Những nỗ lực, giải pháp của Chính phủ được các diễn giả đánh giá đã phát huy tác dụng.
TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhấn mạnh như vậy tại hội thảo về kịch bản kinh tế Việt Nam 2015, với chủ đề “Hội nhập sâu rộng, cạnh tranh khốc liệt”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 22/1 tại Tp.HCM.
2015 và 12 chữ
2014 có thể nói là năm cộng đồng doanh nghiệp nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Nghị định 01/NQ-CP, Nghị quyết 19/NQ-CP đều hướng đến việc tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Những nỗ lực, giải pháp của Chính phủ được các diễn giả đánh giá đã phát huy tác dụng.
“Từ quý 3/2013, kinh tế Việt Nam đã bắt đầu phục hồi. Về vĩ mô, chúng ta đã đầy lùi được bóng ma lạm phát. Tất cả chính sách tài khóa, kể cả bội chi và chính sách tiền tệ đều không gây ra lạm phát. Dư địa để chính sách lớn bước sang 2015 rất thuận lợi”, ông Lịch nói.
Không kém lạc quan khi đưa ra dự báo: năm 2015 kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6-6,1%, lạm phát 4-6%, nhưng Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành cũng thận trọng phác họa bức tranh kinh tế Việt Nam 2015 trong 12 chữ, là “phục hồi khó khăn, rủi ro còn nhiều, cải cách vất vả”.
Năm 2015, theo ông, sẽ có những vấn đề chủ chốt được khơi thông, như chính sách tiền tệ về tín dụng và quản lý nợ xấu, hội nhập quốc tế, cải cách cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, đầu tư công và giám sát tài chính nhằm phòng ngừa rủi ro.
Về bất động sản, ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nói: “Chúng ta nhìn thấy một lần nữa dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản”.
Ông dự báo, năm 2015, Việt Nam vẫn nằm trong những thị trường Đông Nam Á dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ và văn phòng. Sẽ có sự trở lại của thị trường nhà nghỉ dưỡng, trong khi vấn đề tiếp thị và làm thương hiệu ngày càng quan trọng.
Ở một góc nhìn khác, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nền kinh tế trong thời gian tới nên chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, coi đây là một trong những động lực chủ yếu.
Ông Lộc nói, tính đến hiện tại, 96% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và cực nhỏ, như vậy cơ cấu nền kinh tế mất cân bằng.
Nhưng cũng đã có một “tín hiệu đáng mừng”, theo vị Chủ tịch VCCI. “Tại kỳ họp vừa rồi của Chính phủ, một loạt các văn bản luật về môi trường kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ được đưa ra thảo luận”, ông nói.
Lo “tăng trưởng vét”
Cũng có cái nhìn tương đối lạc quan về dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015, nhưng TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng: “Đó là phục hồi trên nền tảng cũ - nền tảng dựa vào lao động giá rẻ và bán tài nguyên khô. Như vậy, trong 5 năm tới, sự tăng trưởng này là tăng trưởng vét”.
Cho nên, theo ông Nghĩa, trong tương lai, nếu không đẩy mạnh cải cách công nghệ, không phát triển công nghiệp phụ trợ, thì đà tăng trưởng của nền kinh tế sẽ dần dần hết.
Do đó, Chính phủ cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, ngành công nghiệp cao, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển.
“Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú trọng những rủi ro đến từ hiệp định thương mại tự do, hàng lậu và gian lận thương mại, nợ xấu, hay việc Mỹ tăng lãi suất. Năm 2015, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, chống gian lận và buôn lậu thương mại. Rủi ro lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam là gian lận và buôn lậu thương mại”, ông nhấn mạnh.
“Thời điểm đen tối đã ở sau lưng, nhưng những vấn đề của toàn cầu và khu vực vẫn còn đó”, ông Marc Townsend bình luận. Ông nêu các thách thức mà Việt Nam phải đối mặt và giải quyết: vấn đề chỉnh trang đô thị, sử dụng đất không đúng mục đích, quản trị con người, thông tin thị trường chưa đầy đủ, minh bạch và kịp thời.
Về khía cạnh doanh nghiệp, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, nói các hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA chỉ là cơ hội nếu các doanh nghiệp trong nước biết chuẩn bị nội lực, còn nếu không, “hụt hơi” ngay trên sân nhà là không thể tránh khỏi.
2014 có thể nói là năm cộng đồng doanh nghiệp nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Nghị định 01/NQ-CP, Nghị quyết 19/NQ-CP đều hướng đến việc tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Những nỗ lực, giải pháp của Chính phủ được các diễn giả đánh giá đã phát huy tác dụng.
“Từ quý 3/2013, kinh tế Việt Nam đã bắt đầu phục hồi. Về vĩ mô, chúng ta đã đầy lùi được bóng ma lạm phát. Tất cả chính sách tài khóa, kể cả bội chi và chính sách tiền tệ đều không gây ra lạm phát. Dư địa để chính sách lớn bước sang 2015 rất thuận lợi”, ông Lịch nói.
Không kém lạc quan khi đưa ra dự báo: năm 2015 kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6-6,1%, lạm phát 4-6%, nhưng Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành cũng thận trọng phác họa bức tranh kinh tế Việt Nam 2015 trong 12 chữ, là “phục hồi khó khăn, rủi ro còn nhiều, cải cách vất vả”.
Năm 2015, theo ông, sẽ có những vấn đề chủ chốt được khơi thông, như chính sách tiền tệ về tín dụng và quản lý nợ xấu, hội nhập quốc tế, cải cách cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, đầu tư công và giám sát tài chính nhằm phòng ngừa rủi ro.
Về bất động sản, ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nói: “Chúng ta nhìn thấy một lần nữa dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản”.
Ông dự báo, năm 2015, Việt Nam vẫn nằm trong những thị trường Đông Nam Á dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ và văn phòng. Sẽ có sự trở lại của thị trường nhà nghỉ dưỡng, trong khi vấn đề tiếp thị và làm thương hiệu ngày càng quan trọng.
Ở một góc nhìn khác, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nền kinh tế trong thời gian tới nên chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, coi đây là một trong những động lực chủ yếu.
Ông Lộc nói, tính đến hiện tại, 96% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và cực nhỏ, như vậy cơ cấu nền kinh tế mất cân bằng.
Nhưng cũng đã có một “tín hiệu đáng mừng”, theo vị Chủ tịch VCCI. “Tại kỳ họp vừa rồi của Chính phủ, một loạt các văn bản luật về môi trường kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ được đưa ra thảo luận”, ông nói.
Lo “tăng trưởng vét”
Cũng có cái nhìn tương đối lạc quan về dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015, nhưng TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng: “Đó là phục hồi trên nền tảng cũ - nền tảng dựa vào lao động giá rẻ và bán tài nguyên khô. Như vậy, trong 5 năm tới, sự tăng trưởng này là tăng trưởng vét”.
Cho nên, theo ông Nghĩa, trong tương lai, nếu không đẩy mạnh cải cách công nghệ, không phát triển công nghiệp phụ trợ, thì đà tăng trưởng của nền kinh tế sẽ dần dần hết.
Do đó, Chính phủ cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, ngành công nghiệp cao, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển.
“Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú trọng những rủi ro đến từ hiệp định thương mại tự do, hàng lậu và gian lận thương mại, nợ xấu, hay việc Mỹ tăng lãi suất. Năm 2015, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, chống gian lận và buôn lậu thương mại. Rủi ro lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam là gian lận và buôn lậu thương mại”, ông nhấn mạnh.
“Thời điểm đen tối đã ở sau lưng, nhưng những vấn đề của toàn cầu và khu vực vẫn còn đó”, ông Marc Townsend bình luận. Ông nêu các thách thức mà Việt Nam phải đối mặt và giải quyết: vấn đề chỉnh trang đô thị, sử dụng đất không đúng mục đích, quản trị con người, thông tin thị trường chưa đầy đủ, minh bạch và kịp thời.
Về khía cạnh doanh nghiệp, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, nói các hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA chỉ là cơ hội nếu các doanh nghiệp trong nước biết chuẩn bị nội lực, còn nếu không, “hụt hơi” ngay trên sân nhà là không thể tránh khỏi.
No comments:
Post a Comment