Diệp Văn Sơn Chuyên viên
cao cấp, nguyên Phó vụ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Chi hội Chi hội quản lý hành
chính, Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản
lý TP. HCM HASCON.
Hội thảo Giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Do Học Viện CB TP.HCM và Viện KTPT TP.HCM đồng tổ chức –ngày 12-12-2016
THAM LUẬN
Giải pháp nâng cao chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Diệp Văn Sơn
T.T. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây
dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp
dân doanh. Muốn nâng cao các chỉ số liên quan đến nền
hành chính nói chung và chỉ số PCI nói riêng chỉ có con đường tăng cường áp
dụng những giải pháp cải cách hành chính mạnh có tính đột phá mới mong cải
thiện các chỉ số . Những giải pháp đó là:thực hiện Chế độ cam kết phục vụ
nhân dân, Cần
bổ sung chế định sát hạch công chúc để thay đổi cách đánh giá công chức, là hai
giải pháp mới đượcnhiều nước đánh giá ví
như cuộc cách mạng trong cải cách nền công vụ đem lại kỳ vọng thay đổi về chất
nền hành chính. Ngoải ra tiếp tục thực hiện triệt để đồng bộ tốt hơn nữa các
giải pháp như, áp dụng quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO cho các cơ quan hành chính,Thực hiện
Chính phủ điện tử, xây dựng thành phố thông minh. Nâng cao trách nhiệm
giải trình của chính quyền, Phòng chống tham nhũng, kiểm soát quyền lực
công...
1. Giới thiệu chỉ số PCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh hay PCI (viết
tắt của Provincial Competitiveness Index) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây
dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp
dân doanh. Đây là dự án hợp tác
nghiên cứu giữa Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam và
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Chỉ số này được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 cho 42 tỉnh, thành.
Từ lần thứ hai, năm 2006 trở đi đến nay, tất cả các tỉnh thành Việt Nam đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành
phần cũng được tăng cường thêm.
Chỉ
số PCI bao gồm 10 chỉ tiêu thành phần:
1). Chi phí gia nhập thị trường: Tăng cường năng lực cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, bộ
phận dịch vụ công để hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về thủ tục hành chính, tránh
tình trạng doanh nghiệp phải làm lại hồ sơ nhiều lần.
2). Chỉ số tiếp cận đất đai và
sự ổn định trong sử dụng đất: Thực hiện cải triến các quy
trình giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai ở các cơ quan tỉnh, huyện,
xã nhằm rút ngắn thời gian giải quyết, giảm thủ tục hồ sơ, nhất là đối với các
cơ quan.
3). Chỉ số tính minh bạch và
tiếp cận thông tin: Minh bạch quy trình tiếp
nhận, xử lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp.
4). Chỉ số chi phí không chính
thức: Tăng cường tính công khai,
minh bạch và sự giám sát chặt chẽ trong cấp giấy phép, đấu thầu, mua sắm công
để hạn chế việc chi hoa hồng của các doanh nghiệp cho các cán bộ, công chức,
viên chức.
5).Chỉ số chi phí thời gian: Cải tiến các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính ở các
cơ quan quản lý nhà nước.
6). Chỉ số cạnh tranh bình
đẳng: Thực hiện bình đẳng trong
giải quyết công việc giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh
nghiệp trong nước, giữa các doanh nghiệp có qui mô lớn với doanh nghiệp có qui
mô nhỏ và vừa.
7). Chỉ số tính năng động của
lãnh đạo: Tổ chức tham vấn các cơ quan đầu mối về
doanh nghiệp nước ngoài và trong nước để tiếp thu các phản ánh về chất lượng
điều hành của chính quyền.
8). Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp: Tổ chức thực hiện, kiểm tra
và tăng cường quản lý các hoạt động phát triển doanh nghiệp.
9). Chỉ số đào tạo lao động: Nâng cao hiệu quả hơn trong việc đào tạo, nhất là đào tạo, thu
hút nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của các
doanh nghiệp.
10). Chỉ số thiết kế pháp lý: Đề nghị các cơ quan tư pháp các cấp tăng cường năng lực xét xử
các vụ án hành chính, kinh tế có liên quan đến doanh nghiệp. (2)
PCI có mục tiêu đánh giá
chính quyền cấp tỉnh dựa trên tính hiệu quả của quản trị và hành chính công
nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh giữa các tỉnh đối tượng trả lời phỏng vấn PCI là ý kiến doanh nghiệp dân doanh và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
Nội dung đánh giá của Chỉ số được xem như các chỉ số giám sát
xã hội .Chúng dựa trên ba quá trình có tác động lẫn nhau, đó là: xây dựng chính sách, thực thi chính sách và giám sát việc cung ứng các
dịch vụ công. Các trục nội
dung được được thiết kế đặc biệt cho cả tầm quốc gia và cấp địa phương.
Các chỉ số giám sát được xây dựng trên triết lý coi Doanh nghiệp và người
dân là“khách hàng”, cơ
quan công quyền là “bên
cung ứng dịch vụ”. Cơ quan
công quyền vừa phải quan tâm “đầu vào”( làm gì, làm như thế nào), vừa phải
quan tâm “đầu ra” ( làm vì ai, họ cảm nhận, phản hồi như thế nào).
Dựa trên kiến thức và trải nghiệm của ‘khách hàng’, các chỉ số giám sát xã hội
cung cấp hệ thống chỉ báo khách quan, góp phần giúp các tỉnh, thành phố trong
việc lựa chọn các hướng ưu tiên để nâng cao hiệu quả quản lý của mình
2. Tác dụng của chỉ số
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) lần đầu tiên được
công bố vào năm 2005, cho đến nay đã trở thành một hoạt động thường niên. Trong
10 năm qua, chỉ số PCI đã cung cấp các thông tin và phân tích quan trọng thông
qua đánh giá về mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư kinh
doanh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. PCI đã thực sự trở thành nguồn
thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chức năng của
địa phương nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những tồn tại cần khắc
phục để trở nên năng động và hiệu quả hơn.
Qua từng năm, PCI đã định hình là một tập hợp tiếng nói có trọng lượng,
xây dựng và đầy tha thiết của các DN về môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Việt
Nam. Điều này rất có ý nghĩa. Sau
10 năm triển khai nghiên cứu, công bố chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI,
đến nay các địa phương đã xem PCI như một bộ công cụ để “xét nghiệm cơ thể” –
hệ thống cơ quan điều hành của mình.
