Việc Mỹ điều nhóm tàu tấn công uy lực trở lại bán đảo Triều Tiên rõ ràng là một màn phô diễn sức mạnh quân sự. Vậy nếu xảy ra một cuộc chiến với các nước khác thì Mỹ mạnh đến đâu và có duy trì được ngôi vị vượt trội của mình?
Nếu nói về sức mạnh quân sự, Mỹ rõ ràng đang là siêu cường số 1 thế giới. Tuy vậy, theo các chuyên gia, Triều Tiên vẫn có thể giáng cho Mỹ một đòn "chí mạng".
Siêu hàng không mẫu hạm Carl Vinson trong ọột cuộc tập trận chung ở Ấn Độ Dương. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
|
"Hầu hết các chuyên gia bình luận đều nghĩ rằng dù chuyện gì xảy ra ở bán đảo Triều Tiên, nếu ai đó nhấn nút thì cuộc chiến sẽ rất khốc liệt nhưng mau chóng và dẫn tới hủy diệt hàng loạt", hãng tin News của Australia dẫn nhận định của giáo sư John Blaxland, quyền Giám đốc Trung tâm Các nghiên cứu Chiến lược và Phòng thủ thuộc Đại học quốc gia Australia.
Ông Blaxland cho rằng, tuy Mỹ nắm trong tay các siêu vũ khí, một số nước như Triều Tiên, Trung Quốc và Nga lại có nhiều kho vũ khí lớn và quân lính được huấn luyện kỹ.
Theo trang Global Firepower (chuyên so sánh thông tin sẵn có về năng lực quân sự của các nước khác nhau), Mỹ đứng số 1 hiện nay về năng lực khởi chiến cả trên bộ, trên biển và trên không.
"Nước này có quân đội mạnh nhất trên thế giới, không cần bàn cãi", Giáo sư Blaxland nói.
Ngân sách quốc phòng hàng năm của Mỹ ở mức 581 tỷ USD, vượt xa Trung Quốc (155 tỷ USD), Nga (45 tỷ USD) và Triều Tiên (7,5 tỷ USD). Nhưng nếu tính đến số lượng binh sĩ mà Mỹ có thể huy động thì lại là một câu chuyện khác.
Mỹ có 1,4 triệu quân nhân tại ngũ và lực lượng dự bị 1,1 triệu người. Về số lính đóng ở biên giới giáp Triều Tiên, Mỹ có khoảng 20.000 quân đồn trú thường trực ở Hàn Quốc và khoảng 8.000 lính không quân và lực lượng đặc nhiệm. Nước này cũng có khoảng 50.000 lính đóng ở Nhật Bản.
Trong khi đó, Triều Tiên có 700.000 lính thường trực và 4,5 quân dự bị.
Giáo sư Blaxland cho rằng, Triều Tiên đã triển khai khoảng 20.000 rocket và tên lửa dọc biên giới với Hàn Quốc. Và khi đấu theo kiểu "số lượng" thì công nghệ không phải lúc nào cũng thắng.
"Triều Tiên đã tập trung năng lực tên lửa và hỏa pháo vào khu vực giáp vùng phi quân sự, cạnh Seoul - đặt vào tầm bắn một lượng dân số bằng với Australia - thật đáng sợ", ông Blaxland bình luận.
Vị giáo sư cho biết thêm, quân đội Mỹ đóng ở Hàn Quốc có thể bắn hạ số lượng lớn tên lửa nhưng một vài quả vẫn có thể "thoát" được và nhắm trúng mục tiêu.
"Vấn đề không phải là công nghệ của bạn tốt cỡ nào, mà nếu họ bắn thành công một số loạt tên lửa thì thương vong sẽ rất lớn. Vấn đề là số lượng", ông nhận định.
Nếu viễn cảnh xảy ra thì Triều Tiên có thể 'lấy mạng' khoảng 100.000 người. Do vậy, kể cả Triều Tiên không thể thắng một cuộc chiến chống Mỹ thì vẫn có thể khiến nhiều người chết.
Nếu đọ sức mạnh quân sự giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc thì cũng có vấn đề. Ba nước này đều có vũ khí hạt nhân và sẽ không sử dụng chúng vì bất kỳ sự trả đũa nào cũng sẽ dẫn đến sự hủy diệt.
Theo giáo sư Blaxland, Nga hiện có sức mạnh hỏa lực rất lớn, bao gồm nhiều tàu, tàu ngầm và các lực lượng vũ trang. Mới đây, Nga đã thể hiện ở Ukraina rằng họ hoàn toàn có thể bắn phá một diện tích 1 cây số vuông và "san phẳng nó, về cơ bản".
"Đó là một viễn cảnh rất hãi hùng", ông Blaxland nói.
Cũng theo vị giáo sư, thời gian qua Trung Quốc đã tập trung vào công nghệ mạng và sao chép công nghệ của phương Tây. Nước này có các vũ khí tầm xa có thể đánh chìm một hàng không mẫu hạm, hoặc hạ gục các hệ thống vệ tinh mà Mỹ phụ thuộc lớn vào.
Mỹ dù là cường quân sự thế giới và có hàng không mẫu hạm tốt cỡ nào thì vẫn có thể bị lấn át bởi hàng chục máy bay địch, và sẽ "hết đạn trước khi kẻ thù hết đạn".
Một vấn đề nữa là, các lực lượng Mỹ hiện tại đang phân tán khắp thế giới, với binh sĩ đồn trú ở Iraq, Afghanista, Syria, châu Âu, Latvia, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Guam và Hawaii.
"Mỹ rất mạnh về quân sự nhưng nếu phải xử lý hơn một cuộc chiến lớn cùng lúc thì có thể chịu tổn thất nhiều hơn thắng lợi", giáo sư Blaxland nói.
Thanh Hảo
No comments:
Post a Comment