuẩn quốc tế.
Nhiều GS, GSP nhưng ít sản phẩm khoa học. Ở các nước,
mỗi năm PGS, GS
thường có trung bình 10 công bố/sáng chế thì ở Việt Nam
bình quân mỗi
năm từ 5 đến 10 GS/PGS mới có 1 công bố ISI.Như vậy chỉ có
khoảng 30% có thể
đạt chuẩn quốc tế.Trong lĩnh vực khoa học xã hội số lượng
PGS,GS nhiều hơn
khoa học tự nhiên nhưng chiếu theo chuẩn quốc tế lại càng
thấp.
GS, PGS ở
Việt Nam mang danh cả đời,nhiều người không dạy cũng chẳng
nghiên cứu vẫn
mang hàm GS, PGS. Các nước trên thế giới, GS, PGS chỉ là vị
trí giảng dạy,
nghiên cứu, khi về hưu hoặc chuyển sang việc khác thì thôi chức
danh GS,PGS.Ở nước
ta đội ngủ quan chức vào loại nhiều GS,PGS,TS có lẽ
nhiều nhất thế
giới.Có một thông tin nhiều hơn cả Hoa kỳ,nước có nền khoa
học hàng đầu và
bộ máy công quyền tiên tiến hiệu quả.
Sự hùng hậu
phong phú học hàm GS, PGS của nước ta so với các nước là điều
không có gì lạ
vì nước ta là một quốc gia có truyền thống văn hiến, hiếu học,
hơn nữa ở ta việc
phong hàm GS, PGS theo cơ chế có khác so với các nước ! Ở
các nước ngươi
ta chỉ phong hàm cho những người trực tiếp đứng lớp, hay
nghiên cưu, chỉ
phong hàm bổ sung GS, PGS khi khuyết các chức danh này và
hiếm khi phong
hàm cho các quan chức, trừ khi họ đã được phong hàm trước
khi nhận chức.
Thậm chí có quốc gia để tránh sức ỳ, trì trệ về trí tuệ, định kỳ
hội đồng xét duyệt
sẽ rút tên đối với những ai qua một số năm không có thêm
công trình khoa
học. . Có một nghịch lý, mặc dù số lượng GS, PGS của nước ta
hùng hậu như vậy,
nhưng trong nhiều năm qua số lượng bài báo của các tác giả
Việt Nam đăng
trên các tạp chí khoa học quốc tế rất khiêm tốn.
Nhiều năm lại
đây, nhiều quan chức không bằng lòng với chức vị hành
chính của mình
nên thích gắn thêm trước chức vụ học hàm, học vị GS,PGS , TS
để cho thêm phần
trí tuệ. Khi Nhà nước có chủ trương, tiêu chuẩn hóa cán bộ,
thường chủ yếu dựa
vào bằng cấp, thì lập tức có hiện tượng bằng giả – Nhưng
bằng giả không
đáng ngại so với “bằng thật học giả” .Gần đây dư luận công
khai chuyện chạy
bổ nhiệm,chạy bằng cấp,học hàm học vị… Lâu nay trong việc
phong học hàm
không tránh khỏi những hiện tượng chạy đua để thỏa mãn bệnh
hiếu danh, để
đánh bóng tên tuổi.
Ở Việt Nam ta,
nhiều vị thực tài nhưng bằng cấp rất khiêm tốn. Thí dụ,
Giáo sư Tôn Thất
Tùng (Bác sĩ), Giáo sư Tạ Quang Bửu (cử nhân), Giáo sư
Trần Đại Nghĩa
(kỹ sư)... Những vị này mãi mãi là ngôi sao sáng trên bầu trời
văn hiến đất Việt.
Được biết
quy định của Bộ GD – ĐT , GS,PGS nói thạo giao tiếp được bằng
tiếng Anh.Thế
nhưng quá nhiều vị chỉ rành tiếng Việt.Thế thì làm sao đọc hiểu
được tài liệu;
viết các bài báo khoa học và trao đổi (nghe, nói) về chuyên môn bằng
ngoại ngữ. làm
sao diễn đạt được những điều muốn trình bày và hiểu người khác
nói.
Để nâng cao chất
lượng GS.PGS trước khi ban hành Quyết định quy định của
chính phủ sửa đổi
bổ sungntiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh
GS,PGS cần
có đánh giá thực trạng , trong đó đánh giá chi tiết những kết quả
tích cực đạt được
cần kế thừa, những hạn chế, vướng mắc cần phải khắc phục
để sửa đổi, bổ
sung.Ngoài ra cần đánh giá tác động của văn bản mới, đặc biệt là
quy định về tiêu
chuẩn của giáo sư, phó giáo sư và thủ tục bổ nhiệm, miễn
nhiệm chức danh
PGS,GS theo quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn đối
với chất lượng của
đội ngũ giáo sư, phó giáo sư trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Mong rằng,
Quyết định lần nầy sẽ khắc phục được bệnh háo danh,nâng cao
chất lượng
GS,PGS dần dần tiến kịp theo chuẩn mực quốc tế , tạo nên một sự
"đột
phá" cần thiết cho cải cách chức danh GS,PGS ./.
No comments:
Post a Comment