Monday, January 9, 2017

Nhìn lại di sản của Tổng thống Obama

Báo Vietnamnet, ngày 10/01/2017,            http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/ho-so/obama-di-san-cua-tong-thong-barack-obama-351081.html,              Thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama khép lại chương cuối của ông tại Nhà Trắng đang cận kề. Đây cũng là lúc giới truyền thông nhìn lại và đánh giá di sản mà ông Obama để lại sau 8 năm cầm quyền.

Y tế
Nhìn lại di sản của Tổng thống Obama
Tổng thống Barack Obama
Dù Đảng Dân chủ nỗ lực thúc đẩy chương trình cải cách y tế toàn diện suốt nhiều thập kỷ qua, nhưng phải tới chính quyền Obama, các chương trình này mới đạt được thành quả.
Do một bước lùi trong việc bỏ phiếu tại Thượng viện trước biểu quyết cuối cùng thông qua dự luật này, phần lớn công việc lập pháp vẫn còn dang dở, khiến cho việc thực thi chương trình này trở thành thách thức. Tuy vậy, tỷ lệ người Mỹ không có bảo hiểm y tế giảm từ 15,7% (năm 2011) xuống còn 9,1% (năm 2015).
Môi trường
Nhìn lại di sản của Tổng thống Obama
Tổng thống Barack Obama
Chính quyền Obama đã giúp thương thảo nên thỏa thuận khí hậu Paris, mà trong đó, Mỹ cùng với 185 quốc gia hứa hẹn cắt giảm khí thải nhà kính. Thỏa thuận này mang lại hiệu lực cho một loạt quy định mới kiểm soát việc gây ô nhiễm từ các nhà máy sử dụng than làm nhiên liệu, và hạn chế việc khai thác than, khoan khí đốt cả trên đất liền cũng như ngoài khơi.
Đây là một sự chuyển đổi tuy lặng tiếng, nhưng lại rất quan trọng trong lĩnh vực năng lượng và môi trường, đặc biệt trong cách nước Mỹ lấy nguồn năng lượng ở đâu và như thế nào.
Thương mại
Nhìn lại di sản của Tổng thống Obama

Ông Obama hoàn tất hai thỏa thuận thương mại quan trọng, đó là Thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Thỏa thuận Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương (TIPP).
TPP bị phe cực tả trong đảng Cộng hòa phản đối kịch liệt và cũng không nhận được nhiều sự đồng tình trong chính những người Dân chủ. TIPP là nỗ lực nhằm giảm hàng rào thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), vẫn đang trong giai đoạn đàm phán và các chính trị gia đôi bên không mấy mặn mà với tham vọng này. Tổng thống kế nhiệm Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi các thỏa thuận này ngay sau khi nhậm chức.
Kinh tế
Nhìn lại di sản của Tổng thống Obama

Khi ông Obama nhậm chức, nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng rơi tự do. Tình trạng thất nghiệp ở mức hai con số, giá nhà đất suy sụp và ngành công nghiệp tài chính chao đảo trên đà sụp đổ. Bức tranh 8 năm sau đó ổn định hơn, với tăng trưởng khiêm tốn, dù thành quả này không dễ dàng và nhanh chóng đạt được.
Về mặt chính sách, ông Obama đã thúc đẩy thông qua một gói kích cầu lớn và ban hành luật cải cách tài chính ngay từ đầu nhiệm kỳ. Chính quyền của ông đã giám sát một hệ thống hỗ trợ từng cứu hãng sản xuất xe hơi General Motors khỏi vỡ nợ, nếu không thì ngành công nghiệp xe hơi tại Mỹ đã thiệt hại nặng nề.
Dù thị trường chứng khoán đạt tầm cao mới, nhưng thu nhập của hộ gia đình năm 2015 vẫn thấp hơn mức năm 2007. Nhìn lại thời điểm ông bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thì rõ ràng tình trạng nền kinh tế Mỹ hiện này chính là thứ đáng ghi nhận nhất trong di sản mà ông Obama để lại.
Tựu chung lại, nền kinh tế Mỹ khôi phục dưới thời Obama.
Quan hệ đối ngoại
Nhìn lại di sản của Tổng thống Obama
Tổng thống Barack Obama
Theo BBC, ông Obama sẽ rời Nhà Trắng với hai thành tựu chính trong chính sách đối ngoại, đó là thỏa thuận hạt nhân Iran và việc bình thường hóa quan hệ với Cuba. Đây là hai động thái ‘tan băng’ nổi bật trong quan hệ giữa Mỹ và các đối thủ lâu dài. Ông Obama cũng là người đã rút lực lượng Mỹ khỏi chiến trường Iraq và Afghanistan – thực hiện lời hứa then chốt trong chiến dịch tranh cử của ông.
Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của ông vẫn còn bị chi phối bởi các mối quan hệ căng thẳng và những vấn đề nhức nhối. Tiếp sau kế hoạch ‘tái thiết’ quan hệ Mỹ - Nga khi nhậm chức của ông là cuộc xung đột tại Ukraina và các vụ tấn công mạng nhằm vào bầu cử Mỹ 2016.
Nhiệm kỳ của ông cũng chứng kiến Mùa xuân Ảrập nổ ra khắp Trung Đông, cuộc nội chiến tại Syria và sự trỗi dậy của phiến quân IS. Cùng lúc, chương trình hạt nhân tại Triều Tiên vẫn phát triển và dường như không ngăn cản nổi. Các kế hoạch của ông Obama nhằm ‘xoay trục về châu Á’ dường như không có mấy tác dụng ngăn chặn các tham vọng của Trung Quốc.
Tội phạm
Nhìn lại di sản của Tổng thống Obama

