Đã phát hiện ra
nhiều sai phạm trong dự án xơ sợ Đình Vũ - Hải Phòng 7.000 tỷ. Điều này đã góp
phấn khiến cho dự án không thể vận hành như dự kiến và thua lỗ tới hơn 1.400 tỷ
rồi phải tạm dừng.
Lỗ 1.472 tỷ, sai
phạm trăm tỷ
Dự án Xơ sợi Đình Vũ Hải Phòng (PVTex) của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam vừa bị Thanh tra Chính phủ “điểm mặt” hàng loạt sai phạm, thất thoát nhiều
tỷ đồng trong quá trình đầu tư dự án.
Ngay từ khâu đầu tư xây dựng, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện,
trong quá trình ký kết hợp đồng mua thiết bị, chủ đầu tư và nhà thầu đã không
tuân thủ đúng quy định, thay đổi nguồn gốc, xuất xứ một số thiết bị.
Trong quá trình ký kết và hợp đồng thiết bị, chủ đầu tư và nhà
thầu đã không tuân thủ đúng quy định của hợp đồng, thay đổi nguồn gốc xuất xứ
một số thiết bị nhưng không thương thảo trước khi thay đổi. Bao gồm dây chuyền
thiết bị kéo sợi dún từ Đức sang Trung quốc giá trị 11,3 triệu USD, tương đương
hơn 200 tỷ,...
Thanh tra Chính
phủ đã yêu cầu chủ đầu tư báo cáo và tính toán việc thay đổi này.
Hơn nữa, trong
quá trình triển khai thực hiện dự án, PVTex đã không tổ chức thẩm định, tính
toán kỹ, tăng tổng mức đầu tư không đúng với chi phí, tính sai chi phí... trị
giá khoảng 38,7 triệu USD, dẫn đến dự án bị đội vốn lên thành 363 triệu USD.
Cụ thể, việc đưa
chi phí xây dựng không có cơ sở đã làm tăng tổng mức đầu tư gần 21,5 triệu USD.
Tính chi phí lãi vay sai làm tăng tổng mức đầu tư thêm hơn 6,3 triệu USD. Một
số chi phí khác không đúng quy định làm tăng mức đầu tư thêm gần 8 triệu USD.
Chưa hết, khi đã
chọn được tổng thầu EPC cho dự án, thì việc hợp đồng thầu EPC ký bằng ngoại tệ,
nhưng thanh toán bằng nội tệ đã làm PVTex thiệt hơn 46 tỷ đồng.
Ngoài ra, quá
trình thực hiện, thi công dự án, chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát
đã nghiệm thu, thanh toán tăng sai, trùng lắp khối lượng so với hồ sơ số tiền
hàng tỷ đồng.
Theo Thanh tra
Chính phủ, kết quả sản xuất của dự án xơ sợi Đình Vũ từ chạy thử đến khi chính
thức hoạt động đều liên tục lỗ. Cụ thể, năm 2012 lỗ hơn 21 tỷ đồng; năm 2013 lỗ
366 tỷ đồng và năm 2014 lỗ 1.085 tỷ đồng.
Tổng số lỗ trong
3 năm là 1.472 tỷ đồng.
2. Dự
án Nhà máy Bột giấy Phương Nam
Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ nằm đắp chiếu
nhiều năm nay đã có phương án bán đấu giá tài sản vì “vô phương cứu chữa”.
2.700 tỷ đồng đã “rót” vào dự án trở thành những đồng tiền hoang phí.
Cố
cứu nhưng không được
Nói về phương án
xử lý dự án tai tiếng này, nguồn tin từ Tổng công ty giấy Việt Nam (VINAPACO)
cho hay: Tổng công ty đang tiến hành các thủ tục đấu thầu để lựa chọn đơn vị tư
vấn định giá và xác định giá khởi điểm làm căn cứ để đấu giá toàn bộ tài sản cố
định và hàng hóa tồn kho của dự án nhà máy bột giấy Phương Nam”.