Chỉ số PCI đã giúp chính
quyền địa phương ban hành nhiều chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và đưa
ra các chỉ tiêu phấn đấu trong nội bộ. Từ đó, chính quyền địa phương đã giao
nhiệm vụ, phân trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cơ sở. Rất nhiều địa phương
đã xem PCI là những “xét nghiệm về thực trạng cơ thể” của địa phương. Từ đó, họ
điều chỉnh những biện pháp điều hành để hạn chế nhược điểm, khai thác thế mạnh.
Chỉ số PCI cũng là công cụ đo
đếm sự cải cách liên tục ở địa phương. Chỉ số PCI rất nhạy cảm, đôi khi chỉ vì
một quyết định chưa đúng ảnh hưởng đến toàn hệ thống và ngay lập tức chỉ số PCI
xuống. Chính quyền địa phương có thể căn cứ vào CPI để biết mình đã điều hành thiếu
sót ở đâu đề từ đó điều chỉnh, sửa sai ngay.
3. Chỉ có con đường tăng
cường áp dụng những giải pháp cải cách hành chính mạnh có tính đột phá mới mong
cải thiện các chỉ số liên quan đến nền hành chính nói chung và chỉ số PCI nói
riêng
Quản trị hành chính và dịch vụ công là sản phẩm của quá trình gồm nhiều
công đoạn do nhiều tổ chức và cá nhân thực hiện. Cộng đồng doanh nghiệp và dân
chúng cảm nhận được các quyết sách và động thái thực tiễn ở tầm vĩ mô( cấp
tỉnh), đồng thời họ cũng trải nghiệm thực tế khi quan hệ với tổ
chức và cá nhân cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ trong từng lĩnh
vực, từng cấp, từng ngành cụ thể. Như hành xử của cán bộ công vụ giải quyết
thủ tục đầu tư hay thủ tục đất đai, thủ tục xây dựng, thủ tục thanh quyết
toán hoặc hành xử của cảnh sát giao thông, nhất là ở địa bàn dân cư.Chỉ
có con đường quyết liệt bức phá trong việc thực hiện các giải pháp để cải cách
hành chính mới có tính đột phá mang tính
cách mạng mới mong cải thiện các chỉ số nói chung và chỉ số PCI nói riêng.
3.1 Giả pháp đột phá xây
để dựng nền hành chính phục vụ
XÂY DỰNG CAM KẾT PHỤC VỤ NHÂN DÂN
Mục tiêu nâng cao trình độ phục vụ nhân dân và mức độ
hài lòng của công chúng đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính
công và dịch vụ công, ngăn chặn nhũng
nhiễu,vòi vĩnh, có xây dựng cơ chế,phương thức giám sát của nhân dân.
3.1.1. Thực trạng cung cấp dịch vụ công
Chính nền hành
chính cơ chế không minh bạch, chồng chéo chức năng thẩm quyền, trách nhiệm tập
thể cá nhân không rõ ràng, công chức thiếu phẩm chất ... là một trong nhiều
nguyên nhân , nếu không nói là chủ yếu đưa đến nạn nhũng nhiễu, thường gọi là “làm
khó để ló ra tiền”. Đó là thực
trạng khá phổ biến của tình hình cung
cấp dịch vụ hành chính công dịch vụ công của các cơ quan công quyền hiện nay.
Vì thế, có sự cam kết của các cơ quan cung cấp dịch vụ công, hành chính công với
chất lượng không ngừng cải tiến có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Từ
lâu,các cơ quan đã rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với 7 lĩnh
vực nhạy cảm có liên quan mật thiết đối với doanh nghiệp và công dân (theo Nghị
quyết 38/NQ-CP) và hiện nay đang rà soát và
công bố cắt giảm các thủ tục theo Đề án 30.
Nhiều
cơ quan hành chính thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã nâng cao kết quả và
chất lượng cung cấp các dịch vụ hành chính cho công dân, doanh nghiệp và quản
lý hành chính nhà nước theo chức năng. Để đánh giá chất lượng cung cấp dịch
vụ,nhiều địa phương,tỉnh thành đã tiến hành lấy ý kiến về sự hài lòng của
người dân. Thế nhưng trong năm qua, từ khi có chủ trương lấy phiếu thăm dò sự
hài lòng của người dân đối với việc cung cấp các dịch vụ hành chính công của
các cơ quan công quyền đã xuất hiện một hiện tượng đáng suy nghĩ. Nhiều cơ quan
sở ngành còn quá nhiều tiếng kêu của nhân dân,song báo cáo sự hài lòng của công
dân đều trên 90%,thậm chí có đơn vị con số hài lòng của dân còn lên tới 95-
99%. Đúng là có cái gì không ổn ở đây!?
Đòi
hỏi có sáng kiến mới nâng cao một cách tổng thể cơ bản chất lượng cung cấp dịch
vụ.
Quá
trình cải cách hành chính vừa qua nhiều cơ quan hành chính đã thực hiện
ISO-9000 trên một số lĩnh vực công việc, đơn giản hóa thủ tục hành chính, lấy ý
kiến sự hài lòng của nhân dân… các công việc này là một bộ phận cấu thành của chế
độ cam kết phục vụ cộng đồng. Vì thế để tiến hành một cách tổng thể
nâng lên thành “chế độ phục vụ” đề xuất Thực hiện chế độ cam kết phục vụ cộng đồng
Chế
độ cam kết phục vụ nhân dân là một việc mới trong lĩnh vực quản lý công cộng.
Mục tiêu của nó là nâng cao trình độ phục vụ công cộng và mức độ hài lòng của
công chúng đối với tổ chức công cộng thông qua sự giám sát của công chúng. Đó
là một cơ chế hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của các cơ quan cung cấp dịch vụ
hành chính công,dịch vụ công.
Nội
dung chủ yếu của chế độ cam kết phục vụ có thể khái quát là:
·
Công
khai cam kết với xã hội về hoạt động của cơ quan,
·
Tiếp
nhận sự giám sát của xã hội, hình thành một sức ép từ bên ngoài, chuyển hóa sức
ép đó thành động lực bên trong để không ngừng cải tiến công tác nâng cao chất
lượng phục vụ.
·
Thông
báo công khai với công chúng: nội dung,
tiêu chuẩn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc phục vụ xã hội, đồng
thời chịu sự giám sát công chúng nhằm nâng cao trình độ và chất lượng phục vụ.