Trong suốt tám năm qua, tỷ lệ tội phạm tiếp tục giảm trong xu hướng lâu dài, dù ở một số thành phố lớn, tỷ lệ các án mạng vẫn cao. Mặc dù an ninh công cộng là một vấn đề trong chiến dịch tranh cử năm 2016, phần lớn nỗ lực của ông Obama khi làm tổng thống là nhằm cải cách luật hình sự.
Kiểm soát sử dụng súng không phải là ưu tiên hàng đầu của ông Obama khi nhậm chức, nhưng trong những tháng đầu nhiệm kỳ thứ hai – sau vụ xả súng tại trường Newton năm 2012, ông Obama đã thúc đẩy mạnh mẽ việc hạn chế hơn nữa một số loại súng trường bán tự động kiểu quân sự, cũng như việc mua các loại đạn dược. Năm 2015, ông Obama nói với hãng BBC rằng, thất bại của ông trong lĩnh vực này chính là điều khiến ông thất vọng nhất khi làm Tổng thống.
Nhập cư
Nhìn lại di sản của Tổng thống Obama

Vấn đề nhập cư được đánh giá là một trong những thất bại rõ rệt nhất của chính quyền Obama, đặc biệt là trong bối cảnh ông Obama đã rất nỗ lực nhằm hiện thực hóa tầm nhìn về thay đổi xã hội. Ngay sau khi ông Obama tái đắc cử năm 2012, cải cách nhập cư toàn diện là một điều không thể tránh khỏi. Từ năm 2009-2015, chính quyền Obama đã trục xuất hơn 2,5 triệu người – phần lớn là những người bị buộc tội hình sự.
Chính trị
Nhìn lại di sản của Tổng thống Obama
Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Bất chấp thực tế ông Obama đã thực thi được rất nhiều mục tiêu về chính sách và thành công trong nhiệm kỳ của mình, song Đảng Dân chủ của ông lại hứng chịu nhiều thất bại. Năm 2009, khi ông Obama nắm quyền, đảng Dân chủ chiếm đa số trong Quốc hội và nắm 29 trong tổng số 50 ghế thống đốc bang. Kể từ đó, ông chứng kiến cảnh đảng của mình từng bước xuống dốc. Hạ viện rơi vào tay của đảng Cộng hòa từ năm 2010; sau đó là Thượng viện vào năm 2014.
Kết quả bầu cử 2016 cho thấy thất bại nặng nề của đảng Dân chủ, với việc đảng Cộng hòa thắng áp đảo cả ghế Tổng thống và lưỡng viện.
Tổng thống của truyền thông xã hội
Nhìn lại di sản của Tổng thống Obama
Tổng thống Barack Obama
Barack Obama không chỉ là Tổng thống da màu đầu tiên, mà còn là Tổng thống đầu tiên trong thời đại truyền thông xã hội tại Mỹ. Năm mà ông Obama nhậm chức cũng là năm Nhà Trắng tham gia các mạng xã hội Facebook, Twitter, Flickr, Vimeo, iTunes và MySpace. Năm 2013, lần đầu tiên Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đăng ảnh trên mạng Instagram. Năm 2015, ông Obama gửi tin nhắn đầu tiên từ mạng @POTUS và hiện ông có 11 triệu người theo dõi.
Theo AP, video clip về cậu bé Alex kêu gọi ông Obama đón nhận một cậu bé người Syria gặp nạn cho thấy chính quyền Obama chuyển hướng sang một loạt phương án mới để kêu gọi sự tham gia của công chúng. Trong nhiều năm liền, ông Obama luôn đột phá trong việc các chính trị gia kết nối với các cử tri giỏi công nghệ số ra sao. Ông sử dụng truyền thông xã hội như một công cụ để giáo dục, giải trí, thúc đẩy và tất nhiên là định hình nên di sản của ông.
Lê Thu   
 

No comments:

Post a Comment