Thông tin từ VINAPACO cho biết thêm đã nhận được nhiều hồ sơ dự
thầu và hiện Tổng công ty đã và đang tiến hành các phần việc liên quan đến chấm
thầu để chọn đơn vị tư vấn định giá và xác định giá khởi điểm làm căn cứ để đấu
giá bán tài sản của dự án, bao gồm toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho
đến 31/12/2015 của dự án.
Thực tế, phương
án bán đấu giá VINAPACO đã được lãnh đạo Bộ Công Thương “chốt” từ lâu. Đại diện
Bộ Công Thương cho biết những phần việc VINAPACO đang làm là theo sự chỉ đạo
của lãnh đạo Bộ Công Thương sau nhiều lần họp bàn với các cơ quan, đơn vị có
liên quan.
“Bộ cũng đã có quyết định thành lập Tổ công tác xử lý những tồn tại của Dự án, bao gồm đại diện
các Bộ Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Tư pháp”, thông tin từ Bộ
Công Thương cho biết.
Tính đến nay dự
án nhà máy bột giấy Phương Nam đã bước sang năm thứ 14 kể từ khi được duyệt dự
án nhưng vẫn chưa hoàn thành.
Ban đầu dự án
này được UBND tỉnh Long An giao cho một đơn vị hoàn toàn xa lạ với lĩnh vực
giấy làm chủ đầu tư vào năm 2003. Đó là Công ty TNHH một thành viên Phát triển
công nghiệp và Vận tải (Tracodi).
Thế nhưng, 5 năm
trời Tracodi không hoàn thành được nhà máy. Năm 2008 UBND tỉnh Long An chủ động
chuyển nhà máy về cho SCIC (Bộ Tài chính) quản lý. Tiếp đó, đến năm 2009 được
giao về Tổng công ty Giấy Việt Nam làm chủ đầu tư dự án.
Sau khi tiếp
nhận dự án, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã phê duyệt tổng mức đầu tư mới của dự
án là 3.409 tỷ đồng. Như vậy, tính từ khi dự án được duyệt lần đầu vào năm 2003
(1.487 tỷ đồng), tổng mức đầu tư của dự án đã tăng gấp 2,3 lần.
3.
Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai
đoạn 2
Dự án giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái
Nguyên do Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) làm chủ đầu tư có tổng mức
đầu tư gần 3.843 tỉ đồng. Năm 2008, tình hình giá cả thị trường có nhiều biến
động, tổng thầu là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) đề nghị tăng thêm tổng
mức đầu tư lên 8.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó
khăn, lạm phát, nhà thầu phụ và chủ đầu tư không huy động đủ vốn phục vụ thi
công nên kết quả là dự án bị chậm trễ, kéo dài thời gian thi công. Đến năm
2012, dự án chính thức “nằm im” do chi phí xây dựng đã tăng cao, phải tính toán
lại tổng mức đầu tư.
Một trong những
động thái đáng lưu ý liên quan đến dự án này là ngày 10-9-2014, Chính phủ chỉ
đạo Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
tham gia góp vốn 1.000 tỉ đồng vào TISCO. Đồng thời, các ngân hàng cũng đồng ý
tiếp tục cho vay vốn để tái khởi động dự án. Song, “oan trái” khiến dự án không
tái khởi động được nằm ở những vướng mắc giữa chủ đầu tư và tổng thầu MCC trong
việc đàm phán về trách nhiệm các bên khi dự án dừng thi công. Bộ Công Thương
cho rằng TISCO có nhiều sai sót trong quá trình đấu thầu và ký hợp đồng tổng
thầu, đặc biệt là nhượng bộ trong việc gia hạn tiến độ hoàn thành cho nhà thầu.
Đây là sai sót nghiêm trọng nhất của chủ đầu tư, gây hệ lụy mỗi tháng, TISCO
phải trả nợ 45,5 tỉ đồng.