3.1.2. Kinh
nghiệm từ các nước:
Chế độ cam kết phục vụ nhân
dân của chính phủ và chính
quyền các cấp là một việc mới trong lĩnh vực quản lý công cộng, được hình thành
từ thập kỷ 90. Đó là một cơ chế hữu hiệu để nâng cao hiệu quả các tổ chức công
cộng do chính phủ và các cấp chính quyền thành lập.
Nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc, quốc gia có
nhiều điểm tương đồng với nước ta, họ cũng đã tiến hành thực hiện cam kết phục
vụ xã hội, phục vụ cộng đồng và đã gặt hái được kết quả đáng nghiên cứu, học
tập.
Để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, tháng 6-1994,
ngành giao thông công chính của thành phố Yên Đài, học tập kinh nghiệm nước
ngoài, đã đi đầu trong việc thực hiện chế độ cam kết phục vụ ở 10 đơn vị. Qua
quá trình cố gắng liên tục, đã thực hiện cam kết 81 nội dung, 117 tiêu chuẩn
bao gồm hầu hết các nội dung phục vụ của ngành giao thông công chính. Năm 1993,
có tháng có 280 cuộc điện thoại gọi cho thị trưởng than phiền về tình hình giao
thông công cộng. Năm 1994, sau khi thực hiện chế độ cam kết phục vụ, không có
ai gọi điện than phiền về việc này; 98,6% công dân thành phố hài lòng về chất lượng
phục vụ của ngành giao thông công chính.
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của thành phố Yên Đài,
tháng 7-1996, Bộ Tuyên truyền Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc
vụ viện đã mở rộng việc thực hiện chế độ cam kết phục vụ tới 8 bộ và cơ quan ngang
bộ. Sau đó, nhiều cơ quan trong cả nước đã học tập cách làm của thành phố Yên
Đài, thu được kết quả tốt.
Ở nước Anh, chế độ phục vụ cộng đồng ra đời vào năm
1991. Lúc đó, chính phủ Anh đã phát động một phong trào Hiến chương công dân, tức là dùng hình thức hiến chương để thông
báo công khai với công chúng nội dung, tiêu chuẩn, trách nhiệm của mỗi cơ quan
chính phủ trong việc phục vụ cộng đồng, chịu sự giám sát của công chúng nhằm
nâng cao trình độ phục vụ và chất lượng phục vụ. Chính phủ yêu cầu tất cả các
cơ quan và các ngành phục vụ công cộng đều phải xây dựng hiến chương của mình.
Nội dung hiến chương bao gồm tiêu chuẩn phục vụ, mức độ công khai, quyền lựa
chọn của khách hàng, sự lễ độ, cơ chế giám sát, mức độ sử dụng vốn… và coi đó
là những yêu cầu hợp pháp của công dân đối với các tổ chức phục vụ công cộng.
Nhờ sự thúc đẩy của chính phủ, chế độ này đã được áp dụng rộng rãi ở Anh. Đến
tháng 9-1992 đã có 28 hệ thống dịch vụ công cộng công bố hiến chương của mình
như hiến chương tàu hỏa, hiến chương cơ quan thuế, hiến chương du lịch, hiến
chương bệnh viện, hiến chương cơ quan giải quyết việc làm. Năm 1996, có 42 hiến
chương mang tính chất toàn quốc được công bố.
Theo thống kê, đến năm 1996, trên thế giới đã có 15 nước thực hiện chế độ cam kết phục vụ tương
tự như phong trào hiến chương công dân của Anh. Rất nhiều nước đã cử cán bộ đến
nước Anh nghiên cứu chế độ này.
3.1.3. Quy trình cam kết phục vụ cộng đồng
Chế độ cam kết phục vụ cộng đồng , phục vụ công dân
không chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi, nhắc nhở, động viên, thậm chí chỉ thị
mệnh lệnh mà phải thiết kế thành một quy trình, một công nghệ nhiều công đoạn.
Thứ nhất, cam kết trách nhiệm.
Đây là cam kết chịu trách nhiệm khi tổ chức công cộng
đó không thực hiện đúng những điều đã cam kết. Thí dụ, nếu tổ chức đó không
thực hiện đúng cam kết thì phải xin lỗi dân hoặc bồi thường thiệt hại cho dân.
Thứ hai, cơ chế thực hiện cam kết.
- Tăng cường lãnh đạo đối với
chế độ cam kết phục vụ
Chế độ cam kết phục vụ là một việc hoàn toàn
mới, do đó phải tăng cường lãnh đạo, điều hoà phối hợp và hướng dẫn kỹ thuật.
Thí dụ ở Anh, bộ phận lãnh đạo việc thực hiện hiến chương công dân, chịu trách
nhiệm thu thập thông tin về phong trào này và thông báo công khai cho xã hội
biết.
- Thiết lập và hoàn thiện cơ
chế giám sát của xã hội.
Cơ sở để chế độ cam kết phục vụ phát huy tác dụng là
sự giám sát của xã hội. Chủ thể giám sát bao gồm công chúng, phương tiện thông
tin đại chúng, dư luận xã hội, mạng lưới giám sát xã hội. Thí dụ ở Anh, ban
lãnh đạo hiến chương công dân đã thành lập 24 mạng lưới thông tin về chất lượng
phục vụ do hơn 1.000 người lãnh đạo các tổ chức công cộng và tổ chức tư nhân
hợp thành, mỗi quý xuất bản một cuốn “Tin tức cam kết phục vụ xã hội”, cung cấp
miễn phí cho bạn đọc. Thành phố Yên Đài đã thiết lập và kiện toàn cơ chế giám
sát của xã hội đối với tổ chức công cộng. Ủy ban xây dựng thành phố quy định
ngày 5 hàng tháng là ngày tiếp dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân về công tác
xây dựng của thành phố; mỗi quý tổ chức tọa đàm một lần với nhân dân; thành lập
63 mạng lưới giám sát trong thành phố; xây dựng chế độ giám sát viên, thông tin
viên về chế độ cam kết phục vụ xã hội; kết hợp sự giám sát của công chúng, sự
giám sát của các tổ chức thông tin đại chúng và sự giám sát của các mạng lưới
chuyên môn.
- Tăng cường quản lý nội bộ
về chế độ cam kết phục vụ.
Việc thực hiện nội dung và tiêu chuẩn đã cam kết, ở
mức độ lớn, phụ thuộc vào trình độ quản lý nội bộ của các cơ quan. Để tăng
cường và cải thiện thể chế quản lý nội bộ, trước hết cần hoàn thiện những quy
định về quản lý nội bộ bao gồm quy tắc chung, quy tắc phục vụ cụ thể, trình tự
làm việc, tiêu chuẩn công tác, quy định về kiểm tra, thưởng phạt. Căn cứ vào
nhu cầu của chế độ cam kết phục vụ, xây dựng quy tắc chi tiết để có thể thông
qua sự cố gắng của nhân viên, đạt được chất lượng và tiêu chuẩn phục vụ đã cam
kết.
Việc thực hiện cam kết không những phụ thuộc vào những
nhân viên trực tiếp làm việc đó mà còn phụ thuộc vào môi trường và điều kiện
công tác. Do đó, cần thiết lập chế độ cam kết trong nội bộ cơ quan, tức là cam
kết của bộ phận văn phòng, bộ phận hậu cần, những người lãnh đạo đối với những
người thao tác trực tiếp, bao gồm chế độ quản lý, điều kiện công tác, điều kiện
sinh hoạt.
Việc thực hiện chế độ cam kết phục vụ không những đòi
hỏi tính tích cực, tinh thần trách nhiệm của nhân viên mà còn đòi hỏi bảo đảm
về mặt kỹ thuật như mua sắm thiết bị, thiết kế phần mềm, thiết kế hệ thống quản
lý và giám sát tự động…
3.2. Phải
thay đổi căn bản phương pháp đánh giá công chức để làm sao cho công chức thật
sự là công bộc.
- Cần bổ sung chế định sát
hạch công chúc để thay đổi cách đánh giá công chức
Công chức tham gia vào bộ máy công quyền lâu nay theo
hai con đường: thi tuyển và xét tuyển. Công chức trong bộ máy công quyền được
bảo đảm bằng “chế độ biên chế”. Qua một thời gian thực thi công vụ, công chức đa
phần tỏ ra thiếu năng động, thiếu ý chí tiến thủ, biểu hiện ít nhiều sức ỳ,thậm
chí đủ tinh vi tìm đủ cách nhũng nhiễu… Với chế độ tiền lương, thưởng phạt, đề
bạt, bổ nhiệm… hiện hành tỏ ra khó cải thiện não trạng trên!
Ý nghĩa và tác dụng của việc sát
hạch. Cũng cần nhấn mạnh rằng, chế định sát hạch khác xa với công việc kiểm điểm
hàng năm đang hiện hành! Sát hạch là công tác cơ bản của việc quản lý công
chức, nó đóng vai trò quan trọng làm cho cơ chế động viên của việc quản lý nhân
sự ngày một vững chắc, đưa ra những căn cứ khách quan cho việc tuyển chọn những
người có đức có tài ra làm việc, nâng cao hiệu suất công tác của các cơ quan
nhà nước.
Công tác sát
hạch là một khâu quan trọng,có tính nền tảng trong toàn bộ công tác quản lý các
công chức, xét về một ý nghĩa nhất định, nó có thể được coi là cốt lõi của toàn
bộ công tác quản lý công chức. Sát hạch
bao gồm 10 nhân tố sau: 1) Tri thức về công việc; 2) Tính tình nhân
cách; 3) Khả năng phán đoán; 4) Tinh thần trách nhiệm; 5) Khả năng sáng tạo; 6)
Độ tin cậy; 7) Tính thích ứng nhanh nhạy; 8) Năng lực giám sát; 9) Lòng nhiệt
tình; 10) Hành vi đạo đức.
Ngoài
ra phải áp dụng các giải pháp như:
- Cần xây dựng một nền hành chính phục vụ.
Thiết nghĩ có
hai loại hành chính song song tồn tại: hành chính cai trị và hành
chính dịch vụ. Mác có nói đại ý, khi xã hội văn minh và phát triển đến một
mức nào đó thì Nhà nước nhỏ lại và tiêu vong”. Đó chính là Nhà nước cai trị sẽ
tiêu vong và chỉ còn lại Nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính.
Xã hội
ta ngày càng phát triển, nền dân chủ ngày càng củng cố, do đó không có lý do gì
phát triển loại hành chính cai trị mà ngược lại phải phát triển hành chính
dịch vụ. Hành chính dịch vụ sẽ hướng tới một nền hành chính gần dân, lấy
nhân dân làm trung tâm (chủ thể) đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng
của nhân dân.
- Tăng cường xã hội hoá dịch vụ
công
Xã hội hoá dịch vụ công, giải pháp quan trọng tạo ra một nền hành chính dịch
vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
Thật ra muốn đơn giản hoá thủ tục
hành chính, quản lý hành chính hiệu quả, chính quyền phải giảm bớt nội dung
quản lý. Xuất phát từ quan điểm lĩnh vực gì nhà nước cũng muốn giữ độc quyền
cung cấp… mà nếu độc quyền làm thì chỉ cung cấp những dịch vụ kém chất lượng,
hoặc khan hiếm dẫn đến xin-cho.
- Tăng cường giám sát hoạt động
công vụ của công chức.
Thiết
nghĩ khâu đột phá trong cải cách hành chính nên chọn là khâu hoạt động của đội
ngũ công chức, nhưng đột phá bằng cách nào? Mặc dù có Luật cán bộ công chức, nhưng
nếu chúng ta muốn xây dựng một nền hành chính có hiệu lực, hiệu quả thì phải có
Luật về hoạt động công vụ.
Hoạt động công vụ là hoạt động thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của công chức trong các công sở nhằm giải quyết quan
hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân. Đối tượng phục vụ của công vụ là mọi
tổ chức, công dân và người nước ngoài. Hoạt động công vụ phải thực hiện theo
nguyên tắc thống nhất, công khai, tuân thủ pháp luật, đúng thẩm quyền và chịu
trách nhiệm cá nhân. Hoạt động công vụ bao gồm: tổ chức công sở, trách nhiệm
của công chức khi thi hành công vụ; quan hệ trong công vụ; thủ tục hành chính.
Trong đời sống
cộng đồng nhiều năm qua,có một cách nói đầy mỉa mai về nền hành chính là “hành
dân là chính”! Nhiều nhận xét có tính tổng kết, chính nền hành chính cơ chế
không minh bạch, chồng chéo chức năng thẩm quyền, trách nhiệm tập thể cá nhân
không rõ ràng, công chức thiếu phẩm chất ... là một trong nhiều nguyên nhân và
địa chỉ, nếu không nói là chủ yếu đưa đến nạn nhũng nhiễu.
