Điểm đáng chú ý và đáng trông đợi nhất trong ngày đầu tiên thực hiện điều chỉnh kép về tỷ giá đã thể hiện...
Mức độ khơi thông dòng chảy đã thể hiện rất rõ khi quy mô giao dịch trên thị trường
liên ngân hàng trong ngày 19/8 đã đột biến với khoảng 2 tỷ USD, cao gấp ba lần
so với bình quân hai ngày đầu tuần.
Ghi nhận ngày đầu tiên thực hiện điều chỉnh kép trên, ngày 19/8, thị trường đã diễn ra sôi động, đặc biệt là nguồn cung ngoại tệ đã chảy rất mạnh.
“Sau khi điều chỉnh, đồng bạc xanh ngay lập tức tăng vọt hơn 300 điểm, đạt đỉnh ở 22.420 trước khi lực bán xuất hiện khá mạnh, đẩy cặp tỷ giá lùi về 22.350-22.380 với thanh khoản cải thiện. Cuối ngày giao dịch, lực mua tăng dần trên thị trường liên ngân hàng đã đẩy USD/VND tăng trở lại quanh mức 22.390. Tâm lý thị trường duy trì xu hướng thận trọng”, báo cáo nhanh cuối ngày của khối nghiên cứu của ngân hàng HSBC cho biết.
Còn theo số liệu VnEconomy tìm hiểu, mức độ khơi thông dòng chảy đã thể hiện rất rõ khi quy mô giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong ngày 19/8 đã đột biến với khoảng 2 tỷ USD, cao gấp ba lần so với bình quân hai ngày đầu tuần - hai ngày căng thẳng của phản ứng găm giữ.
Thanh khoản thị trường là điểm đáng chú ý nhất trước tác động của chính sách. Dòng vốn chảy ra mạnh phản ánh mức độ thỏa mãn của thị trường, tỷ lệ nghịch với mức độ găm giữ và phòng thủ ở vốn ngoại tệ.
Nói cách khác, việc điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước đã đánh đúng vào kỳ vọng của thị trường, kích thích được dòng chảy trở lại, bước đầu rất mạnh như trên, để xử lý vấn đề thanh khoản.
Điểm còn lại là một mặt bằng mới của tỷ giá, thị trường sẽ cần thêm thời gian để định hình. Trong khoảng thời gian này, thông thường các ngân hàng thương mại, các thành viên trên thị trường liên ngân hàng nhạy bén hơn để sớm đưa ra quyết định; các doanh nghiệp có ngoại tệ thường sẽ phản ứng chậm hơn với tâm lý phòng thủ lớn hơn.
Mặt khác, bên cạnh tỷ giá, các ngân hàng thương mại hiện hẳn đang để mắt sang lãi suất VND trên liên ngân hàng đã lên mức cao, với khoảng 5 - 5,3%/năm kỳ hạn qua đêm.
Sau khi các ngân hàng thương mại tung ngoại tệ ra bán với quy mô lớn như trên, nếu thanh khoản tiếp tục được cải thiện và tỷ giá sớm tìm được điểm cân bằng, thì dòng chảy ngoại tệ từ sự găm giữ trong doanh nghiệp dự báo cũng sẽ nhập cuộc theo.
Nếu điều đó diễn ra, một mục đích chính của Ngân hàng Nhà nước trong quyết định điều chỉnh kép lần này, là cải thiện thanh khoản thị trường, sẽ sớm đạt được.
Còn theo số liệu VnEconomy tìm hiểu, mức độ khơi thông dòng chảy đã thể hiện rất rõ khi quy mô giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong ngày 19/8 đã đột biến với khoảng 2 tỷ USD, cao gấp ba lần so với bình quân hai ngày đầu tuần - hai ngày căng thẳng của phản ứng găm giữ.
Thanh khoản thị trường là điểm đáng chú ý nhất trước tác động của chính sách. Dòng vốn chảy ra mạnh phản ánh mức độ thỏa mãn của thị trường, tỷ lệ nghịch với mức độ găm giữ và phòng thủ ở vốn ngoại tệ.
Nói cách khác, việc điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước đã đánh đúng vào kỳ vọng của thị trường, kích thích được dòng chảy trở lại, bước đầu rất mạnh như trên, để xử lý vấn đề thanh khoản.
Điểm còn lại là một mặt bằng mới của tỷ giá, thị trường sẽ cần thêm thời gian để định hình. Trong khoảng thời gian này, thông thường các ngân hàng thương mại, các thành viên trên thị trường liên ngân hàng nhạy bén hơn để sớm đưa ra quyết định; các doanh nghiệp có ngoại tệ thường sẽ phản ứng chậm hơn với tâm lý phòng thủ lớn hơn.
Mặt khác, bên cạnh tỷ giá, các ngân hàng thương mại hiện hẳn đang để mắt sang lãi suất VND trên liên ngân hàng đã lên mức cao, với khoảng 5 - 5,3%/năm kỳ hạn qua đêm.
Sau khi các ngân hàng thương mại tung ngoại tệ ra bán với quy mô lớn như trên, nếu thanh khoản tiếp tục được cải thiện và tỷ giá sớm tìm được điểm cân bằng, thì dòng chảy ngoại tệ từ sự găm giữ trong doanh nghiệp dự báo cũng sẽ nhập cuộc theo.
Nếu điều đó diễn ra, một mục đích chính của Ngân hàng Nhà nước trong quyết định điều chỉnh kép lần này, là cải thiện thanh khoản thị trường, sẽ sớm đạt được.
No comments:
Post a Comment