4.
Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol
Dung Quất
Một lãnh đạo Công ty Nhiên liệu Sinh học
Dầu khí miền Trung xác nhận Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất
đã tạm dừng hoạt động. Vị này cũng cho biết sắp tới công ty sẽ tiến hành họp
Đại hội cổ đông thường niên, khi đó sẽ chính thức lên tiếng về các vấn đề tồn
tại cùng phương án giải quyết nhà máy này.
Nguyên nhân tạm dừng hoạt động được cho
là do chi phí sản xuất cao khiến giá thành phẩm cao hơn giá thị trường dẫn đến
thua lỗ nặng. Bên cạnh đó trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, giá
thành của xăng E5 không thể cạnh tranh với xăng khác, hiện là 13.890 đồng, chỉ
thấp hơn 1.230 đồng so với Ron 92 nên chưa thực sự hấp dẫn được người tiêu
dùng.
Công ty có hơn
200 nhân sự, để giữ chân lao động hiện nhà máy đã chuyển một số cán bộ chủ chốt
sang Nhà máy Lọc dầu Dung Quất làm tạm thời. Phần lớn các kỹ sư, công nhân còn
lại được cho nghỉ việc không lương, chờ phương án tiếp theo của công ty.
Về tình trạng
tạm dừng hoạt động của nhà máy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - Phạm Như Sô
yêu cầu Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn và Công ty Nhiên liệu sinh học Dầu
khí miền Trung khẩn trương có văn bản báo cáo rõ về những khó khăn trong cơ chế
thuế, việc tiếp tục cho vay vốn, khoanh nợ, giãn nợ, tái cơ cấu và các cơ chế
tài chính khác (tỷ lệ khấu hao, trợ giá)… Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ sớm
có văn bản trình Thủ tướng xem xét, giải quyết.
Nhà máy nhiên
liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất được khởi công xây dựng tháng 9/2009 với
vốn đầu tư 1.887 tỷ đồng trên diện tích 24,6 ha tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi. Đây là nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học có quy mô đầu tư lớn
nhất miền Trung hiện nay, chủ yếu sản xuất cồn Ethanol 99,8% từ sắn lát, công
suất 100 triệu lít một năm. Sau 18 tháng thi công, ngày 3/2/2012 nhà máy chính
thức cho ra mắt dòng ethanol đầu tiên.
Công ty được
thành lập với 3 cổ đông sáng lập là 3 đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam bao gồm Tổng công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco)
góp 30%, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) chiếm 60% và Tổng công ty Tài
chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) góp 10%. Tuy nhiên, đến nay các đơn vị đều lần
lượt thoái vốn khỏi dự án nên Lọc hóa dầu Bình Sơn hiện là cổ đông lớn nhất và
nắm gần 100% vốn điều lệ.
Theo Cục thuế
Quảng Ngãi, hiện dư nợ vay đầu tư của Công ty Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền
Trung tại ba ngân hàng PV Combank, Vietcombank và Oceanbank tương đương 1.000
tỷ đồng, trong năm 2016 đến hạn phải trả gốc 100 tỷ đồng. Chưa kể mỗi năm doanh
nghiệp phải trả khoản lãi vay cho các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi khoảng 70 tỷ đồng (lãi suất ưu đãi doanh nghiệp đầu tư 7% mỗi năm).
Khoản vay này đã bị chuyển sang nợ nhóm 5 (nhóm có nguy cơ mất vốn) trong quý
IV/2015 do chủ đầu tư không còn nguồn thanh toán.
Dự án Nhà máy
nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất ra đời trong bối cảnh thực hiện
"Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2025" tại Việt Nam. Mục tiêu phát triển nhiên liệu sinh học thay thế một
phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và
bảo vệ môi trường.