Cách đây hơn 70 năm,ngày 6-10-1945,
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp báo để tuyên bố chính sách ngoại giao và nội trị của
nước Việt Nam mới.Bác xác nhận “Chính Phủ Dân chủ Cộng hòa Lâm thời là công bộc
của dân...” .Trải qua hơn 70 năm giờ đây nhìn lại tinh thần “công bộc của dân”
vẫn chưa hình thành trong nếp nghĩ và hành động trong một bộ phân công chức.Để
góp phần làm giảm đi phần nào não trạng trên thật sự là “công bộc” .
Chủ tịch Hồ Chí
Minh có nói, quyết định sự thành bại của cách mạng ngoài đường lối còn có khâu
rất quyết định là cán bộ. Đúng, chính công chức trong bộ máy hành chính xây
dựng nên thể chế, thiết kế tổ chức bộ máy và vận hành bộ máy hành chính. Sai
một ly đi một dặm, cán bộ, công chức, dù một bộ phận nhỏ làm sai, ta thường ví
là con sâu, sẽ đủ sức làm rầu nồi canh, thậm chí có thể làm hư cả nồi canh
chung.
3.3.Tiếp
tục ap dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO cho các cơ quan hành chính
-
Hoạt động công vụ phải đặt trên một nền tảng công nghệ hành chính tiên tiến để
công chức hoạt động chuyên nghiệp có trách nhiệm.
Áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO là một
công nghệ hành chính tiên tiến ,là giải pháp hửu hiệu hiện nay nhằm tăng cường nâng cao các chỉ số, Do các quy trình quy
định của tiêu chuẩn ISO mang tinh hệ thống
từ tiếp nhận đầu vào đến xử lý bên trong và kết quả đầu ra của một công việc,
một loại thủ tục. Xác định rõ người, rõ việc, các bước tiến hành
giải quyết công việc, rút ngắn thời gian thực hiện so với hiện tại; giải
quyết nhanh và dứt điểm các trường hợp tái định cư còn bất cập. ‘Kỹ năng mềm’
của đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là kỹ năng tiếp xúc với người dân và năng
lực thừa hành các nhiệm vụ được giao trong xử lý thủ tục hành chính và cung ứng
dịch vụ cho người dân. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về thái
độ, trình độ, nhận thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu công việc.Tập trung
vào khách hàng nhằm thỏa mãn khách hàng và hiểu
rằng tất cả các lợi nhuận hoặc mất mát đều đến từ sự thỏa mãn khách hàng. Tiến
hành xem xét của lãnh đạo thường xuyên để cải tiến HTQLCL bảo đảm phù hợp với
các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008. Người đứng đầu cơ quan
xác nhận hiệu lực của HTQLCL. Thiết kế để đạt được các mục tiêu thực hiện các
nguồn lực có sử dụng có hiệu quả (Con người, thiết bị, công nghệ, thông
tin...). Cập nhật các văn bản pháp lý vào quy trình xử lý công việc
chuyên môn một cách liên tục kịp thời.
Như
vậy, có thể nói một cách chung nhất là nhiều quy phạm pháp luật hiện hành mới
chỉ quy định chung về trình tự, các bước tiến hành, thời gian thực
hiện, còn cụ thể hơn nữa là ai làm, làm như thế nào, trách nhiệm ra sao
thì cần thiết phải áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO, nhất là ISO 9001-2008
trong giai đoạn hiện nay ở từng cơ quan, đơn vị và khi đó tinh thần trách
nhiệm, tính chuyên nghiệp của công chức sẽ được nâng cao. Việc áp dụng ISO là
thực hiện một phương pháp làm việc theo khoa học, đảm bảo công việc dịch vụ có
chất lượng. Từ đó, góp phần tạo dựng và làm thay đổi các Bộ chỉ số
liên quan tới việc cải cách hành chính nhằm thỏa mãn các nhu cầu
của tổ chức, công dân và doanh nghiệp.
Muốn cải cách hành chính để chống gây phiền
hà hành dân, nếu chỉ dừng lại ở mức độ hô hào, kêu gọi lương tâm chức nghiệp
thì e là chưa đủ, có phần duy ý chí. Rất cần đưa vào quá trình hoạt động công
vụ những giải pháp, những kỹ thuật khách quan bắt buộc mọi công chức, dù muốn
hay không muốn, vẫn phải tuân thủ chấp hành. Trong công nghệ hành chính, người
ta đã áp dụng trong cơ quan hành chính tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo bộ
tiêu chuẩn ISO-9000. Nếu tuân thủ đúng quy trình thì không có lý do gì công chức
chần chừ không giải quyết đúng hẹn công việc của dân. Với kỹ thuật này, hoàn
toàn có thể kiểm tra từng vị trí công việc của cả hệ thống, từ người thừa hành
một phần việc trong công đoạn đến lãnh đạo các cấp. Đặt trong guồng máy vận
hành theo hệ thống quản lý chất lượng, nếu bộ phận nào, cá nhân nào không tuân
thủ những quy định, làm không đúng quy chế cam kết sẽ bị loại ra lập tức. Điều
này có thể lý giải tại sao nhiều nền công vụ không đặt nặng việc kêu gọi tinh
thần phục vụ mà kết quả dân lại rất hài lòng, rất chính trị .
3.4. Thực hiện chính phủ
điện tử
Trước mắt cần nâng cao Chỉ số sẵn sàng cho Chính phủ
điện tử ICT Index, vì rất quan trọng trong CCHC và dịch vụ công.
Thực hiện chính phủ điện tử là giải pháp quan trọng để cải
thiện các chỉ số PAPI và PCI...nếu không muốn nói là quan trọng hàng đầu. Ứng
dụng CNTT giúp tăng cường tính minh bạch trong công tác quản lý nhà nước, khiến
nhà nước trở nên “trong suốt” trước mắt người dân. CPĐT là cốt lõi
nhất của đổi mới quản lý nhà nước.
