LTS: Đối thoại Shangri-La với sự tham gia của các đại diện Bộ quốc phòng nhiều nước vừa kết thúc với những tranh cãi nóng bỏng về vấn đề Biển Đông. Trước đó, trong buổi làm việc với đoàn nhà báo 14 nước Thái Bình Dương tại Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, Mỹ tại đảo Hawaii. Chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ Mark C. Montgomery có những chia sẻ cởi mở về tình hình Biển Đông, và tương quan quân sự của các nước trong khu vực. Ghi chép của phóng viên Hoàng Hường là thành viên trong đoàn.
Trọng tâm của nước Mỹ không phải quân sự
Chuẩn đô đốc Mark C. Montgomery: Tôi hy vọng chúng ta sẽ có một cuộc thảo luận thú vị và cởi mở. Điều quan trọng là tôi đang phát biểu trước các khán giả khu vực Thái Bình Dương. Khi diễn thuyết ở một diễn đàn quốc tế, tôi luôn tự nhắc mình là nước Mỹ là một nước thuộc khu vực Thái Bình Dương, một quốc gia với sự tăng trưởng thương mại nhanh chóng.
Kể từ đó hải quân Mỹ, nói rộng hơn là quân đội Mỹ, trở thành một trong những nhân tố chính đảm bảo cho tự do hóa thương mại, an ninh, và đem đến môi trường giao thương thuận lợi cho các nước trong khu vực Thái Bình Dương. Như bạn đã biết, vào tháng 10/1994 đã xảy ra một cuộc chiến trên biển Philippines, chính xác đấy là cuộc chiến thứ hai xảy ra trên vùng biển này.
Điều này cũng đã được thể hiện trong chiến lược tái thiết của Tổng thống Mỹ.
Các bạn cũng có thể thấy những bước tiến quan trọng và sự có mặt của lực lượng của chúng tôi tại Nhật Bản, tại khu vực đông Thái Bình Dương, tại Hàn Quốc để ứng phó với tình hình tại đây.
Thỉnh thoảngchúng tôi cũng đóng quân tại Singapore, và bắt đầu có hoạt động tại Darwin, Australia từ đầu tháng này (5/2015).
Đối với tôi, điều quan trọng nhất trong lĩnh vực quân sự là khả năng và tiềm lực của lực lượng. Ví dụ như không quân, hay số lượng của các hải cảng tại Guam, hay việc hiện đại hóa các máy bay quân sự tại thành phố Washington, bang Georgia vào mùa hè này.
Khi bạn đến hỏi tôi rằng hệ thống nào được tập trung để thúc đẩy hiệu quả của hệ thống an ninh quốc gia Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương – nói thật lòng - tôi sẽ không đề cập đến không quân hay hệ thống vũ khí, mà là TPP (Hiệp định Hợp tác Thương mại Thái Bình Dương) Nó chính là lý do chúng tôi có mặt tại đây.
Nước Mỹ cùng với các nước khác được hưởng lợi từ một nền thương mại toàn cầu năng động và đang phát triển, và Hoa Kỳ thực sự là một thành viên của khu vực Thái Bình Dương. Và TPP giúp cho những chiếc tàu của chúng tôi có mặt tại đây.
Ông có thể chia sẻ một số thông tin hiện tại về quan hệ quân sự Mỹ - Trung?Liệu mối quan hệ này có đang được điều chỉnh sau khi xuất hiện một vài vụ việc gây xôn xao dư luận với sự tham gia của Trung Quốc?
Với những diễn biến hiện nay, quan hệ quân sự giữa Mỹ - Trung chắc chắn được chú ý nhất. Tôi nghĩ rằng mối quan hệ quân sự giữa hai nước vẫn đang được duy trì, không tăng hay giảm về số lượng.
Các sáng kiến và giải pháp vẫn đang tiếp tục được đưa ra tại APEC, sẽ có nhiều việc phải làm cho năm 2016 và các năm tiếp theo. Những cuộc gặp song phương giữa các lực lượng hải quân, giữa các nước cần thảo luận vẫn được tổ chức thường xuyên. Các đối tác Trung Quốc đã có những cuộc thảo luận thẳng thắn.
Dù giữa các nước đã ký kết điều gì, Biển Đông vẫn đang có sự tham gia tích cực và hợp tác giữa các lực lượng hải quân. Trên thực tế, các quan chức và sỹ quan quân đội Mỹ vẫn có các cuộc gặp thường xuyên với những quan chức đồng cấp Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như từ các quốc gia có hoạt động quân sự tại khu vực này để hỗ trợ các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Quan hệ quân sự không thể đánh giá là tiến triển hay giảm đi dựa trên một sự kiện riêng lẻ.