5. Dự
án Nhà máy Đạm Ninh Bình
Theo
kết luận thanh tra về công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất
Đạm Ninh Bình trước đó của Bộ Công Thương đã chỉ ra một số sai phạm, khuyết
điểm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất kinh doanh
tại dự án này.
Cụ thể như hợp đồng EPC còn có điểm bất lợi cho chủ đầu tư về
trách nhiệm của nhà thầu khi vượt lượng than chạy thử. Đây là một trong số các
nguyên nhân của việc chưa quyết toán được hợp đồng EPC.
Bên cạnh đó, nhà thầu EPC thi công chậm tiến độ so với hợp đồng đã
ký là 420 ngày. Do thời gian thi công chậm 420 ngày nên phát sinh chi phí,
riêng số tiền lãi vay đã trả trong thời gian hợp đồng EPC bị kéo dài là 527 tỷ
đồng. Đến nay chủ đầu tư và nhà thầu đã tiến hành đàm phán qua nhiều phiên
nhưng việc xác định giá trị phạt chậm tiến độ theo quy định của hợp đồng EPC
chưa được hai bên thống nhất.
Ngoài ra, chủ đầu tư nhận bàn giao tạm thời nguyên trạng nhà máy
từ nhà thầu khi các thông số kỹ thuật chưa đạt theo Báo cáo nghiên cứu khả thi
của dự án và hợp đồng EPC đã ký. Dây chuyền thiết bị hoạt động chưa ổn định, số
ngày chạy máy và công suất không đạt theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê
duyệt.
Nhà máy đi vào sản xuất từ năm 2012, tuy nhiên còn tồn tại một số
nội dung thuộc Hợp đồng EPC chưa được khắc phục hoàn thiện phải loại trừ khỏi
quyết toán Hợp đồng EPC đối với các công việc về xây dựng, cơ khí, điện, đo
lường, sửa chữa, giá trị bồi thường các thông số không đạt giá trị đảm bảo và
công việc không được nghiệm thu với tổng số tiền 2 triệu USD và 114 tỷ đồng.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình
liên tục lỗ từ năm 2012 đến năm 2015. Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi lỗ kế
hoạch được đặt ra trong 3 năm đầu là 47.910.220 USD tương đương với 1.025 tỷ
đồng (quy đổi theo tỷ giá ngày 31/12/2014).
Trên thực tế, tổng lỗ lũy kế từ khi Nhà máy đi vào sản xuất năm
2012 đến ngày 31/12/2014 theo báo cáo tài chính ghi nhận là 1.719 tỷ đồng, vượt
so với số lỗ kế hoạch là 694 tỷ đồng. Cũng theo Báo cáo nghiên cứu khả thi, từ
năm thứ 4 trở đi nhà máy sẽ có lãi nhưng thực tế năm 2015 (năm thứ 4), công ty
lỗ 364 tỷ đồng.
6. Dự
án Nhà máy Đạm Hà Bắc
Nhà máy đạm Hà Bắc mở rộng vận hành vào đầu 2015. Thế nhưng đó
lại là thời điểm có nhiều yếu tố bất lợi khiến nhà máy phải gánh lỗ ngàn tỷ
trong 2 năm đầu.
Cú sốc đầu tiên
phải kể đến là giá than. Đạm Hà Bắc dùng nguyên liệu chính cho sản xuất là
than, nhưng giá than tăng tới gần 100% so với thời điểm tính toán hiệu quả dự
án vào năm 2009 đã khiến công ty điêu đứng. Theo tìm hiểu, năm 2015 chi phí do
giá than tăng làm tăng chi phí của đạm Hà Bắc khoảng 620 tỷ đồng so với giá mua
năm 2009.
Trong khi ấy, các đối thủ cạnh tranh của đạm Hà Bắc như đạm Phú
Mỹ, đạm Cà Mau lại sản xuất phân Ure từ khí. Từ năm 2015 giá dầu thế giới tiếp
tục giảm giá mạnh nên giá khí cho sản xuất Ure giảm đến 50%.