Vấn đề cấp thiết trong phát triển chính phủ điện tử là cần liên thông
toàn bộ hệ thống văn bản điện tử từ cấp xã, tỉnh đến Trung ương; phải phục vụ
được người dân, doanh nghiệp, tích hợp lên 1 cổng quốc gia duy nhất để mọi
người dân, doanh nghiệp có thể truy cập; cần phải có cơ chế, tài chính để xây
dựng, thuê sản phẩm, dịch vụ công nghệ…
Về mục
tiêu giai đoạn 2016-2020, theo định hướng, các cơ quan nhà nước sẽ cung cấp
dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật tạo nền
tảng phát triển chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; tích
hợp, kết nối các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia…Nền
hành chính có được cải cách theo hướng phục vụ hay không suy cho cùng được thể
hiện ở chất lượng các dịch vụ mà cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị
sự nghiệp công lập cung cấp cho các tổ chức và người dân. Đến năm
2015, các trang tin, cổng thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương hoàn thành việc kết nối với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, hình
thành đầy đủ Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên
Internet. Những chỉ tiêu phải đạt được đến năm 2020 còn cao hơn rất
nhiều.Muốn đẩy nhanh CPĐT, nhà nước cần sớm thực hiện công
khai, minh bạch trong hệ thống hành
chính, đáng chú ý là công khai minh bạch về: Thể chế, chính sách; Quy
hoạch đất đai; Đấu thầu; Thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công
việc; Tài sản công chức; Khen thưởng, kỷ luận cán bộ, công chức
v.v... Đây vừa là mục tiêu, vừa tạo động lực để thúc đẩy triển khai CPĐT
nhanh hơn. Nơi nào chính quyền càng minh bạch thì càng dễ triển
khai CPĐT. Có thể lấy hiệu quả triển khai CPĐT ở các Bộ, Ngành, địa
phương làm thước đo tính minh bạch của cơ quan quản lý nhà nước nơi đó. CPĐT
trước khi phục vụ người dân thì phải hoạt động chuyên nghiệp trong
môi trường điện tử... Quản lý được cơ sở hạ tầng bằng CNTT. Cần xây
dựng một hệ thống thông tin đa dạng và thông suốt, qua đó, tạo lập một
CSDL nền tảng và các phần mềm tác nghiệp…; Xây dựng và vận hành các dịch vụ
hành chính công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử, phục vụ hiệu quả;
Hình thành một mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần chính
trong CPĐT. Trước đây chính phủ điện tử được truy cập trên máy tính là chủ yếu.
Tuy nhiên, xu hướng trong thời gian qua cho thấy người dân tiếp cận dịch vụ
công trên thiết bị di động ngày càng nhiều. Bài toán đặt ra cho các chính phủ,
trong đó có Việt Nam là phải làm sao đưa dịch vụ công lên di động nhiều hơn để
cho người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng.Xu thế là chuyển dịch từ điện thoại
sang email, sms, mạng xã hội và ứng dụng di động. Nhưng chỉ có sms, mạng xã hội
và ứng dụng di động là còn phát triển, ( 3
Vấn đề đặt ra,
trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, việc triển khai chính phủ điện tử sẽ thế
nào? Chính phủ lựa chọn định hướng đầu tư có trọng điểm, mà trước mắt là những
vấn đề "nóng" được người dân quan tâm như giao thông, y tế và an toàn
thực phẩm. Trong đó, về giao thông bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư
hệ thống giao thông công cộng, cần có giải pháp quản lý phương tiện giao thông
cá nhân như mô hình giao thông thông minh tại Singapore.ví dụ về việc triển
khai giao thông thông minh tại Singapore khi chọn hình thức xã hội hóa đầu tư
và qua đó có thể thu phí. Cụ thể, hệ thống giao thông này có những phân tích,
cảnh báo thông tin tới người tham gia giao thông để người dân lựa chọn hình
thức, thời điểm tham gia giao thông. có những dịch vụ nhà nước phải làm, song cũng có
dịch vụ nên để các thành phần kinh tế khác tham gia.
Hướng đến Tp HCM thành Thành phố thông minh.Thành phố thông minh là những
thành phố mà ở đó công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) được ứng dụng
vào mọi hoạt động đem lại hiệu quả cao trong quản lý hành chính, trong phát
triển kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, xã hội và cộng
đồng.
Việc xây dựng thành phố thông minh đang
trở thành xu thế phát triển của thời đại.
Thành phố thông minh là khu vực đô thị sử dụng công nghệ để
tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Các thành phố thông minh sẽ
được đánh giá dựa trên mức độ thông minh và khả năng kết hợp cơ sở hạ tầng với
các lĩnh vực y tế, năng lượng, xây dựng, giao thông và quản trị nhằm giúp
người dân có thể hưởng những dịch vụ công tốt nhất do ứng dụng công nghệ thông
tin mang lại.Yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất để phát triển một thành phố
thông minh là ý chí của người lãnh đạo. Nhiệm vụ khó khăn của các nhà lãnh
đạo là xây dựng tầm nhìn và hành động để hướng tới tầm nhìn đã đặt ra. Do vậy,
mọi việc sẽ gặp khó khăn nếu không có sự quyết tâm của nhà lãnh đạo. Công nghệ
cũng là nền tảng quan trọng, nhưng đó không phải là tất cả. Sự quyết định nằm ở
ban lãnh đạo, đường lối thực thi, và việc dám chịu trách nhiệm về kết quả
(4)
3.5. Đề cao trách nhiệm
giải trình
.Trong những năm gần đây, thuật ngữ trách nhiệm giải
trình xuất hiện và được sử dụng ngày càng nhiều trong các báo cáo nghiên cứu
liên quan đến quá trình cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính cũng như
các giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Một trong những giải pháp được đưa ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 là: “Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện cơ chế về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý… Tuy nhiên cho đến hiện nay bản thân quan niệm về trách nhiệm giải trình vẫn còn có những nhận thức khác nhau, với nhiều cấp độ khác nhau. Vậy trách nhiệm giải trình là gì?
Trước hết theo cách hiểu thông thường thì giải trình là giải thích, trình bày nhằm làm sáng rõ một vấn đề gì. Trong tiếng Anh accountability (trách nhiệm giải trình) có nguồn gốc Latin là accomptare (giải thích).
Trong hoạt động của bộ máy công quyền thì trách nhiệm giải trình là việc cán bộ, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Theo đó, cơ quan nhà nước; cán bộ, công chức nhà nước, phải có trách nhiệm thực thi công việc được giao đạt kết quả và phải chịu hậu quả khi chưa làm tròn trách nhiệm
Một trong những giải pháp được đưa ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 là: “Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện cơ chế về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý… Tuy nhiên cho đến hiện nay bản thân quan niệm về trách nhiệm giải trình vẫn còn có những nhận thức khác nhau, với nhiều cấp độ khác nhau. Vậy trách nhiệm giải trình là gì?