Chúng tôi đang duy trì nhằm xây dựng khả năng và tiềm lực cho quân đội của nhau, chống lại những rủi ro có thể xảy ra trong khu vực như trường hợp tại Nepal.
Chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ Mark C. Montgomery. Ảnh: PACOM |
Biển Đông khiến chúng tôi quan tâm hơn
Trách nhiệm của quân đội là luôn sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra. Nếu như ông so sánh về bản thân mình giữa 2 năm trước đây và bây giờ, mức độ quan tâm về tình hình Biển Đông của ông thế nào? Trong tương lai 10 năm, 15 năm tới, liệu có thể xảy ra tình trạng mà Ấn Độ ở một bên, Nhật Bản ở một bên, và ông đứng ở đâu?
Tôi đứng ở giữa (cười). Với câu hỏi đầu tiên, tôi xin trả lời: Triều Tiên vẫn luôn nằm trong mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi. Cũng có những mối quan tâm khác như cứu trợ nhân đạo, HIV/AIDS…
Vấn đề Biển Đông đang ngày càng làm gia tăng sự quan tâm của chúng tôi. Trung Quốc có những hành động mở rộng phạm vi trên vùng biển này trong những năm vừa qua, tranh chấp với một số nước khác, mở rộng quân số về phòng không và hải quân trong khu vực. Đây là những hành động gây hấn trong khu vực. Tôi nghĩ kết quả của việc tuyên bố chủ quyền là sự gia tăng những bất đồng đối với họ và mối quan ngại trên Biển Đông.
Thời điểm hiện tại, Ấn Độ đang có vai trò năng động hơn tại khu vực Ấn Độ Dương (Indian Ocean) và khu vực Nam Á. Sự hợp tác giữa hải quân Hoa Kỳ và Ấn Độ cũng nhiều hơn. Chúng tôi có nhiều cuộc tập trận hải quân thường niên như “Malabar” và nhiều cuộc tập trận với các đối tác khác. Malabar là cuộc tập trận được định hướng về an ninh trên biển, luôn có những thử thách kể từ thời điểm năm 1962 với tình hình trên Ấn Độ Dương.
Thử thách lớn nhất là sự minh bạch
Ông nhìn nhận thế nào về rủi ro nước Mỹ có gặp phải khi nước Mỹ tham dự và đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trên Biển Đông?
Tôi nghĩ rủi ro ở đây có thể là sự hiểu nhầm lẫn nhau (misunderstanding), và những vấn đề về việc xây dựng căn cứ hay quân sự hóa vùng biển. Điều rõ ràng là hiện có nhiều công trình đang được xây dựng lên, góp phần vào sự bất ổn của khu vực. Có quá nhiều tuyên bố chủ quyền ở khu vực này. Đối với hầu hết các tuyên bố, chúng tôi đều không đưa ra quan điểm của mình.
Đồng thời, chúng tôi không phản đối bất kỳ quốc gia nào đóng góp vào tình hình an ninh và thịnh vượng chung của khu vực Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Gần đây trong khu vực có nhiều cuộc tập trận của Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan trên eo biển Malacca, nơi thường xảy ra nạn cướp biển. Những nỗ lực như vậy hỗ trợ cho hoạt động tự do hàng hải và thông tin được thông suốt.
Hãy nhìn vào Châu Phi như ở Maroc hay Đông Phi chẳng hạn, họ không thể có một cách tiếp cận mang tính khu vực để tìm ra được một giải pháp vì nhiều lý do, như thiếu khả năng, thiếu thiện chí chính trị. Với eo biển Malacca, có một tổ chức quốc tế với sự tham gia của 4 nước Đông Nam Á để đương đầu với nạn cướp biển như vậy.
Theo ông, đâu là thử thách lớn nhất đối với sự hợp tác quân sự Trung – Mỹ?
Tôi có khoảng 2,5 năm phụ trách một hạm đội chiến đấu, từng ba lần tiếp xúc với các quan chức Trung Quốc, vốn rất quan tâm tới những gì chúng tôi thể hiện. Tôi nghĩ rằng thử thách lớn nhất là sự minh bạch (transparency). Bởi vì khi nào TQ thể hiện sức mạnh quân sự của mình, họ không bao giờ mang theo một máy bay, tàu chiến, thiết bị… chuyên nghiệp nào trong hạm đội của họ. Thay vào đó, họ muốn chúng tôi làm việc ấy. Chúng tôi phải xây dựng những mối quan hệ, đồng thời phải làm quen với cách thức hợp tác với họ.
Hoàng Hường
No comments:
Post a Comment