Do được hưởng
lợi từ việc giảm giá khí, các công ty sản xuất phân đạm Ure đi từ khí đua nhau
giảm giá để cạnh tranh. Giá bán Ure hiện ở mức thấp hơn giá thành, bình quân
năm 2016 chỉ đạt 6.138 đồng/kg, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2015.
Không kịp
"hoàn hồn" với giá nguyên liệu, đạm Hà Bắc lại thêm lo ngại khác khi
Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2014 quy định mặt hàng phân bón không thuộc đối
tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc các nguyên vật
liệu và chi phí đầu vào để sản xuất sản phẩm Ure của công ty sẽ không được khấu
trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Năm 2014, tổng
giá trị thuế GTGT đầu vào là 126 tỷ đồng và được khấu trừ toàn bộ. Năm 2015 con
số này là 149 tỷ đồng nhưng không được khấu trừ 101 tỷ đồng. Toàn bộ chi phí
này phải tính vào giá vốn bán sản phẩm Ure, làm giá thành sản phẩm của đạm Hà
Bắc lại bị đội lên.
Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá là 2% và nới biên
độ tỷ giá thêm 3% trong quý III/2015 cũng làm chi phí tăng thêm 187 tỷ đồng.
Tính riêng 3
khoản phát sinh tăng thuế Giá trị gia tăng không được khấu trừ (101 tỷ), chênh
lệch tỷ giá (187 tỷ) và chi phí cho than tăng (620 tỷ), tổng cộng chi phí tăng
thêm của đạm Hà Bắc lên tới 908 tỷ đồng.
“Nếu không phát
sinh tăng 3 khoản chi phí này, năm 2015 công ty lãi 239 tỷ đồng chứ không phải
lỗ tới 669 tỷ đồng”, lãnh đạo đạm Hà Bắc cho hay.
Chưa kể, dự án
mới đi vào khai thác cũng làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó, chi
phí khấu hao và lãi vay tăng cao. Khấu hao năm 2015 là 404 tỷ đồng, trả lãi vay
vốn đầu tư 409 tỷ đồng,...
Trước tình hình đó, đạm Hà Bắc đã gửi kiến nghị khắp nơi đề nghị
chủ nợ là Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho khoanh nợ gốc và lãi vay của ngân
hàng trong 5 năm kể từ ngày 1/7/2016. Đồng thời gia hạn thời hạn hợp đồng vay
đến hết năm 2028, giảm lãi vay từ 10,8%/năm xuống còn 8,55%. Nếu được sẽ giảm
chi phí lãi vay năm 2016 là 328 tỷ đồng.
Công ty này còn
đề nghị Bộ Tài chính cho phép giãn thời gian trích khấu hao trong 3 năm 2016,
2017, 2018; rồi muốn Tập đoàn than giảm giá bán than xuống bằng với giá than
thế giới; đề nghị Quốc hội sửa Luật Thuế giá trị gia tăng theo hướng đưa mặt
hàng phân bốn vào đối tượng điều chỉnh của Luật Thuế giá trị gia tăng với thuế
suất từ 0-5%.
7. Nhà
máy Đạm DAP 1 Lào Cai
7 nhà máy này gồm:
đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol
Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và
nhà máy gang thép Lào Cai.
Ban chỉ đạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những tồn
tại, yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương do Phó
thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban đã mở rộng thêm diện kiểm tra đối với
các nhà máy hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài 5 nhà máy, dự án thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả mà Quốc
hội đã nêu lên tại Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 vừa
qua (là nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự
án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học
Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình), Ban chỉ đạo cũng bổ sung sơ bộ
thêm 7 nhà máy, dự án khác.
Đó là đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol
Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa
đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai. Các dự án này đang có tình
trạng thua lỗ tương tự, cần tập trung xử lý dứt điểm theo đúng Nghị quyết
của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nhằm kéo giảm
nguy cơ mất vốn đầu tư, tiêu hao nguồn lực nhà nước cũng như của xã hội.
