TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, tại cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính phủ với hơn 70 nhà khoa học trẻ.
Là khách mời duy nhất không nằm trong nhóm các nhà khoa học trẻ được mời phát biểu, ông Bình đã đưa ra hai ý kiến mà theo ông, nếu tập trung làm thì có thể giúp Việt Nam tránh nguy cơ “vừa già vừa nghèo”.
Thứ nhất, là làm sao nhanh chóng nâng cao năng lực tiếp thu khoa học công nghệ của quốc gia.
Và thứ hai là cơ chế để tạo dựng nhiều “Nguyễn Hà Đông” (người sáng tạo trò chơi Flapy Bird) tại Việt Nam.
Mờ nhạt mạo hiểm
Ở vế thứ hai, Chủ tịch FPT kể lại, ông đã đặt câu hỏi với đại diện nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, vì sao họ không sang Việt Nam?
“Họ thẳng thừng trả lời: “Tôi biết Việt Nam các bạn giỏi, nhưng tôi không thể vào Việt Nam được, vì làm thủ tục lâu quá”, ông nói.
Ông Bình dẫn chứng, ngay FPT khi mời một công ty của Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử, cũng phải mất tới 9 tháng vì thủ tục. Nếu không phải là “bạn thân” thì đối tác đã đi lâu rồi, ông nói.
Ông khái quát, với các công ty khởi nghiệp, thông thường 10 công ty thì chỉ có một hai công ty thành công, và thành công này lại phụ thuộc nhiều vào các quỹ đầu tư mạo hiểm.
“Nhưng rất buồn là các quỹ đầu tư mạo hiểm hiện nay không vào Việt Nam, trong khi họ rất nhiệt tình và năng động hoạt động ở các nước trong khu vực. Lý do là vì môi trường pháp lý về đầu tư mạo hiểm của chúng ta chưa thuận lợi”, ông Bình nói.
Việt Nam đã có cơ chế về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và hiện đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về sản xuất các thiết bị di động, với các tập đoàn như Samsung, Nokia (hiện nay là Microsoft), LG…, tuy vậy, theo ông Bình, vẫn rất cần các quỹ đầu tư mạo hiểm.
“Các nước thu hút được đầu tư mạo hiểm, thì không có lý do gì Việt Nam không thu hút được, bởi Việt Nam vừa đông người, vừa nhiều ý tưởng”, ông nói.
Tự mãn quá sớm
Nhìn nhận về các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up), Chủ tịch FPT cho biết, ông thực sự rất ấn tượng câu chuyện của Nguyễn Hà Đông, “bởi đây đã trở thành một trong những biểu tượng sáng tạo của thế giới”.
Nhưng còn nhiều người khác có thể làm được như Nguyễn Hà Đông, vấn đề là điều kiện để cho họ làm. Theo ông Trương Gia Bình, cơ chế, chính sách để thu hút các công ty, quỹ đầu tư mạo hiểm đã đến lúc rất cần kíp. FPT cũng đã thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm để sẵn sàng “dấn thân” đi trước.
Tuy nhiên, ông Bình cũng cho rằng, một hạn chế hiện nay của các start-up là thường không đi đến cùng.
Bởi, khi bắt đầu thành công các start-up thường hài lòng quá sớm. Nhiều start-up bắt đầu tự mãn và không sống với đam mê như những ngày đầu.
Đây là điểm cần khắc phục lớn nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam, theo ông Bình.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp đã gọi được vốn đầu tư 5 triệu USD, 10 triệu USD hay 20 triệu USD, nhưng nếu so với các nước hàng xóm Việt Nam là Malaysia, Thái Lan…, nhiều start-up còn gọi được 300 - 500 triệu USD, thì các con số này vẫn còn quá nhỏ bé.
“Các nhà đầu tư không muốn các bạn hài lòng quá sớm, vì cuối cùng, vấn đề là các bạn có thể thay đổi được thế giới hay không. Thế giới ấy không phải ở Việt Nam mà là toàn cầu”, ông Bình chia sẻ.
Và thứ hai là cơ chế để tạo dựng nhiều “Nguyễn Hà Đông” (người sáng tạo trò chơi Flapy Bird) tại Việt Nam.
Mờ nhạt mạo hiểm
Ở vế thứ hai, Chủ tịch FPT kể lại, ông đã đặt câu hỏi với đại diện nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, vì sao họ không sang Việt Nam?
“Họ thẳng thừng trả lời: “Tôi biết Việt Nam các bạn giỏi, nhưng tôi không thể vào Việt Nam được, vì làm thủ tục lâu quá”, ông nói.
Ông Bình dẫn chứng, ngay FPT khi mời một công ty của Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử, cũng phải mất tới 9 tháng vì thủ tục. Nếu không phải là “bạn thân” thì đối tác đã đi lâu rồi, ông nói.
Ông khái quát, với các công ty khởi nghiệp, thông thường 10 công ty thì chỉ có một hai công ty thành công, và thành công này lại phụ thuộc nhiều vào các quỹ đầu tư mạo hiểm.
“Nhưng rất buồn là các quỹ đầu tư mạo hiểm hiện nay không vào Việt Nam, trong khi họ rất nhiệt tình và năng động hoạt động ở các nước trong khu vực. Lý do là vì môi trường pháp lý về đầu tư mạo hiểm của chúng ta chưa thuận lợi”, ông Bình nói.
Việt Nam đã có cơ chế về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và hiện đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về sản xuất các thiết bị di động, với các tập đoàn như Samsung, Nokia (hiện nay là Microsoft), LG…, tuy vậy, theo ông Bình, vẫn rất cần các quỹ đầu tư mạo hiểm.
“Các nước thu hút được đầu tư mạo hiểm, thì không có lý do gì Việt Nam không thu hút được, bởi Việt Nam vừa đông người, vừa nhiều ý tưởng”, ông nói.
Tự mãn quá sớm
Nhìn nhận về các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up), Chủ tịch FPT cho biết, ông thực sự rất ấn tượng câu chuyện của Nguyễn Hà Đông, “bởi đây đã trở thành một trong những biểu tượng sáng tạo của thế giới”.
Nhưng còn nhiều người khác có thể làm được như Nguyễn Hà Đông, vấn đề là điều kiện để cho họ làm. Theo ông Trương Gia Bình, cơ chế, chính sách để thu hút các công ty, quỹ đầu tư mạo hiểm đã đến lúc rất cần kíp. FPT cũng đã thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm để sẵn sàng “dấn thân” đi trước.
Tuy nhiên, ông Bình cũng cho rằng, một hạn chế hiện nay của các start-up là thường không đi đến cùng.
Bởi, khi bắt đầu thành công các start-up thường hài lòng quá sớm. Nhiều start-up bắt đầu tự mãn và không sống với đam mê như những ngày đầu.
Đây là điểm cần khắc phục lớn nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam, theo ông Bình.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp đã gọi được vốn đầu tư 5 triệu USD, 10 triệu USD hay 20 triệu USD, nhưng nếu so với các nước hàng xóm Việt Nam là Malaysia, Thái Lan…, nhiều start-up còn gọi được 300 - 500 triệu USD, thì các con số này vẫn còn quá nhỏ bé.
“Các nhà đầu tư không muốn các bạn hài lòng quá sớm, vì cuối cùng, vấn đề là các bạn có thể thay đổi được thế giới hay không. Thế giới ấy không phải ở Việt Nam mà là toàn cầu”, ông Bình chia sẻ.
Mạnh Chung
No comments:
Post a Comment