Trong bài viết Dự án lọc dầu: xin bảo hộ thì đừng mở rộng sản xuất nữa!, tác giả Phan Minh Ngọc phân tích sự tréo ngoe khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiến nghị Chính phủ hạn chế nhập xăng dầu với lý do e ngại dư cung nhưng lại muốn mở rộng công suất hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn, Theo tác giả, tạm gác chuyện hiệu quả thấp của các dự án lọc dầu, những kiến nghị của PVN là quá tham lam và không có cơ sở lập luận chính đáng.
Ở bài có tựa đề Khôn ngoan nhất là bán hoặc giải thể doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Tú Anh tiếp tục phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan của việc các DNNN luôn có xu hướng tìm kiếm sự bảo hộ. Về chủ quan, đó là do cơ chế trùng lắp chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước. Về khách quan, những nhà quản lý DNNN hiện nay không phải là những người đã thiết kế nên các doanh nghiệp mà họ đang quản lý.
Còn theo tác giả Nguyên Lê (bài Dưới lăng kính cạnh tranh và hội nhập), PVN đã thất bại trong cạnh tranh về giá với xăng dầu nhập khẩu. Nếu xét thế và lực thực sự (không núp bóng ưu đãi của Nhà nước) thì khu vực kinh tế tư nhân đang có cơ dẫn dắt con thuyền cạnh tranh, hội nhập hơn so với khu vực kinh tế nhà nước.
Các bài viết khác trong số báo tuần này xin được giới thiệu:
Sự chuyển giao lặng lẽ - Hải Lý: Trong cuộc họp ngày 10-9 ở hội sở Sacombank, ông Trầm Bê thiết tha đề nghị Sacombank tiếp nhận nhân viên Ngân hàng Phương Nam và nhấn mạnh sắp tới có thể có những thay đổi ở ngân hàng…
Đi qua ruộng dưa… (mục Ý kiến): Đã làm quản lý nhà nước thì đừng dính vào chuyện kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào. Đó là cách bảo vệ tính liêm chính của người cầm cân nảy mực.
Tư duy làm luật vẫn chưa chuyển – Tư Giang: Vẫn còn tràn lan tình trạng các bộ, ngành và địa phương ban hành điều kiện kinh doanh trong các văn bản bất chấp Luật đầu tư, Luật Ban hành các văn bản pháp luật.
Cái giá của việc làm BOT bằng mọi giá? – Lan Nhi: Bộ Giao thông vận tải và Bộ kế hoạch và Đầu tư đang tranh luận gay gắt xung quanh các vấn đề pháp lý – sai phạm hay không sai phạm – tại hai dự án BOT: dự án mở rộng đoạn Nghi Sơn – Cầu Giát và dự án nâng cấp quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang.
Nghịch lý giá sữa tại Việt Nam – Thuận Nguyễn & Đinh Tuấn Minh: Với những diễn biến đang diễn ra trên thị trường sữa, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền nghi ngờ về hiệu quả của biện pháp bình ổn giá đang được thực hiện.
Vì sao SCIC mua cổ phần MBB? – Linh Trang: Sau thương vụ chào bán cổ phần nâng vốn điều lệ lên gần 16.000 tỉ đồng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MBB), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trở thành cổ đông lớn thứ hai chỉ đứng sau Viettel. Liệu SCIC đang tìm kiếm điều gì trong vai trò cổ đông lớn của MBB?
“Phác họa” chân dung đội ngũ điều hành ngân hàng mới – Hồng Phúc: Những người đã và đang điều hành ngân hàng trong nhiều năm thử “phác họa” chân dung đội ngũ điều hành ngân hàng trong thời gian tới.
Nghị định 78: nhiều quy định “cởi trói” cho doanh nghiệp – ThS. Hoàng Thanh Tuấn: Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp được ban hành (và có hiệu lực từ ngày 1-11-2015) trên cơ sở bám sát những đổi mới trong công tác đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Nợ công tính lại đã lên 66,4% GDP – Tư Hoàng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán lại nợ công trong năm 2014, nếu tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng là 5% nợ công trong nước thì sẽ là 66,4% GDP, chênh lệch tới 6,5 điểm phần trăm so với mức 59,9% GDP đã được công bố.
Đánh trống bỏ dùi – Ngọc Lan: Từ thực tế quy định hiện hành và dự thảo mới, khó hy vọng việc công bố thông tin nhằm minh bạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ được cải thiện.
Bài toán giá điện của EVN – Văn Nam: Dù các yếu tố đầu vào cho sản xuất điện đã giảm nhiều trong thời gian qua, các phương án về giá điện giai đoạn 2016-2017 đều tăng áp lực trả thêm tiền điện cho người sử dụng, nhất là người nghèo – những người sử dụng ít điện.
Đời thường của thừa phát lại – Quang Chung: Thừa phát lại kể việc họ làm hàng ngày, qua đó, nhiều người có thể hình dung rõ hơn về nghề này.
Đã làm thì phải “đáng đồng tiền” – Đào Loan: Đang có sự lãng phí rất lớn trong hoạt động quảng bá du lịch, tổ chức sự kiện, trong đó có các hội chợ, hội thảo…
Méo mó bức tranh xuất, nhập khẩu – Nguyễn Đình Bích: Bức tranh xuất nhập khẩu tháng 8 bất ngờ đẹp hơn hẳn do những biến động giá cả làm cho… “biến dạng". Về bản chất, căn bệnh nhập siêu đã mạnh lên rất đáng kể.
