Thursday, April 13, 2017

Dự án 6.000 tỷ phải sửa hợp đồng liên doanh với Trung Quốc

Báo VnExpress, ngày 31/03/2017, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/du-an-6-000-ty-phai-sua-hop-dong-lien-doanh-voi-trung-quoc-3563826.html

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu chủ đầu tư dự án Khai thác mỏ sắt Quý Xa và Nhà máy gang thép Lào Cai sửa lại hợp đồng liên doanh với đối tác Trung Quốc.


Nội dung trên được nêu trong văn bản chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, liên quan đến giải quyết những khó khăn tại dự án khai thác mỏ sắt Quý Xa và Nhà máy gang thép Lào Cai liên doanh với Trung Quốc. Đây là một trong số 12 dự án được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt của ngành Công Thương.
Theo đó, Bộ Công Thương được giao phối hợp với các bộ, ngành liên quan đàm phán, sửa đổi lại hợp đồng liên doanh với đối tác Trung Quốc để phù hợp với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2015. Việc sửa đổi này được lưu ý tính tới bổ sung các cổ đông có năng lực, cũng như sự tham gia góp vốn của các cổ đông Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM) để hoàn chỉnh dự án trong quý II/2017.
du-an-6000-ty-duoc-yeu-cau-sua-lai-hop-dong-lien-doanh-voi-trung-quoc
Nhà máy gang thép Lào Cai là một trong hai hợp phần của dự án được VTM triển khai hợp tác với đối tác Trung Quốc. 
Dự án khai thác mỏ sắt Quý Xa và Nhà máy gang thép Lào Cai có tổng mức đầu tư 6.000 tỷ đồng do Công ty VTM làm chủ đầu tư. Đây là công ty liên doanh giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL), Công ty Khoáng sản Lào Cai (LAMICO) và Công ty TNHH Khống chế cổ phần Gang thép Côn Minh, Trung Quốc (KISC).
Tuy nhiên, sau thời gian triển khai, hợp đồng liên doanh với đối tác Trung Quốc tại các dự án này đã bộc lộ nhiều bất cập. Cụ thể, các khoản đầu tư nội bộ của VTM có giá trị lớn hơn 100.000 USD đều phải theo cơ chế đồng thuận thay vì cơ chế tỷ lệ cổ đông (Hội đồng quản trị công ty muốn làm gì thì phải được toàn bộ thành viên hội đồng quản trị chấp thuận).
Vì thế, dù phía Việt Nam góp vốn nhiều hơn 55,7 triệu USD (tương đương 55%), phía Trung Quốc 45,5 triệu USD, khoảng 45%, nhưng phía chủ đầu tư trong nước không được toàn quyền tự quyết hoạt động của công ty mà phụ thuộc vào việc cổ đông Trung Quốc đồng ý hay không.
Cũng theo báo cáo của VTM, dự án được đưa vào vận hành từ cuối năm 2014 nhưng đã lỗ 91 tỷ đồng. Năm 2015 và năm 2016, do tiếp tục chịu ảnh hưởng của thị trường thép Trung Quốc nên VTM phải bán phôi thép theo giá thị trường ở mức thấp hơn giá thành, quặng sắt Quý Xa không tiêu thụ được theo kế hoạch, dẫn đến lỗ lũy kế đến hết năm tài chính 2016 lên tới 1.077 tỷ đồng.
Anh Min
h

No comments:

Post a Comment