Trước hết theo cách hiểu thông thường thì giải trình là giải thích, trình bày nhằm làm sáng rõ một vấn đề gì. Trong tiếng Anh accountability (trách nhiệm giải trình) có nguồn gốc Latin là accomptare (giải thích).
Trong hoạt động của bộ máy công quyền thì trách nhiệm giải trình là việc cán bộ, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Theo đó, cơ quan nhà nước; cán bộ, công chức nhà nước, phải có trách nhiệm thực thi công việc được giao đạt kết quả và phải chịu hậu quả khi chưa làm tròn trách nhiệm
Nhìn
từ góc độ cải cách hành chính, việc thực hiện trách nhiệm giải trình sẽ góp
phần tăng cường hơn nữa sự đối thoại giữa người dân và cơ quan nhà nước. Người
dân và doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận dễ dàng với các thông tin, quyết định
và biện pháp của cơ quan quản lý và qua đó mà việc thực hiện các biện pháp,
quyết định này sẽ thuận lợi hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng nếu thực hiện tốt
trách nhiệm giải trình thì sẽ giảm một phần đáng kể các khiếu kiện, thắc mắc
của người dân đến các cơ quan nhà nước.
Hiện nay Đảng ,Chính phủ đang thí điểm một số giải
pháp nhằm nâng cao uy tín của bộ máy nhà nước trước dân với hy vọng tạo ra một
cơ chế vận hành mới, trong đó trách nhiệm giải trình của bộ máy chính quyền các
cấp sẽ được nâng cao.
Ngày 08 tháng 8 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định
số 90/2013/NĐ-CP Quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, theo đó: Nghị định này quy định
về điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình; quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu
giải trình và người giải trình; trình tự, thủ tục của cơ quan nhà nước.
Trách nhiệm giải trình là một quy trình hai chiều. Người dân
có những nhu cầu mà chỉ có những dịch vụ của chính quyền mới đáp ứng được. Về
phần mình, chính quyền phải cung cấp những dịch vụ này một cách hiệu quả nhất.
Người dân cần ràng buộc chính quyền về trách nhiệm đối với các dịch vụ mà chính
phủ cung cấp, và họ phải có được cơ hội lên tiếng liệu họ có hài lòng với các
dịch vụ đó hay không.
Luôn có những lợi ích cố hữu cản trở hiệu quả của việc thực
thi. Vấn đề ở đây là làm thế nào để chính quyền huy động tốt nhất các nguồn lực
để vượt qua các rào cản của những lợi ích nêu trên và có thái độ không khoan
dung đối với vấn đề tham nhũng .
Nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân của chính quyền
các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện tốt công
tác tiếp công dân, tập trung giải quyết có hiệu quả những khúc mắc, khiếu nại,
tố cáo của công dân;
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn:
Thường xuyên tập huấn để nâng cao kỹ năng, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng;
Các dự án, chương trình đầu tư trong cộng đồng phải có sự tham gia của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn:
Thường xuyên tập huấn để nâng cao kỹ năng, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng;
Các dự án, chương trình đầu tư trong cộng đồng phải có sự tham gia của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng.
Tổ chức đối thoại là hình thức giả trình
hiệu quả.
Cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước trực tiếp đối thoại với dân là hình thức
sinh hoạt dân chủ, công khai và có tính quần chúng cao nhằm làm rõ đúng - sai,
phải - trái bằng lý lẽ, bằng sự đối chiếu những sự việc cụ thể với những chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Mở rộng dân
chủ, tăng cường đối thoại với dân và dân chủ hóa sinh hoạt chính trị là cách
tốt nhất để tiếp cận chân lý.
Đối thoại với dân sẽ giúp Đảng, Nhà nước nắm bắt bản chất và giải quyết rốt
ráo các vấn đề được dân nêu; đồng thời là dịp để tuyên truyền những chủ trương,
chính sách hiện hành. Khi đối thoại, các bên tranh luận, chất vấn một cách bình
đẳng, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, là nét đẹp văn hóa trong giao tiếp giữa
cán bộ với người dân.
Bất cứ ai, nếu có ý thức muốn tiếp cận chân lý, không xa rời thực tế cuộc
sống thì trong nếp sống và tác phong công tác không thể thiếu được sự đối
thoại. Lĩnh vực nào cũng vậy, nếu cố tình áp đặt thông tin một chiều của mình
cho người khác thì đâu có dễ dàng gì đạt được.
Cái căn bệnh của một số ít cán bộ thường chỉ bảo cấp dưới của mình phải làm
thế này, phải làm như thế kia còn khá phổ biến, là biểu hiện của tệ quan liêu,
gia trưởng, đều xa lạ với yêu cầu mở rộng dân chủ. Đó là sản phẩm của một kiểu
tác phong chỉ biết độc thoại.
Nếu cán bộ không tiếp nhận, không bàn bạc, không tranh luận những ý kiến
của dân thì không thể gọi là dân chủ được. Chân thành đối thoại, biết lắng nghe
lý lẽ của dân, tìm cho đúng sự thật, lẽ phải có ý nghĩa vô cùng to lớn trong
giao tiếp. Điều đó còn thể hiện nghệ thuật giao tiếp và nhân cách văn hóa của
người đối thoại.
Lâm Đồng có Chương trình
“gặp gỡ, đối thọai về cải cách hành chính”
Đây
chương trình được thực hiện định kỳ, phát sóng trực tiếp trên Đài Phát thanh –
Truyền hình tỉnh từ 9h30-10h30 ngày chủ nhật, tuần thứ hai hàng tháng, với các
chủ về giải đáp những vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về thủ
tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của một số Sở, UBND các huyện như
sau: Công an tỉnh, Sở Y Tế; Sở Nội Vụ, Sở Giáo Dục và Đào Tạo; UBND các Huyện
. Đối với các Sở giải đáp những vướng mắc, kiến nghị về thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, đối với các huyện giải đáp những
vướng mắc, kiến nghị về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng.