8. Nhà
máy DAP 2 Hải Phòng
7 nhà máy này gồm:
đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol
Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và
nhà máy gang thép Lào Cai.
Ban chỉ đạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những tồn
tại, yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương do Phó
thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban đã mở rộng thêm diện kiểm tra đối với
các nhà máy hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài 5 nhà máy, dự án thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả mà Quốc
hội đã nêu lên tại Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 vừa
qua (là nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự
án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học
Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình), Ban chỉ đạo cũng bổ sung sơ bộ
thêm 7 nhà máy, dự án khác.
Đó là đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol
Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa
đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai. Các dự án này đang có tình
trạng thua lỗ tương tự, cần tập trung xử lý dứt điểm theo đúng Nghị quyết
của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nhằm kéo giảm
nguy cơ mất vốn đầu tư, tiêu hao nguồn lực nhà nước cũng như của xã hội.
9. Dự án Ethanol Bình
Phước
Còn dự án Nhà máy Sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước
với chủ đầu tư là Công ty TNHH Nhiên liệu sinh học Phương Đông (OBF) cũng
“lãnh” quyết định dừng hoạt động từ cuối năm 2013, dự kiến kéo dài đến 2018, từ
cổ đông chính (nắm 49% vốn điều lệ) là Toyo Thái Lan (nhận chuyển nhượng từ
Itochu - Nhật Bản). Trước đó, nhà máy gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản
phẩm giống như một số dự án ethanol khác nên Itochu mới chuyển nhượng cho cổ
đông khác đến từ Thái Lan.
10. Dự án Ethanol Phú Thọ
Dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ, chủ đầu tư là Công ty
CP Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB), mức đầu tư ban đầu là 1.317 tỉ
đồng, đã được điều chỉnh lên 2.484,93 tỉ đồng. Khởi công xây dựng từ năm 2008
nhưng do không đạt được thống nhất của các bên tham gia về chi phí phát sinh,
đến tháng 11-2011, dự án tạm dừng thi công khi mới đạt 78% khối lượng công việc.
11.
Nhà máy Đóng tàu Dung Quất
Công ty Công nghiệp
Tàu thuỷ Dung Quất (DQS), là
đơn vị chủ quản của nhà máy đóng tàu Dung Quất, được Tổng công ty Công nghiệp
Tàu thuỷ Việt Nam (SBIC, tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam -
Vinashin) thành lập vào năm 2006.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu Vinashin, từ tháng 7/2010, Vinashin đã bàn giao DQS sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam).
Theo báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển giao về Petro Vietnam (30/6/2010), DQS có vốn điều lệ hơn 3.758 tỷ đồng, lỗ luỹ kế 1.235 tỷ đồng và tổng khoản nợ phải trả là 7.440 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng 4.800 tỷ đồng (70% vay bằng ngoại tệ). DQS được đánh giá là mất cân đối về tài chính, không có khả năng thanh toán nợ.
Sau khi nhận bàn giao từ Vinashin, đến nay, Petro Vietnam đã chuyển cho DQS 5.095 tỷ đồng, bao gồm 1.900 tỷ đồng góp vốn điều lệ và 3.104 tỷ đồng để thanh toán nợ.
Theo báo cáo tài chính tại thời điểm 30/6/2016, vốn điều lệ của DQS là 1.990 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1.108 tỷ đồng. Tổng các khoản nợ phải trả vẫn còn hơn 6.893 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng 1.227 tỷ đồng.
Công ty còn khoản lỗ luỹ kế hơn 3.674 tỷ đồng, trong đó lỗ phát sinh giai đoạn từ tháng 1/7/2010 đến ngày 30/6/2016 là 2.439 tỷ đồng.