Quản lý khủng hoảng truyền thông – Nguyễn Hữu Long: Quản lý khủng hoảng truyền thông bao gồm ba hoạt động chính: hoạch định để ngăn ngừa khủng hoảng; tổ chức xử lý khi khủng hoảng xảy ra; và tổ chức khắc phục hậu quả.
Doanh nghiệp cần gì từ phía nhà trường? – Nguyễn Quang Bình: Hiện nay, trong tuyển dụng, doanh nghiệp thường đòi hỏi ứng viên vừa phải rành về kỹ thuật chuyên môn vừa phải biết quản trị. Mô hình đào tạo kết hợp giữa các trường doanh thương với các trường kỹ thuật nghề đang được thử nghiệm rầm rộ ở một số nước Âu – Mỹ.
Để đưa hàng vào siêu thị nước ngoài – Thu Nguyệt: Mục tiêu của Đề án Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài là đến năm 2020, hàng Việt sẽ được xuất khẩu trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại các quốc gia ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam ở châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ không dễ dàng, nó phụ thuộc chủ yếu vào doanh nghiệp chứ không phải vào ý muốn của cơ quan chức năng.
Các “ông lớn” Đông dược “đau đầu” – Hoàng Nhung: Có ý kiến cho rằng nếu công nghiệp tân dược không phải là thế mạnh thì sản xuất Đông dược chính là lợi thế quốc gia khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do. Nhưng thực tế éo le ở chỗ những ai đầu tư lớn lại cạnh tranh không hiệu quả.
Thành công nhờ… nghĩ khác! – Đức Tâm: Chuyện khởi nghiệp của ông chủ Tập đoàn Mỹ Lan – “Google của Trà Vinh”. Ai nói Trà Vinh nghèo chứ ông thấy Trà Vinh là một vùng đất trù phú, giàu có…
Khốn khổ như ngư dân – Đoàn Khắc Xuyên: Công nhân lương ba cọc ba đồng – khổ! Nông dân được mùa thì mất giá, mất mùa thì đói – khổ! Nhưng xem ra chưa chắc đã khổ bằng ngư dân làm thuê với thu nhập thất thường mà lại phải đối mặt với vô vàn hiểm nguy trên biển.
Chết cháy và vấn đề an sinh xã hội – Huỳnh Văn Mỹ: Ngoài chính sách xóa đói giảm nghèo cần có những chương trình, đề án được duy trì lâu dài, rộng khắp nhằm cấp cứu, hỗ trợ kịp thời những trường hợp bi thiết để ngăn ngừa những thảm kịch đau lòng có thể xảy ra.
Tết Trung thu và sự xa xỉ - Nguyễn Vĩnh Nguyên: Trung thu vẫn được biểu hiện rất đúng với vẻ hào nhoáng của một đời sống phú quý sinh lễ nghĩa. Phía sau nó là biết bao chênh lệch, bất bình đẳng trong xã hội.
Châm cứu: của nhà, không quý bằng người ta? – Đức Tâm: Điều trị bệnh bằng châm cứu đang được nhiều nước phương Tây đánh giá cao. Ngày càng có nhiều người chuyên tâm học hỏi và nghiên cứu.
Một cuộc họp lớp cũ – Thanh Hương: Một cuộc họp lớp sau 25 năm cho thấy những gì người ta đã sống và cho đi, hay ứng xử, đều chẳng bao giờ mất đi trong lòng người.
Trang Kinh tế thế giới có các bài:
Volkswagen gặp đại hạn - Thái Bình: Tập đoàn xe hơi Volkswagen đang phải trả một cái giá cực đắt cho hành vi lừa dối trong kinh doanh.
Niềm tin lung lay - Minh Đức: Malaysia đang phải đối phó với nhiều khó khăn chồng chất: giá dầu sụt giảm, đồng tiền mất giá kỷ lục và quan trọng hơn cả là vụ bê bối chính trị liên quan đến quỹ đầu tư của chính phủ.
Bầu cử ở Hy Lạp: ván cược thắng của ông Tsipras - Quang Dũng: Chiến thắng của đảng Syriza và ông Alexis Tsipras trong cuộc bầu cử tại Hy Lap gửi đi thông điệp quan trọng từ phía cử tri Hy Lạp: chấp nhận các cải cách khắc khổ mà châu Âu áp đặt.
Mời bạn đọc đón xem!
|
Wednesday, September 23, 2015
TBKTSG số 39-2015: Hội nhập kiểu gì?
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 23/09/2015, http://www.thesaigontimes.vn/136083/TBKTSG-so-39-2015-Hoi-nhap-kieu-gi.html, Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, ai cũng biết khả năng bảo hộ của Chính phủ đối với doanh nghiệp trong nước là rất hạn chế. Ấy vậy mà các DNNN vẫn quen tìm kiếm sự bảo hộ trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Mời đọc chuyên mục Sự kiện & vấn đề chủ đề “Hội nhập kiểu gì?” trên TBKTSG phát hành vào sáng mai, ngày 24-9 về vấn đề này.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment