Sunday, January 11, 2015

Dầu dưới 50 USD: Gói kích thích kinh tế 3 tỷ USD

Báo VnExpress, ngày 11/01/2015,       http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/215956/dau-duoi-50-usd--goi-kich-thich-kinh-te-3-ty-usd.html,       Giá dầu thô đã sụt giảm dưới 48 USD/thùng. Cơ quan quản lý Việt Nam sẽ phải đắn đo việc giảm sản lượng, tăng thuế, cân đối thu chi... nhưng theo các chuyên gia kinh tế, hãy ưu tiên cơ hội này cho người dân và doanh nghiệp.

Giảm giá đầu vào tới 65.000 tỷ đồng
Phiên giao dịch đêm 7/1 tại New York, Mỹ đã tiếp tục nhấn chìm giá dầu thô xuống một đáy mới. Dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2015 giờ chỉ còn 47,93 USD/thùng. Dầu Brent ở Anh cũng chỉ giao dịch ở mức giá 49,92 USD/thùng. Đây là mức giá của thời kỳ khủng hoảng dầu lửa năm 2008.
Nhu cầu giảm cộng với tuyên bố của các nước dầu mỏ, không cắt giảm nguồn cung thì nhiều chuyên gia kinh tế của Mỹ cũng tin rằng, dầu thô sẽ còn xuống mốc 40 USD/thùng. Đặc biệt, giới phân tích không loại từ khả năng sẽ có mức giá 30 USD/thùng, tương tự như mức giá đầu năm 2009. Dầu có thể mất giá tới 70% so với giữa năm 2014.
Rõ ràng, với các nước xuất khẩu dầu mỏ có giá thành cao sẽ gặp khó, bởi sụt giá kỷ lục như trên là nguy cơ của phá sản, vỡ nợ. Với các nước nhập khẩu, đó là lộc trời cho. Nhưng ở Việt Nam, vừa xuất khẩu dầu thô, vừa nhập khẩu xăng dầu thì lại có một bức tranh riêng đa dạng hơn.
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, chia sẻ với báo chí cho hay: Nếu giá dầu thô giảm 40%, chúng ta sẽ giảm giá đầu vào khoảng 3-3,2 tỷ USD, tương đương khoảng 60-65.000 tỷ đồng. Nền kinh tế có nhiều khả năng sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng 6,2%. Đây chính là nền tảng để tăng thu ngân sách vững chắc.
xăng-dầu, tăng-giá-xăng, giảm-giá-dầu, xuất-lậu, quỹ-bình-ổn, Petrolimex, giá-điện, giá-than, giá-sữa, dầu-thô, PVN
Giá dầu thô đã sụt giảm dưới 48 USD/thùng
Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, ước tính, năm 2014, các mặt hàng xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu chiếm 14,6% chi phí trung gian của nền kinh tế, tương đương 8,8% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế. Vì thế, khi mặt hàng này giảm tới 30% chỉ trong nửa cuối năm đã làm giảm đáng kể chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
Ông Ngoạn cho hay, Uỷ ban đã tính toán giá thành sản xuất công nghiệp năm 2015 sẽ giảm 3% nếu như giá dầu thô giảm 33%. Đây là mức giảm rất tốt.
Trong khi đó, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhìn nhận, hãy cứ tính bài toàn tiết kiệm được của người dân đi xe máy, ô tô là thấy được lợi ích thế nào từ giá dầu giảm. Kể từ mức giá đỉnh cao 25.640 đồng/lít, hiện giá một lít xăng đã giảm tới 8.100 đồng.
Hiện cả nước đang lưu hành 35 triệu chiếc xe máy. Với mức tiêu hao trung bình khoảng 2 lít xăng cho 100 km thì tổng mức tiết kiệm cho người tiêu dùng xe máy ở Việt Nam là 567 tỷ đồng cho quãng đường 100km.
Cùng đó, với 1,5 triệu ô tô đang lưu thông và mức tiêu hao trung bình tạm tính 10 lít xăng cho 100km thì mức tiết kiệm đã là 121,5 tỷ đồng.
Đặc biệt, với doanh nghiệp sản xuất thì mức tiết kiệm có thể còn nhiều hơn. Khi đó, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
"Xét tổng thể, giá dầu thô giảm là thuận lợi cho cải cách kinh tế của Việt Nam. Chi phí tiết kiệm nhiên liệu là rất đáng kể. Điều này sẽ giúp cải thiện các chi tiêu khác cho người nghèo, còn người giàu sẽ có thêm tiền để tăng đầu tư, gia tăng lợi nhuận", TS Thiên bày tỏ.
Thuận cho cải cách
Cuối tháng 12/2014, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ hai kịch bản ứng phó với giá dầu thô, trong đó, một kịch bản giữ nguyên sản lượng khai thác dầu và một kịch bản sẽ cắt giảm sản lượng khai thác dầu ở những mỏ có giá thành cao.
xăng-dầu, tăng-giá-xăng, giảm-giá-dầu, xuất-lậu, quỹ-bình-ổn, Petrolimex, giá-điện, giá-than, giá-sữa, dầu-thô, PVN
Cơ quan quản lý Việt Nam sẽ phải đắn đo việc giảm sản lượng, tăng thuế, cân đối thu chi...
Tại thời điểm trình kịch bản này, giá dầu thô vẫn còn dao động ở mức 65 USD/thùng. Nhưng con số này giờ đã quá lạc hậu so với đáy mới vừa được thiết lập 47-48 USD/thùng. Đặc biệt, 2 tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi còn tuyên bố sẽ không cắt sản lượng dù cho giá dầu xuống 20 USD/thùng. Ở quốc gia này, chi phí khai thác dầu mỏ chỉ 15 USD/thùng. Nhưng ở Việt Nam, chi phí này là con số 30-70 USD/thùng, thấp hơn một chút so với Mỹ là 60-80 USD/thùng.
Ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã cho biết, nếu dưới 60 USD/thùng, PVN sẽ cắt giảm sản lượng ở 4 mỏ có gía thành cao với trữ lượng khoảng 450.000 tấn. Tuy nhiên, đây không phải là sản lượng lớn. Lợi nhuận, doanh thu của PVN sẽ giảm nhưng ông Sơn cũng cho rằng, dầu giảm nếu chỉ ở mức 60 USD/thùng là tốt cho nền kinh tế.
Trong bối cảnh này, đã có nhiều chuyên gia kinh tế trong nước lên tiếng cho rằng, cần tận dụng cơ hội giảm giá sâu như trên để mua dự trữ. Song, việc này không dễ bởi các ông lớn xăng dầu Việt Nam vẫn chưa có đủ kho bể cho việc này.
TS Trần Đình Thiên cho biết: "Chúng tôi cũng đã đề xuất Thủ tướng nên ưu tiên tối đa cơ hội giá dầu giảm cho doanh nghiệp. Nếu có đánh thuế thì nên ở mức độ".
Ông nhấn mạnh: "Phía Ngân sách phải tính toán lại theo cách khác. Giá dầu giảm gây khó khăn nhưng cũng chính là dịp để Chính phủ xem xét lại việc chi tiêu hiện nay".
"Khi doanh nghiệp đã tốt lên, Nhà nước thu được nhiều thuế hơn. Như vậy, giá dầu giảm chỉ có thể gây thiệt hại ngân sách trong ngắn hạn, nhưng sẽ mang đến cơ hội phục hồi nền kinh tế về lâu dài", TS. Thiên nhấn mạnh.
Trên thực tế, kiến nghị không tăng thuế đã được gửi tới Thủ tướng trước Tết Dương lịch, nhưng sau Tết, ngày 7/1, Bộ Tài chính đã tiếp tục tăng thuế xăng dầu trong nước gần mức trần. Với mức 35% cho xăng và 30% cho dầu, mặt bằng thuế hiện chỉ còn cách mức trần 5%.
Năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu 8,6 triệu tấn dầu thô và thu về 6,9 tỷ USD. Vậy giảm giá dầu đến mức nào thì sẽ tốt cho nền kinh tế Việt Nam? Các cơ quan hoạch định chính sách sẽ ứng phó theo kịch bản nào? Trong khi đó, tại Mỹ, các chuyên gia kinh tế lập luận rằng, giảm giá dầu có thể mang lại một nguồn lực lớn, tương đương như một gói kích thích kinh tế trị giá 1,6 tỷ USD.

Phạm Huyền

No comments:

Post a Comment