DQS đã có lãi trở lại vào các năm 2014 - 2015, nhưng dự kiến do tình hình khó khăn, năm 2016 sẽ lại lỗ khoảng 103,7 tỷ đồng.
Theo Bộ Công Thương, tài sản cố định của DQS đa số được đầu tư từ giai đoạn thuộc Vinashin, chưa được quyết toán nhưng đã đưa vào sử dụng và trích khấu hao. Hiệu suất sử dụng tài sản thấp, chỉ đạt 20-30%. Nhiều trang thiết bị không phù hợp, lạc hậu hoặc không đạt chất lượng để tham gia vào quá trình sản xuất, dẫn đến chi phí khấu hao hàng năm của công ty rất lớn.
DQS có ba khoản vay lớn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ (VFC) 490 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 528 tỷ đồng và nhà thầu YMC-Transtech (548 tỷ đồng).
DQS cũng còn nợ phí bảo lãnh Chính phủ đối với khoản vay YMC-Transtech 64,2 tỷ đồng, và khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Đóng mới và sửa chữa tàu dầu khí Nhơn Trạch 119,6 tỷ đồng.
Để giải cứu DQS, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng cho phép nghiên cứu thực hiện phương án chuyển giao nguyên trạng DQS từ Petro Vietnam về lại SBIC, theo hình thức tăng giảm vốn giữa hai doanh nghiệp Nhà nước. Giao Petro Vietnam phối hợp với SBIC đề xuất phương án cụ thể, bao gồm phương thức chuyển giao, giải pháp xử lý tài chính, cơ chế chính sách đặc thù…
Bộ cho rằng, trên thực tế, DQS đã lâm vào tình trạng phá sản, việc thực hiện thủ tục phá sản là phù hợp với các quy định hiện hành. Bên cạnh đó Petro Vietnam sẽ không phải tiếp tục chịu rủi ro trong tương lai, khi tiếp tục duy trì hoạt động của DQS.
Tuy nhiên, theo tính toán của Bộ Công Thương, nếu thực hiện phương án phá sản, giá trị ước tính có thể thu hồi vẫn thấp hơn nợ phải trả. Do đó, Petro Vietnam sẽ không thể thu hồi được khoản tiền trên 5.000 tỷ đồng đã đầu tư vào DQS.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu Vinashin, từ tháng 7/2010, Vinashin đã bàn giao DQS sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam).
Theo báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển giao về Petro Vietnam (30/6/2010), DQS có vốn điều lệ hơn 3.758 tỷ đồng, lỗ luỹ kế 1.235 tỷ đồng và tổng khoản nợ phải trả là 7.440 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng 4.800 tỷ đồng (70% vay bằng ngoại tệ). DQS được đánh giá là mất cân đối về tài chính, không có khả năng thanh toán nợ.
Sau khi nhận bàn giao từ Vinashin, đến nay, Petro Vietnam đã chuyển cho DQS 5.095 tỷ đồng, bao gồm 1.900 tỷ đồng góp vốn điều lệ và 3.104 tỷ đồng để thanh toán nợ.
Theo báo cáo tài chính tại thời điểm 30/6/2016, vốn điều lệ của DQS là 1.990 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1.108 tỷ đồng. Tổng các khoản nợ phải trả vẫn còn hơn 6.893 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng 1.227 tỷ đồng.
Công ty còn khoản lỗ luỹ kế hơn 3.674 tỷ đồng, trong đó lỗ phát sinh giai đoạn từ tháng 1/7/2010 đến ngày 30/6/2016 là 2.439 tỷ đồng.
DQS đã có lãi trở lại vào các năm 2014 - 2015, nhưng dự kiến do tình hình khó khăn, năm 2016 sẽ lại lỗ khoảng 103,7 tỷ đồng.
Theo Bộ Công Thương, tài sản cố định của DQS đa số được đầu tư từ giai đoạn thuộc Vinashin, chưa được quyết toán nhưng đã đưa vào sử dụng và trích khấu hao. Hiệu suất sử dụng tài sản thấp, chỉ đạt 20-30%. Nhiều trang thiết bị không phù hợp, lạc hậu hoặc không đạt chất lượng để tham gia vào quá trình sản xuất, dẫn đến chi phí khấu hao hàng năm của công ty rất lớn.
DQS có ba khoản vay lớn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ (VFC) 490 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 528 tỷ đồng và nhà thầu YMC-Transtech (548 tỷ đồng).
DQS cũng còn nợ phí bảo lãnh Chính phủ đối với khoản vay YMC-Transtech 64,2 tỷ đồng, và khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Đóng mới và sửa chữa tàu dầu khí Nhơn Trạch 119,6 tỷ đồng.
Để giải cứu DQS, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng cho phép nghiên cứu thực hiện phương án chuyển giao nguyên trạng DQS từ Petro Vietnam về lại SBIC, theo hình thức tăng giảm vốn giữa hai doanh nghiệp Nhà nước. Giao Petro Vietnam phối hợp với SBIC đề xuất phương án cụ thể, bao gồm phương thức chuyển giao, giải pháp xử lý tài chính, cơ chế chính sách đặc thù…
Bộ cho rằng, trên thực tế, DQS đã lâm vào tình trạng phá sản, việc thực hiện thủ tục phá sản là phù hợp với các quy định hiện hành. Bên cạnh đó Petro Vietnam sẽ không phải tiếp tục chịu rủi ro trong tương lai, khi tiếp tục duy trì hoạt động của DQS.
Tuy nhiên, theo tính toán của Bộ Công Thương, nếu thực hiện phương án phá sản, giá trị ước tính có thể thu hồi vẫn thấp hơn nợ phải trả. Do đó, Petro Vietnam sẽ không thể thu hồi được khoản tiền trên 5.000 tỷ đồng đã đầu tư vào DQS.
12. Dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và Nhà máy Gang thép
Lào Cai
một lãnh đạo của Tổng công ty Thép Việt Nam cho hay, theo báo
cáo nghiên cứu khả thi 2 năm đầu dự án được lỗ 550 tỷ nhưng giờ lỗ hơn 1.000
tỷ. Như vậy, tới thời điểm hiện tại, VTM đã lỗ vượt kế hoạch là 522 tỷ đồng.
Ngoài ra, VTM
cho rằng, việc đặt một nhà máy thép trên miền núi cũng đã khiến dự án gặp bất
lợi. Tổng giám đốc VTM Bùi Thanh Bình thừa nhận: Lý do khiến nhà máy này xây
dựng ở Lào Cai là vì ở đây có mỏ sắt Quý Xa, chứ đúng ra trên thế giới này
không có một đất nước nào đầu tư một nhà máy liên hợp thép trên miền núi vì bất
lợi đủ thứ.
Cụ thể, theo báo
cáo của VTM, do Nhà máy Gang thép Lào Cai được xây dựng tại địa bàn có nhiều
hạn chế về hạ tầng, giao thông, nguồn nhân lực chất lượng cao,... nên việc cung
cấp nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất của nhà máy chủ
yếu phải vận chuyển từ các nơi khác đến (như than cám từ Quảng Ninh, Than cốc
từ Hải Phòng, thiết bị - phụ tùng nhập khẩu từ Trung Quốc,... ).
Điều này khiến
nhà máy phải chịu thêm một khoản chi phí như cước vận chuyển, thuế nhập khẩu
làm tăng giá thành sản xuất, đồng thời dẫn đến việc cung cấp chưa kịp thời cho
nhu cầu sản xuất của nhà máy.
Nhưng, vấn đề
của dự án gần 6.000 tỷ này lại không phải chỉ nằm ở con số lỗ nói trên, mà còn
ở chính cơ chế liên doanh với Trung Quốc khiến cho việc điều hành kinh doanh
gặp khó.
No comments:
Post a Comment