Wednesday, January 14, 2015

Siêu thị điện máy: Mong được bán thân cho nước ngoài?

Báo Vietnamnet, ngày 15/01/2015,        http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/216702/sieu-thi-dien-may--mong-duoc-ban-than-cho-nuoc-ngoai-.html,        Hai năm qua, các DN bán lẻ điện máy liên tục mở thêm các siêu thị mới, không chỉ ở thành phố lớn mà còn ở các tỉnh lẻ. Riêng năm 2014 đã có gần 30 siêu thị điện máy mới ra đời. Ngoài lý do mở rộng hệ thống để tăng thị phần, còn có lý do quan trọng là mở ra, chiếm thị trường rồi bán cho DN tư nước ngoài.

Gánh nặng thua lỗ
Một DN kinh doanh trong kinh doanh điện máy cho biết, bán được cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài giờ là lối thoát tốt nhất với nhiều DN bởi những khoản lỗ ngày càng tăng, đang là gánh nặng lớn đối với họ.
Thương vụ công ty PowerBuy, thuộc tập đoàn Central Group (Thái Lan) mua 49% cổ phần của hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim, có lẽ chính là điều mơ ước với nhiều DN bán lẻ điện máy Việt Nam hiện nay.
kinh doanh, bán lẻ, đầu-tư, điện máy, siêu-thị, DN, hàng hóa, thua-lỗ, nước-ngoài.
Sự bùng nổ của các trung tâm điện máy trong mấy năm qua, đã khiến áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, giá cả nhiều sản phẩm điện máy rơi xuống mức quá thấp, lợi nhuận không còn đáng kể.
Năm 2014, thị trường điện máy có tổng doanh thu hơn 100.000 tỷ đồng. Không ít các DN kinh doanh trong lĩnh vực điện máy có doanh thu "khủng", nhưng doanh số cao mà lợi nhuận không cao.
Công ty Trần Anh, theo báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2014, tổng doanh thu đạt 1.744 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận âm 4 tỷ đồng. Một "đại gia" khác là VHC, có doanh số 2014 đạt khoảng 6.800 tỷ đồng, nhưng từ chối công bố lợi nhuận, chỉ nói chung chung là ở mức “an toàn”.
Thực tế, chỉ cần quan sát, các DN điện máy liên tục tung ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá "khủng" mấy năm qua, cùng việc không ngừng mở rộng hệ thống phân phối sẽ rõ, chẳng thể nào có nhiều lợi nhuận.
Các nguồn tin kinh doanh cho biết, nhiều DN bán lẻ điện máy đang trong tình trạng tài chính rất khó khăn, phải dựa quá nhiều vào vốn vay, đây là điều rất đáng lo ngại.
Để mở một siêu thị mới, theo tính toán, chi phí lên tới trên 40 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận không có; Vậy các DN lấy đâu tiền để mở liên tiếp nhiều siêu thị mới?.
Một DN tiết lộ, đa số nhà bán lẻ điện máy đang dùng chính hàng hóa làm tài sản thế chấp, nghĩa là được nợ tiền hàng từ nhà cung cấp, nhà bán lẻ dùng tiền này để mở điểm bán mới. Khi đến hạn thanh toán thì vay ngân hàng từ tài sản thế chấp và hàng tồn kho để trả nợ cho nhà cung cấp. Khi hàng không bán được thì nợ chồng nợ.
Tại khu vực phía Bắc, nhiều DN đang gánh khoản nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng, liên tục bị các ngân hàng và công ty bảo hiểm đưa ra cảnh báo. Không chỉ nợ ngân hàng, mà còn nợ cả nhà cung cấp.
Chỉ cần dạo qua các siêu thị điện máy sẽ thấy rõ, những siêu thị nào hàng hóa bày bán chẳng có nhiều, cũng đồng nghĩa với gặp khó khăn. Có thể là do nợ lớn, không thanh toán được cho nhà cung cấp, nên bị cắt hàng.
Khi khó khăn chồng chất, thì việc bán một phần, hoặc toàn bộ vốn chủ sở hữu, là điều khó tránh khỏi.
Một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ điện máy cho biết. Hàng ngày, người ta vẫn đọc thấy đâu đây, những thông tin về DN điện máy đang trong quá trình đàm phán để thực hiện mua bán, sáp nhập với vài cái tên nhà đầu tư nước ngoài.
Bán rẻ cho nước ngoài?
Từ lâu, hầu hết các DN trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ điện máy đều lên kế hoạch kêu gọi đối tác ngoại góp vốn, với mong muốn có nguồn tiền dồi dào đưa vào kinh doanh, cùng kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư nước ngoài, sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng, quản trị DN...
kinh doanh, bán lẻ, đầu-tư, điện máy, siêu-thị, DN, hàng hóa, thua-lỗ, nước-ngoài.
Tuy nhiên, còn điều "tế nhị" mà chẳng ai nói ra, đó là mong muốn bán để thu hồi vốn, giảm gánh nặng tài chính cho ông chủ.
Thời gian tới sẽ còn nhiều DN điện máy Việt Nam sẽ thực hiện mua bán với những thương vụ đình đám.
Nhưng nhiều ý kiến cho rằng các DN điện máy Việt Nam đang trong thế bị động, bởi trong lúc khó khăn mà bán thì tất nhiên sẽ không bao giờ được như ý muốn.
Nhà đầu tư nước ngoài rất khôn khéo, đàm phán từ nhiều năm, cứ "vờn" như "mèo vờn chuột", cho đến khi mệt nhừ, đợi đúng thời điểm lợi nhuận thấp, thua lỗ không chịu nổi, mới ra tay và trên bàn đàm phán DN Việt Nam luôn ở thế yếu.
Thị trường điện máy vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng các dự báo cho thấy năm 2015 vẫn có mức tăng trưởng 2 con số, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ điện thoại và được đánh giá là đặc biệt giàu tiềm năng, nhờ dân số đông cũng như cơ cấu trẻ. Đạị diện của tập đoàn Central Group cũng cho biết, thị trường bán lẻ Trung Quốc đã bão hòa và Việt Nam mới là hứa hẹn. Chính vì vậy, chúng tôi rất kỳ vọng và dự định đầu tư khá nhiều vào đây.
Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài từng bước chiếm lĩnh thị trường, thì DN trong nước chỉ muốn bán tháo. "Hợp tác chiến lược" kiểu này, càng bộc lộ DN Việt Nam không có lợi thế, chỉ giúp nhà đầu tư nước ngoài mở rộng hệ thống bán lẻ điện máy tại Việt Nam, còn thương hiệu nội địa có nguy cơ biến mất.

Trần Thủy

No comments:

Post a Comment