Chương trình sẽ mời lãnh đạo các Sở, UBND các huyện trên tham gia chương trình để trả lời các câu hỏi của khán, thính giả. Các cá nhân, tổ chức quan tâm có thể gửi ý kiến, kiến nghị của mình về chương trình ( 5)
Chương trình sẽ mời lãnh đạo các Sở, UBND các huyện trên tham gia chương trình để trả lời các câu hỏi của khán, thính giả. Các cá nhân, tổ chức quan tâm có thể gửi ý kiến, kiến nghị của mình về chương trình ( 5)
3.6. Quyết liệt phòng chống tham nhũng
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp
luật, các văn bản có liên quan về phòng, chống tham nhũng bằng nhiều hình thức
để cán bộ, công chức, viên chức biết thực hiện và người dân giám sát việc thực
hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng tại địa
phương. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và nhân dân trong công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có chính sách và cơ chế bảo vệ người dân
khi thực hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng. Xử lý nghiêm các hành vi tham
nhũng và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ
quan, đơn vị do mình phụ trách. Công khai báo cáo kết quả phòng, chống tham
nhũng hàng năm của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị phải được đưa ra thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Phải công khai đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa và trên website (đối với các đơn vị có website). Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của Bộ phận một cửa tại các cơ quan, đơn vị để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động;
- Thường xuyên khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng các dịch vụ công được cung cấp trong lĩnh vực y tế và giáo dục để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dân;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi tuyển, thi nâng ngạch công chức trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo tuyển dụng được những người có năng lực vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.
Giám sát quyền lực để phòng chống tham nhũng Xưa nay quyền lực là một vấn đề nhạy cảm,
một con dao hai lưỡi. Ở đâu có quyền lực ở đó có người đến luồn cúi, cầu cạnh,
bớt xém... Và ai cũng biết rằng khi quyền lực không được kiểm soát hay kiểm
soát không có hiệu quả thì thật tai hại!- Tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị phải được đưa ra thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Phải công khai đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa và trên website (đối với các đơn vị có website). Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của Bộ phận một cửa tại các cơ quan, đơn vị để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động;
- Thường xuyên khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng các dịch vụ công được cung cấp trong lĩnh vực y tế và giáo dục để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dân;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi tuyển, thi nâng ngạch công chức trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo tuyển dụng được những người có năng lực vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.
Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế-xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.
Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, là một nguyên nhân không kém phần quan trọng tạo ra phân hóa giàu nghèo,đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế-xã hội.
Tệ hại nhất tham nhũng “bẻ cong pháp luật ” nhằm mục đích thay đổi các quy định của pháp
luật thành những quy định phục vụ cho quyền lợi của những kẻ tham nhũng. Khái
niệm bẻ cong luật pháp do Ngân hàng Thế giới đưa ra chủ yếu nhằm lý giải thực trạng
đời sống chính trị ở các nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi.
Ngày nay tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là 1 trong 4 nguy cơ đe dọa
sự tồn vong của chế độ. Có thể nói tham nhũng là căn bệnh hiểm nghèo gắn liền
với mọi Nhà nước, bởi lẽ chừng nào còn Nhà nước thì còn quyền lực, mà còn quyền
lực thì dễ xuất hiện những người dùng sai quyền lực. Cuộc đấu tranh để loại bỏ
những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp là cuộc đấu
tranh lâu dài, liên tục bền bỉ và kiên định của mọi nhà nước, chống mạnh thì
thịnh, chống yếu thì suy, ngoài ra không có con đường nào khác
Trong
khi có những người giàu lên không bằng năng lực cũng chẳng nhờ vào thời cơ, mà
nhờ vào các mối quan hệ. Hầu hết các nước kém phát triển, khi quyền lực liên
kết với tư bản trong làm ăn thì phân hóa giàu nghèo càng khó giải quyết. Về mặt
lý thuyết thì quyền lực chính trị là khả năng quyết định ai sẽ nhận được
"cái gì" để làm ra được "cái gì" và cho ai được hưởng.”
Trong cái cơn lốc mê hồn trận tham nhũng , đưa
đến nguy cơ hình thành “văn hóa tham
nhũng” trong đời sống cộng đồng.Lúc ấy chỉ có văn hóa đích thực mới đánh bại
được thứ “văn hóa phản văn hóa”.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề xuất
nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng.Tuy nhiên theo chúng tôi,các giải pháp
phải tạo dựng cho được văn hóa KHÔNG MUỐN - KHÔNG DÁM - KHÔNG THỂ Không
muốn, thuộc phạm trù đạo đức lối sống.Tuy nhiên nó cũng cần được bổ trợ bởi
môi trường sống dư luận xã hội, và trên hết là một điều kiện vật chất khả dĩ để
công chức có thể sống thanh cao. Không
dám, cần phải viện đến một môi trường pháp luật nghiêm minh,pháp chế mạnh,xã
hội thượng tôn pháp luật, không ai đứng trên pháp luật. Không thể, đòi hỏi phải tạo lập một nềnh hành chính “trong suốt” để
mọi người có thể dễ dàng giám sát, tạo lập một “công nghệ hành chính” tiên
tiến(thi dụ như tiêu chuân chất lượng ISO 9000). Áp dụng nghiêm ngặt “công nghệ” đó, khi một khâu nào trong dây
chuyền làm không đúng sẽ bị phát hiện và bị loại ra,và đồng thời đòi hỏi mọi chủ thể trong xã hội
phải minh bạch và có tính giải trình cao.
Mọi giải phap tập trung xoay quanh 3 nội
dung trên hy vọng rằng quan liêu tham nhũng sẽ được ngăn chặn,đẩy luì hình
thành một văn hóa đích thực văn hóa NÓI KHÔNG VỚI THAM NHŨNG ( 6 ) )
TAI
LIỆU THAM KHẢO:
.(1)Hỏi Đáp PAPI http://papi.org.vn/hoi-dap
.(2) https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(3) Đưa dịch
vụ lên di động, giúp người dân tiếp cận chính phủ điện tử
(http://www.vietnamplus.vn/dua-dich-vu-len-di-dong-giup-nguoi-dan-tiep-can-chinh-phu-dien-tu/378760.vnp)
(4) Theo PC WORLD VN, 11/2015
(http://m.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/song-va-cong-nghe/2015/12/1245029/thanh-pho-thong-minh-la-gi/)
(5). Diệp Văn
Sơn, Tham luận: Nâng cao năng lực chính quyền địa phương, Kỷ yếu Hội Thảo – Học
viện Chính trị Quốc gia HCM khu vực II
(6). Diệp Văn Sơn, cơ chế
giám sát quyền lực công chống tham nhũng 12:00 AM - 03/02/2016 Thanh Niên Online
Tp HCM -2016
Diệp Văn Sơn - Chuyên viên cao cấp,nguyên
Phó vụ trưởng Cơ quan đại diện Bộ Nội Vụ tại Tp. HCM .
No comments:
Post a Comment