Ảnh minh họa.
Eurocham cho biết trong những năm qua, nhiều đợt tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được tiến hành ở Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động tái cấu trúc vẫn diễn ra với tốc độ chậm, Việt Nam dường như chưa sẵn sàng tái cấu trúc các DNNN chiến lược.
Trong khi các DNNN nhỏ và làm ăn thua lỗ đã được sáp nhập hay thanh lý, cho đến nay Nhà nước vẫn mong muốn giữ lại quyền kiểm soát các DNNN lớn.
So với các công ty tư nhân, tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn của DNNN tại Việt Nam còn ở mức rất thấp, nợ của DNNN vẫn đang đè nặng lên ngân sách Nhà nước.
Eurocham đánh giá, trên thực tế, DNNN tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi về tiếp cận vốn, đất đai và các khoản trợ cấp, dẫn đến việc bóp méo thị trường và cạnh tranh không lành mạnh giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.
"Điều đáng tiếc là không thể thấy có một "sân chơi bình đẳng" giữa các công ty tư nhân và các DNNN. Một ví dụ liên quan khác trong lĩnh vực dược phẩm là việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số sản phẩm dược phẩm nhập khẩu hiện không phải lúc nào cũng được phép tham gia (trực tiếp) vào thủ tục đấu thầu".
EuroCham cho rằng cổ phần hóa DNNN trong thực tế vẫn chưa đạt đến hiệu quả tiềm năng cao nhất. Ví dụ, số lượng cổ phiếu dành cho các nhà đầu tư tư nhân thường được đánh giá là quá thấp để thu hút đầu tư chiến lược từ khối tư nhân một cách hiệu quả (ví dụ chỉ từ 5% đến 20% cổ phiếu được chào bán ra thị trường).
Trong thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài thường chỉ quan tâm đến việc mua cổ phần DNNN nếu họ có thể nắm quyền ra quyết định trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, thay vào đó, Nhà nước lại có xu hướng giữ quyền bổ nhiệm tất cả hoặc một phần lớn thành viên hội đồng quản trị và DNNN tiếp tục được hưởng ưu đãi hơn các doanh nghiệp tư nhân.
Hơn nữa, trong thực tế, cổ phần hóa thường có nghĩa là cổ phiếu được bán cho chính người lao động của các DNNN đó. Với những lý do này, cho đến nay, sự quan tâm từ khu vực tư nhân nước ngoài trong việc đầu tư vào DNNN vẫn còn khá thấp.
NGUYÊN MINH
Ảnh minh họa.
Eurocham cho biết trong những năm qua, nhiều đợt tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được tiến hành ở Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động tái cấu trúc vẫn diễn ra với tốc độ chậm, Việt Nam dường như chưa sẵn sàng tái cấu trúc các DNNN chiến lược.
Trong khi các DNNN nhỏ và làm ăn thua lỗ đã được sáp nhập hay thanh lý, cho đến nay Nhà nước vẫn mong muốn giữ lại quyền kiểm soát các DNNN lớn.
So với các công ty tư nhân, tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn của DNNN tại Việt Nam còn ở mức rất thấp, nợ của DNNN vẫn đang đè nặng lên ngân sách Nhà nước.
So với các công ty tư nhân, tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn của DNNN tại Việt Nam còn ở mức rất thấp, nợ của DNNN vẫn đang đè nặng lên ngân sách Nhà nước.
Eurocham đánh giá, trên thực tế, DNNN tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi về tiếp cận vốn, đất đai và các khoản trợ cấp, dẫn đến việc bóp méo thị trường và cạnh tranh không lành mạnh giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.
"Điều đáng tiếc là không thể thấy có một "sân chơi bình đẳng" giữa các công ty tư nhân và các DNNN. Một ví dụ liên quan khác trong lĩnh vực dược phẩm là việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số sản phẩm dược phẩm nhập khẩu hiện không phải lúc nào cũng được phép tham gia (trực tiếp) vào thủ tục đấu thầu".
EuroCham cho rằng cổ phần hóa DNNN trong thực tế vẫn chưa đạt đến hiệu quả tiềm năng cao nhất. Ví dụ, số lượng cổ phiếu dành cho các nhà đầu tư tư nhân thường được đánh giá là quá thấp để thu hút đầu tư chiến lược từ khối tư nhân một cách hiệu quả (ví dụ chỉ từ 5% đến 20% cổ phiếu được chào bán ra thị trường).
Trong thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài thường chỉ quan tâm đến việc mua cổ phần DNNN nếu họ có thể nắm quyền ra quyết định trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, thay vào đó, Nhà nước lại có xu hướng giữ quyền bổ nhiệm tất cả hoặc một phần lớn thành viên hội đồng quản trị và DNNN tiếp tục được hưởng ưu đãi hơn các doanh nghiệp tư nhân.
Hơn nữa, trong thực tế, cổ phần hóa thường có nghĩa là cổ phiếu được bán cho chính người lao động của các DNNN đó. Với những lý do này, cho đến nay, sự quan tâm từ khu vực tư nhân nước ngoài trong việc đầu tư vào DNNN vẫn còn khá thấp.
Hơn nữa, trong thực tế, cổ phần hóa thường có nghĩa là cổ phiếu được bán cho chính người lao động của các DNNN đó. Với những lý do này, cho đến nay, sự quan tâm từ khu vực tư nhân nước ngoài trong việc đầu tư vào DNNN vẫn còn khá thấp.
NGUYÊN MINH
No comments:
Post a Comment